Các phương thứcsản xuất chương trình tư vấn sứckhỏe trên truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 38 - 43)

1.2.1 .Quy trình sản xuất chương trình tư vấn sứckhỏe trên truyền hình

1.2.2. Các phương thứcsản xuất chương trình tư vấn sứckhỏe trên truyền hình

truyền hình

1.2.2.1 Chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe do cơ quan báo chí tự sản xuất

Quá trình hình thành một chƣơng trình truyền hình tƣ vấn sức khỏe do cơ quan báo chí tự sản xuất là hồn tồn khép kín, thực hiện nội bộ trong đội ngũ các phóng viên, biên tập viên và nhân viên của Đài truyền hình. Tồn bộ nội dung đƣợc kiểm duyệt kỹ càng trƣớc khi thực hiện và phát sóng.Với phƣơng thức này, có 2 cách thực hiện là ghi hình hoặc truyền hình trực tiếp. Trong đó, phƣơng thức ghi hình chiếm phần chủ đạo.

Việc sản xuất các chƣơng trình theo phƣơng thức ghi hình thƣờng tốn nhiều thời gian và chƣơng trình có thể không đến ngay với công chúng. Nhƣng bù lại, bởi trải qua nhiều khâu xét duyệt và kiểm định nên chƣơng trình thƣờng hiếm khi mắc các lỗi sai về nội dung hoặc kỹ thuật.Với phƣơng thức ghi hình, chƣơng trình có thể hình thành do phóng viên phát hiện đề tài hoặc ban biên tập giao việc. Nhìn chung, với nhóm chƣơng trình truyền hình tƣ vấn sức khỏe đƣợc các đài truyền hình, cơ quan báo chí tự xây dựng nội dung và thực hiện thì phóng viên đóng vai trị then chốt trong việc hình thành một chƣơng trình.Để sản xuất, ghi hình thành cơng, phóng viên cần chuẩn bị rất nhiều nhƣ:

- Nghiên cứu thực tế:Dù với đề tài tự phát hiện hay đề tài đƣợc ban biên tập giao phó, để hình thành nội dung kịch bản, phóng viên cần phải xâm nhập

thực tế và nghiên cứu thực tế một cách kỹ lƣỡng. Chỉ có tiến hành bƣớc này, phóng viên mới thu thập đủ các thơng tin cần thiết, quan trọng nhất để xây dựng kịch bản.

- Xác định hƣớng phản ánh của đề tài: Khi đã tìm ra đƣợc đề tài, phóng viên cần xác định đƣợc hƣớng phản ánh của vấn đề. Bởi lẽ, mỗi một đề tài sẽ có nhiều khía cạnh và hƣớng phản ánh khác nhau. Chẳng hạn, với vấn đề “tƣ vấn phẫu thuật thẩm mỹ”, phóng viên có rất nhiều nội dung liên quan để phân tích và truyền tải thơng tin tƣ vấn đến cơng chúng: tích cực, tiêu cực, tác hại, rủi ro, phản ánh một trƣờng hợp cụ thể... Mỗi khía cạnh sẽ có những ƣu và nhƣợc điểm riêng.Để chọn đƣợc khía cạnh phản ánh phù hợp, phóng viên/biên tập viên cần phải cân nhắc đến các yếu tố nhƣ: Đề tài phải đƣợc số đơng cơng chúng quan tâm, có tính thời sự và đang là vấn đề sức khoẻ nóng bỏng nhiều ngƣời mong muốn đƣợc tìm hiểu. Những đề tài hoặc hƣớng phản ánh nhƣ vậy sẽ nhận đƣợc nhiều phản hồi và cơng chúng dễ dàng đón nhận thơng tin hơn; Đề tài phải phù hợp với định hƣớng của cơ quan Báo chí và các cơ quan quản lý có liên quan, cũng nhƣ tiêu chí chung của chƣơng trình; Đề tài phải phù hợp với khả năng vật chất, máy móc, phƣơng tiện của cơ quan: Trong trƣờng hợp thiết bị chỉ đáp ứng cho ghi hình tại chỗ, phóng viên hay biên tập viên không thể viết kịch bản cho một chƣơng trình truyền hình trực tiếp vì trang thiết bị khơng thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của chƣơng trình; Tránh các vấn đề cũ, trùng lặp: Việc lặp đi lặp lại một vấn đề sẽ khiến công chúng cảm thấy nhàm chán, không muốn tiếp cận thông tin.

