Xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 88)

3.3.1. Đề xuất với các cơ quan quản lý

3.3.1.1 Xây dựng quy hoạch và lộ trình hồn thiện hành lang pháp lý

Tại Việt Nam hiện nay, cơ chế pháp lý vẫn còn nhiều điểm chƣa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của quá trình liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình nói riêng và xã hội hóa truyền hình nói chung. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhƣ Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải xây dựng một lộ trình để nhanh chóng hồn thiện hành lang pháp lý, các quy định cụ thể và các chế tài xử phạt để giúp hoạt động liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình khơng đi ngƣợc lại với những định hƣớng phát triển của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực truyền thông.

Trong Luật báo chí số 103/2016/QH13 ban hành ngày 05/04/2016, hoạt động liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình đã đƣợc đƣa vào Điều 37 của Luật này với 6 mục khác nhau. Cụ thể là:

Điều 37. Liên kết trong hoạt động báo chí

- Mục 1: Cơ quan báo chí đƣợc phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật.

Ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về tồn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.

- Mục 2: Cơ quan báo chí đƣợc phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây: Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này;

Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thơng tin kinh tế của báo chí nƣớc ngồi để xuất bản tại Việt Nam;

Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc phép liên kết khai thác hoặc mua toànbộ bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản tại nƣớc ngồi;

Sản xuất chƣơng trình, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội; Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.

- Mục 3: Các chƣơng trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin, tun truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự - chính trị tổng hợp khơng vƣợt quá ba mƣơi phần trăm tổng thời lƣợng chƣơng trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.

- Mục 4: Việc liên kết các chƣơng trình phát thanh, chƣơng trình truyền hình giải trí, trị chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chƣơng trình nƣớc ngồi phải đƣợc Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Mục 5: Trƣờng hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất tồn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết khơng vƣợt q ba mƣơi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình đƣợc cấp giấy phép sản xuất.

- Mục 6: Nội dung các chƣơng trình liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Thơng qua điều Luật này, có thể dễ dàng nhận thấy, dù đã đƣa hoạt động liên kết sản xuất báo chí vào Luật nhƣng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh bao qt phƣơng thức trình bày (Số kênh liên kết không vƣợt quá 30% tổng số kênh, quy định thời lƣợng quảng cáo, Việt hóa chƣơng trình nƣớc ngồi ngồi...). Trong khi đó, yếu tố quan trọng nhất là nội dung chƣơng trình thì mới chỉ đƣợc quy định chung chung ở mục 6 là “phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam”. Quy định này chƣa bao quát đƣợc toàn bộ các yếu tố của thực tiễn, dẫn tới việc nhiều chƣơng trình tuy khơng vi phạm về pháp luật nhƣng lại ảnh hƣởng tới yếu tố thuần phong mỹ tục, quan niệm đạo đức,

truyền thống dân tộc Việt Nam. Điều này có thể thấy rất rõ thơng qua một số chƣơng trình liên kết sản xuất trong lĩnh vực giải trí từng bị Bộ Thơng tin và Truyền thông xử phạt nhƣ Luận văn đã trình bày ở phía trên.

Vì vậy, các cơ quan quản lý cần phải tiếp tục nghiên cứu, bám sát thực tiễn, ban hành thêm những quy định mang tính kiểm sốt và định hƣớng cụ thể hơn nữa về nội dung với mảng liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình nói chung và chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe nói riêng

3.3.1.2 Cần có kế hoạch, phương pháp thanh kiểm tra hợp lý

Xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách là 2 lĩnh vực khác biệt nhƣng lại có mối quan hệ biện chứng. Thực thi khơng đúng thì dù chính sách tốt nhƣng cũng khó có thể đi vào thực tiễn cuộc sống. Vậy nên, để việc liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình phát triển theo đúng hƣớng thì bên cạnh chính sách quản lý cũng cần có kế hoạch, phƣơng pháp thanh kiểm tra và những chế tài phù hợp. Việc liên tục xử lý sai phạm nếu có sẽ có tác dụng răn đe và điều chỉnh lại những sai phạm trong lĩnh vực này.

