Hiệu quả qua nghiên cứu công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 64 - 67)

2.1 .Giới thiệu về các chƣơng trình khảo sát

2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất các chƣơng trình tƣvấn sức khoẻ qua các kênh

2.2.4. Hiệu quả qua nghiên cứu công chúng

Trong thời gian đầu phát sóng,chƣơng trình“Q hơn vàng” nhận đƣợc khá nhiều sự quan tâm của công chúng. Đến thời điểm hiện tại, những số đã phát sóng của chƣơng trình vẫn đƣợc đón nhận. Cụ thể, số phát sóng ngày 17/12/2016 với chủ đề: “Viêm âm đạo dai dẳng điều trị khơng khó” sau khi chia sẻ lại trên Youtube vẫn nhận đƣợc tới gần 83.000 lƣợt xem (tính tới ngày 20/05/2019) và gần 100 bình luận về nội dung chƣơng trình hoặc những vấn đề thắc mắc của ngƣời xem với chƣơng trình. Tuy nhiên khơng phải tất cả các chƣơng trình “Quý hơn vàng” đã phát sóng đều đƣợc đăng tải đầy đủ và nhận đƣợc sự phản hồi nhiều nhƣ thế. Vì nhiều lý do khác nhau, càng về sau lƣợng cơng chúng quan tâm đến chƣơng trình càng suy giảm.

Hình 2.2.4:Số phát sóng cũ năm 2016 của Q hơn vàngvẫn được khán giả đón nhận

Theo một khảo sát nhanh đƣợc thực hiện bằng bảng hỏi anket với 300 công chúng, bảng khảo sát này cho những kết quả khơng q tích cực.Số cơng chúng biết tới chƣơng trình quý hơn vàng chỉ ở mức 60%. 50% trong tổng số công chúng biết về chƣơng trình khơng nhớ đƣợc nhiều nội dung mà các chƣơng trình đã truyền tải, chỉ “nhớ mang máng” chủ đề nói vấn đề gì hoặc chỉ nhớ đúng chƣơng trình mà mình đang cần thơng tin.

Chia sẻ về những trải nghiệm chƣa hài lịng, nhóm cơng chúng tiềm năng (độ tuổi 40 - 55) phản hồi rằng: Có 40% cơng chúng cho biết khơng thể theo dõi đƣợc thơng tin theo đúng thời lƣợng phát sóng cố định, chỉ “gặp thì xem”. Ngƣợc lại, có 25% cơng chúng cho rằng nhiều số của chƣơng trình quảng cáo nhiều gây nhàm chán, khiến công chúng không biết “đang xem quảng cáo hay xem tƣ vấn”. Qua đó có thể thấy một phần lý do vì sao khán giả ngày càng ít xem chƣơng trình “Q hơn vàng” bởi chƣơng trình ngày càng bị tri phối nặng nề của yếu tố thƣơng mại và sự can thiệp thô bạo của những nhà tài trợ chƣơng trình. Vì thế hàm lƣợng thơng tin sức khoẻ hữu ích ngày càng ít và hời hợt, trong khi đó thơng tin liên quan đến sản phẩm ngày càng nhiều, khán giả xem chƣơng trình có thể sẽ cảm nhận đây là chƣơng trình quảng cáo thuốc nhiều hơn là tƣ vấn sức khoẻ.

Chƣơng trình “Sức khỏe trong tầm tay” cũng đã nhận đƣợc những phần hồi rất thú vị từ phía cơng chúng. Trong năm nay, với sự tham gia của Công ty Sự kiện Việt và sự trẻ hóa trong cách xây dựng chƣơng trình, nhƣng vẫn giữ đƣợc chất lƣợng thông tin ở một mức độ nhất định, “Sức khỏe trong tầm tay” đƣợc đánh giá cao hơn về chất lƣợng.Tiến hành khảo sát nhanh bằng bảng hỏi thông qua mạng xã hội đối với 300 cơng chúng bất kỳ, giới tính cả nam và nữ, bảng khảo sát cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực về sự tiếp nhận của cơng chúng đối với chƣơng trình “Sức khỏe trong tầm tay”. Có tới 50% cơng chúng đƣợc hỏi biết tới chƣơng trình, trong đó 40% là tự theo dõi qua tivi hoặc mạng internet, 40% còn lại là từng thấy ngƣời thân trong gia đình hoặc bạn bè theo dõi chƣơng trình.

Những cơng chúng đã trực tiếp theo dõi chƣơng trình cũng đƣa ra nhiều nhận định tích cực: 100% cho rằng nội dung dễ hiểu, dễ tiếp nhận và ứng dụng trong thực tế. 60% ủng hộ việc tiếp tục sản xuất với thời lƣợng dài hơn. Tuy nhiên, cũng có tới 80% cơng chúng cho rằng nên giảm bớt việc quảng cáo các sản phẩm cụ thể để tránh gây “nhiễu” thơng tin và mang tính thƣơng mại quá rõ rệt.Trong một khảo sát khác thực hiện với nhóm cơng chúng có độ tuổi trên 40, kết quả phản hồi từ nhóm cơng chúng này cũng tƣơng đối tích cực. Có tới 86% cơng chúng biết, từng theo dõi chƣơng trình trên sóng tivi. Có 30% cơng chúng tự tìm các chƣơng trinh đã phát sóng trên mạng internet để xem lại.Về hình thức thể hiện, 76% cơng chúng cho rằng cách truyền tải nội dung dễ tiếp cận, gần gũi, dễ hiểu và dễ nhớ. Về yếu tố chƣa hài lịng, phần lớn những cơng chúng theo dõi chƣơng trình khơng thích xem quảng cáo hoặc nói quá nhiều về một sản phẩm đƣợc quảng cáo cụ thể nhƣ nhắn tin hoặc nhãn hàng tài trợ.

Nhờ có ƣu điểm đi sâu, đi sát vào thực tiễn cuộc sống tại địa phƣơng, chƣơng trình “Sức khỏe của bạn” đƣợc sự đón nhận và yêu mến đặc biệt của công chúng tại Vĩnh Long và một số địa phƣơng lân cận. