Hai là hợp tác về khoa học kỹ thuật
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy vai trị quan trọng của việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu sức lao động của người dân. Xuất phát từ thực tế của một nền kinh tế còn lạc hậu như Việt Nam lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của các nước phát triển. Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Giêm Biếc Nơ ngày 01/11/1945, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhân danh Hội văn hóa Việt Nam, tôi xin được bày tỏ nguyện vọng của Hội, được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”33.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam, cần mở rộng nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp để nâng cao sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân. Vì vậy “Chúng tơi cần nhiều dụng cụ máy móc và hàng hóa của các nước trong đó tất nhiên có cả Nhật Bản”34. Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn đề cập đến việc mời những chuyên gia cố vấn của các nước phát triển như Pháp, Nga, Mỹ,… sang Việt Nam để giúp chúng ta kiến thiết quốc gia.
Ba là hợp tác thương mại
Ngày 02/ 9/ 1945, Hồ Chí Minh đọc “Tun ngơn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, thời gian đầu, chưa có bất cứ nước nào trên thế giới công nhận nền độc lập ấy. Trong hồn cảnh khó khăn đó, với tư cách là Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hồ Chí Minh đã nỗ lực khơng mệt mỏi trong q trình ngoại giao. Trong Thư gửi Liên Hợp Quốc tháng 12/ 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng mở rộng các sân bay, bến cảng, đường xá giao thông cho việc bn bán và q cảnh quốc tế. Quan niệm đó cho thấy, phương châm hợp tác thương mại của nước ta là sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nước đặt quan hệ ngoại giao nói chung và thực hiện những hoạt động giao thương với Việt Nam nói riêng. Nhờ quan điểm ngoại giao tích cực và nỗ lực hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh, đầu năm 1950, lần lượt các nước trong phe xã hội chủ nghĩa như: Trung Quốc, Liên Xô và một số nước dân chủ Đông Âu đã công nhận nền độc lập của Việt Nam và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ta. Từ sau chiến dịch Biên giới (1950), vùng tự do của ta được nối liền với “hậu phương lớn” Trung Quốc, Liên Xô,…bên cạnh việc tiếp nhận viện trợ kinh tế- quân sự của nước bạn, ta đã mở rộng quan hệ mậu dịch với
33 Hồ Chí Minh: tồn tập, sđd, t. 4, tr. 88