Sáng ngày 17/11/2017, trong phiên trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về vấn đề xã hội hóa chƣơng trình truyền hình, Bộ trƣởng Bộ Thơng tin và Truyền thông cho biết, trong năm 2017, một số đài Phát thanh -Truyền hình lớn đang thƣc hiện các hoạt động liên kết chƣơng trình, kênh chƣơng trình nhƣ: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dƣơng, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh... Những đơn vị này đều đang rà soát lại hoạt động liên kết để đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Báo chí 2016. Tuy nhiên, việc thực hiện cần có lộ trình do thực tế nhiều hợp đồng liên kết sản xuất đã đƣợc ký kết trƣớc khi Luật Báo chí 2016 có hiệu lực. Việc quản lý hoạt động liên kết, xã hội hóa các chƣơng trình truyền hình của Đài Phát thanh Truyền hình cịn gặp nhiều khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Một số đài khơng muốn cơng khai hoạt động liên kết hoặc có tình

trạng bng lỏng, phụ thuộc vào đối tác liên kết trong việc quyết định nội dung, định hƣớng chƣơng trình do bị phụ thuộc vào đối tác về tài chính, kinh phí sản xuất.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh Truyền hình và Thơng tin điện tử vẫn đảm nhiệm vai trò quản lý, giảm sát và xử phạt những chƣơng trình liên kết sản xuất vi phạm những quy định về Luật Báo chí, Luật Quảng cáo và Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: số lƣợng chƣơng trình lớn, nhân lực có hạn... mà hoạt động thanh kiểm tra mới chỉ dừng lại dựa trên những bản lƣu chiểu của các chƣơng trình đã phát sóng. Do đó, phần lớn các chƣơng trình, số phát sóng bị phạt đều là “phạt nguội”, phạt hành chính nên chƣa đảm bảo tính răn đe và chƣa kịp thời kiểm sốt đƣợc sai phạm trƣớc khi chƣơng trình lên sóng. Đây cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm hơn nữa để nâng cao chất lƣợng của các chƣơng trình liên kết sản xuất hiện nay.

3.3.1.3 Tăng cường đầu tư mọi mặt để nâng cao vai trò chủ đạo, nịng cốt của Đài truyền hình

Nhận thức và thực hiện điều này sẽ tạo điều kiện tốt để các nhà Đài không phải phân tâm trong việc xác định nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ chính trị. Lúc này, các Đài Truyền hình sẽ thực sự trở thành “đầu tàu” lơi kéo tồn bộ hoạt động liên kết sản xuất đi đúng hƣớng.

Trong thực tiễn, Chính phủ cũng đã đề ra những giải pháp tƣơng đối cụ thể để quy hoạch, phát triển lĩnh vực báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, lộ trình đến 2025. Cụ thể, ngày 03/04/2019, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 362/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến 2025. Quyết định đã đề ra một số giải pháp tƣơng đối cụ thể trên nhiều lĩnh vực nhƣ: Thông tin, tuyên truyền; pháp luật, cơ chế, chính sách; tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực thực thi pháp luật; tài chính; nhân lực; khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế đối ngoại. Tuy nhiên, lộ trình

này áp dụng chung cho tất cả các cơ quan báo chí mà chƣa định hƣớng cụ thể và gắn sát với tình hình hoạt động thực tế của các Đài Truyền hình từ Trung ƣơng tới địa phƣơng. Vì lẽ đó, để đƣa quy hoạch vào thực tiễn cần một chặng đƣờng dài với nhiều văn bản, nghị định hƣớng dẫn cụ thể hơn.

Đặc biệt các Đài truyền hình cần chú trọng đầu tƣ nhiều hơn nữa trong việc đổi mới trang thiết bị, máy móc và cơng nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình, bởi hiện tại khán giả yêu cầu rất cao về chất lƣợng âm thanh, hình ảnh chứ khơng đơn thuần chỉ tiếp nhận nội dung thông tin. Nên nếu chƣơng trình có thơng tin hấp dẫn mà chất lƣợng hình ảnh khơng tốt thì cũng khơng thể thu hút nhiều ngƣời xem.

3.3.1.4 Đào tạo và phát triển nhân lực

Công việc này cũng cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, bài bản và liên tục. Nhân lực trẻ trong thời đại mới sẽ tạo ra những chƣơng trình chất lƣợng và nắm đƣợc đúng định hƣớng, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nƣớc để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp, đạo đức.

Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển lĩnh vực báo chí nói chung và liên kết sản xuất chƣơng trình trun fhinfh nói riêng, các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí và cơ sở đào tạo cần phải tiếp tục tích cực đổi mới căn bản các hoạt động của mình trên nhiều phƣơng diện nhƣ:

- Đổi mới mơ hình đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thơng; thích ứng với nhu cầu xã hội trong bối cảnh báo chí, truyền thơng, truyền hình đang có sự chuyển đổi nhanh chóng, mạnh mẽ. Sự thay đổi liên tục, mạnh mẽ và nhanh chóng này đang dần trở thành thách thức khơng chỉ với cơ sở đào tạo mà cịn với cả các cơ quan báo chí. Bởi lẽ, mơ hình đào tạo, làm việc hiện nay khơng cịn khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu của các phƣơng tiện truyền thơng, tác phẩm, chƣơng trình truyền thơng đang thay đổi nhanh chóng. Từ đó, các cơ sở đào tạo cần phi rà sốt lại tồn bộ mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, mơ hình đào tạo để bám sát hơn nữa thực tiễn, đào tạo đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng lao động của các cơ quan báo chí, truyền thơng.

- Tăng cƣờng xây dựng thực hành, đổi mới phƣơng pháp đào tạo, giảng dạy. Báo chí nói chung và các chƣơng trình liên kết sản xuất nói riêng hiện nay đều cần nhiều các kỹ năng nghiêp vụ và sự nhanh nhạy với thực tiễn. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo cần phải tiếp tục đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, tránh tình trạng “giảng chay”, nặng về đào tạo lý thuyết, xa rời thực tế. Sinh viên trong quá trình học cần phải đƣợc trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chƣơng trình truyền hình, nắm vững những nguyên tắc, quy định của Luật pháp về chƣơng trình nói chung và chƣơng trình liên kết nói riêng. Có nhƣ vậy, nhân lực đào tạo ra mới có thể nhanh chóng bắt kịp u cầu cơng việc nhƣng vẫn đảm bảo sản xuất ra những tác phẩm báo chí đúng luật, tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực của đạo đức và lƣơng tâm ngƣời làm báo.

- Coi trọng giáo dục, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, kỹ năng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho sinh viên. Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ truyền thơng là thách thức lớn với quá trình đào tạo nhân lực. Để đƣơng đầu với những thách thức và cám dỗ, sinh viên cần đƣợc đào tạo cẩn thận để hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học, các giá trị cốt lõi, ý thức trách nhiệm xã hội, ý thức cơng dân và tấm lịng u nƣớc. Những yếu tố này rất cần thiết để sinh viên sau này có thể phân biệt đúng sai, có phƣơng pháp nhận thức khoa học và tƣ duy độc lập, đúng đắn trong hoạt động báo chí truyền hình. Ngồi ra, trong môi trƣờng hoạt động quốc tế, sinh viên cần phải biết ngoại ngữ và tin học vì đây là 2 yếu tố có tính ứng dụng cao. Vì lẽ đó, việc chuẩn hóa tin học, ngoại ngữ cần phải trở thành yếu tố bắt buộc trong đào tạo nhân lực báo chí truyền thơng.