- Viết kịch bản:Kịch bản chính là “linh hồn” của mỗi chƣơng trình. Kịch bản hay thì nội dung chƣơng trình sẽ phong phú, đa dạng, có chiều sâu và nhận đƣợc sự đón nhận của cơng chúng. Khi viết kịch bản, phóng viên/biên tập viên cần phải chú ý để nêu ra đƣợc những vấn đề “đắt” nhất của đề tài, tìm ra đƣợc những chi tiết có ý nghĩa, lƣu lại ấn tƣợng sâu với ngƣời xem. Có nhƣ vậy, chƣơng trình mới thực sự thành công và ghi dấu ấn trong lịng cơng chúng.

- Dựng phim, biên tập: Quá trình “Dựng tổng thể” thƣờng sẽ do kỹ thuật sản xuất phụ trách, nhƣng “dựng linh kiện”, đọc lời bình, chọn nhạc nền... thƣờng đƣợc các phóng viên/biên tập viên chịu trách nhiệm. Việc dựng phim và chọn nhạc nền cũng khá quan trọng để tạo nên những linh kiện hay, quyết định sự thành cơng của tồn bộ chƣơng trình.

Phƣơng thức truyền hình trực tiếp thƣờng rất hiếm khi đƣợc sử dụng để sản xuất những chƣơng trình tƣ vấn về sức khỏe, trừ các trƣờng hợp chƣơng trình quy mô cấp Bộ Y tế hoặc cấp quốc gia. Bởi lẽ, thực hiện những chƣơng trình này địi hỏi một ekip khổng lồ về mọi mặt, trang thiết bị đa dạng và dự phịng nhiều kịch bản, nhiều tình huống khác nhau có thể phát sinh trên sóng truyền hình trực tiếp. Về cơ bản, các bƣớc thực hiện một chƣơng trình truyền hình trực tiếp cũng gần giống nhƣ thực hiện một chƣơng trình có đề tài do ban biên tập giao phó. Nhƣng bỏ bớt cơng đoạn thẩm duyệt trƣớc khi phát sóng.

Chƣơng trình truyền hình trực tiếp cũng địi hỏi nhiều về thiết bị nhƣ:Mỗi chƣơng trình truyền hình trực tiếp cần có từ1đến 2 xe truyền hình lƣu động (xe màu). Trang bị từ 5 đến 7 máy quay phim. Các máy quay đƣợc “Set up” ở những vị trí nhất định và đánh số thứ tự riêng. Hình ảnh đƣợc truyền qua cáp dẫn hoặc viba. Trên “bàn trộn”, đạo diễn hình ảnh sẽ trực tiếp xử lý những hình ảnh thu đƣợc này. Hình ảnh sau khi xử lý đƣợc phát sóng thơng qua trung tâm vệ tinh viễn thông và phát trực tiếp tới công chúng thông qua thiết bị thu phát nhƣ tivi hay thiết bị thơng minh.Nhìn chung, để bảo đảm cho chƣơng trình trực tiếp diễn ra thành cơng, tồn bộ ekip ln phải ở trong tình huống đề phịng rủi ro, có nhiều kịch bản và thiết bị dự phịng. Bởi trong thực tế, có khơng ít các trƣờng hợp vì khơng chuẩn bị đủ thiết bị mà gây ra những sự gián đoạn chƣơng trình hoặc những lỗi khơng mong muốn khác.

1.2.2.2 Chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe do cơ quan báo chí liên kết sản xuất

Việc liên kết sản xuất các chƣơng trình truyền hình tƣ vấn sức khỏe ngày càng đƣợc mở rộng trong phạm vi vài năm trở lại đây. Bởi lẽ, việc liên

kết sản xuất giúp các đài truyền hình tiết kiệm đƣợc nhiều nguồn lực, đồng thời lại làm phong phú nội dung, đa dạng các phƣơng thức tiếp cận với công chúng. Những chƣơng trình liên kết sản xuất thƣờng chia thành 2 phƣơng thức sản xuất chính.

Phƣơng thức thứ nhất là cơ quan báo chí liên kết cùng bên thứ 2 để sản xuất nội dung.Đài Truyền hình chịu trách nhiệm chủ yếu về nội dung. Sự “liên kết” giữa cơ quan báo chí và “bên thứ 2” có thể trên rất nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ: tổ chức sản xuất, hình ảnh, kinh phí, nhân lực... Nhìn chung, nếu áp dụng theo cách liên kết này, Đài truyền hình hoặc cơ quan báo chí nắm quyền chủ đạo trong việc lên nội dung, kịch bản, sản xuất chƣơng trình. Bên thứ hai nhƣ: cơng ty truyền thông, doanh nghiệp... chỉ tham gia một công đoạn nhỏ trong việc tạo nên chƣơng trình: sản xuất tƣ liệu, tài trợ kinh phí, nhân vật tham gia...Trong một số chƣơng trình nhất định, sau bƣớc phát sóng cịn có thể có thêm cơng đoạn thu thập phản hồi từ phía ngƣời dùng. Phản hồi này sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định sản xuất các chƣơng trình kế tiếp.

Phƣơng thức thứ nhất là những chƣơng trình do bên thứ 2 trực tiếp sản xuất tồn bộ và phát sóng trên Đài truyền hình. Phƣơng thức này đƣợc áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất chƣơng trình truyền hình hiện nay và thậm chí đang có khuynh hƣớng tiếp tục mở rộng với sự xuất hiện của hàng loạt những công ty truyền thông nổi tiếng nhƣ: Đất Việt, Cát Tiên Sa, Đông Tây Promotions, IQ, Viet Event.... Việc giao tồn bộ q trình sản xuất cho các đối tác liên kết sẽ giúp phía Đài truyền hình tiết kiệm đƣợc rất nhiều nhân lực và kinh phí. Đồng thời cũng tạo thêm những cơ hội phát triển cho các đơn vị truyền thông tƣ nhân.Khi áp dụng phƣơng thức này, các công ty truyền thông sẽ tự chịu trách nhiệm gần nhƣ toàn bộ các nội dung có liên quan đến chƣơng trình. Phía đài truyền hình hoặc cơ quan báo chí chỉ chịu trách nhiệm Tổng duyệt kịch bản hoặc có những trƣờng hợp chỉ duyệt chƣơng trình trƣớc

khi phát sóng. Một số chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe đang đƣợc sản xuất theo phƣơng thức này nhƣ: “Sạch để khỏe”, phát sóng trên VTV2 vào lúc 6h30’ sáng thứ 3 hàng tuần với thời lƣợng 30’. Chƣơng trình do Hải Nam Media chịu trách nhiệm sản xuất, Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam tổng duyệt nội dung và lên lịch phát sóng. Hoặc chƣơng trình “Cơ thể bạn nói gì”, đƣợc phát sóng lúc 5h00’sáng thứ 4 hàng tuần với thời lƣợng 30’. Chƣơng trình này cũng là thành quả phối hợp giữa Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam và cơng ty Viet Event.

Phƣơng thức này dù góp phần tiết kiệm rất nhiều kinh phí sản xuất cho phía Đài Truyền hình hoặc cơ quan báo chí nhƣng lại tiềm ẩn hàng loạt các vấn đề về vi phạm Luật Báo chí và Luật quảng cáo. Cụ thể, ngày 25/03/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố những sai phạm cụ thể trong hàng loạt các chƣơng trình liên kết giữa Đài truyền hình Việt Nam VTV cùng các đối tác khác nhƣ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quảng cáo - Tƣ vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa (Gọi tắt: Cát Tiên Sa), Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bình Hạnh Đan (Gọi tắt: BHD). Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông Việt Ba...Cũng theo một thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, năm 2013, Bộ cấp giấy phép cho 36 Chƣơng trình liên kết đƣợc phát sóng (trong đó có 27 chƣơng trình mới sản xuất), năm 2014, Bộ cấp tới 76 chứng nhận đăng ký liên kết (trong đó có 36 chƣơng trình mới sản xuất sovới 2013). Với số lƣợng chƣơng trình khổng lồ nhƣ vậy, phía các nhà Đài rất khó để kiểm sốt đƣợc tồn bộ nội dung cũng nhƣ thời lƣợng phát quảng cáo, những sự nhập nhèm trong quảng cáo chính thức và quảng cáo trá hình trong chƣơng trình. Chính vì vậy, có khơng ít các chƣơng trình bị mắc lỗi về nội dung. Những sai phạm này không chỉ ảnh hƣởng tới bộ mặt của nhà Đài với công chúng mà đồng thời cũng ảnh hƣởng tới quá tình xin Giấy chứng nhận liên kết sản xuất phát sóng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sau này.

1.3.Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất các chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe trên truyền hình

Mỗi một chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe trên truyền hình đều cần phải trải qua cân nhắc kỹ lƣỡng về nội dung, thông tin, cách thức thể hiện và các hình thức sản xuất để kịp thời cung cấp những kiến thức, thông tin về y tế, sức khỏe kịp thời cho ngƣời xem. Trong đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới các chƣơng trình về sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)