-Tăng cƣờng hƣớng nghiệp, giúp sinh viên có nhận thức đúng về hoạt động báo chí truyền thơng. Khơng phải ngẫu nhiên mà lĩnh vực báo chí truyền thơng lại đƣợc định vị là “Quyền lực thứ 4” của xã hội, do đó, nếu khơng đƣợc định hƣớng đúng đắn về nghề nghiệp sẽ dẫn tới việc việc mơ hồ trong nhận lực quyền lực của báo chí và nhà báo đối với xã hội. Thêm vào đó, việc không

đƣợc giáo dục, định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn sẽ khiến sinh viên ra trƣờng ngộ nhận lệch lạc, lạm dụng báo chí để trục lợi, vi phạm đạo đức nhà báo và luật pháp, gây ảnh hƣởng tới cá nhân, đồn thể hoặc thậm chí là cả xã hội.

-Phối hơp chặt chẽ với cơ quan báo chí truyền thơng theo hƣớng xã hội hóa q trình đào tạo, nâng cao chất lƣợng đồng thời nâng cao khả năng tìm việc làm cho sinh viên sau này. Các cơ sở đào tạo cần phải lên kế hoạch hợp tác, xây dựng quy chế phối hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ quan báo chí, truyền thơng. Điều này vừa giúp các cơ sở đào tạo nắm đƣợc nhu cầu thực tế về nhân lực của các cơ quan này, đồng thời mở ra cơ hội cho sinh viên đƣợc tham gia trực tiếp vào q trình hình thành tác phẩm báo chí nói chung và quá trình sản xuất các chƣơng trình truyền hình liên kết nói riêng. Từ đó, mở rộng hơn nữa cánh cửa việc làm đúng chuyên ngành cho sinh viên.

Con ngƣời cần đƣợc sử dụng đúng chức năng, đúng chun mơn nghiệp vụ đó cũng là góp phần nâng cao chất lƣợng chƣơng trình và tạo ra những sản phẩm tốt để thu hút ngƣời xem.

3.3.2. Đề xuất với các Đài Truyền hình

3.3.2.1 Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của công chúng và của đối tác

Chỉ khi nắm đƣợc chính xác những nhu cầu, mong muốn của cơng chúng thì các nhà đài mới có thể sản xuất đƣợc những chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe phù hợp với nhu cầu đại chúng, đi vào thực tiễn.Đồng thời, việc nghiên cứu cả nhu cầu của đối tác cũng sẽ đảm bảo cho hoạt động liên kết sản xuất chƣơng trình diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.

Cũng cần có giải pháp chiến lƣợc tận dụng mạng xã hội trong làm áo hiện nay để quảng bá và kết nối chƣơng trình rộng rãi hơn, tăng cƣờng nghiên cứu hành vi của công chúng, theo dõi và báo cáo điều chỉnh ngay khi tình huống páht sinh liên quan đến tin bào, xây dựng các tiêu chí để quyết định số lƣợng và loại nội dung sẽ đƣa vào các chƣơng trình hoặc quản lý phản hồi nhƣ thế nào.

3.3.2.2 Lập kế hoạch sử dụng những nguồn lực cho phù hợp

Liên kết sản xuất các chƣơng trình truyền hình đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các đài truyền hình, đó là việc có thêm hàng loạt những nguồn tài nguyên đến từ xã hội hóa. Vì vậy, các Đài Truyền hình cần phải lập kế hoạch đƣờng dài để sử dụng những nguồn lực này cho phù hợp.

Theo phƣơng hƣớng hiện nay, các Đài Truyền hình có thể sẽ đƣợc cấp phép để hoạt động với cơ chế tài chính nhƣ một doanh nghiệp. Điều này đã trở thành hiện thực ở Đài Truyền hình Việt Nam khi Bộ Thơng tin và Truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)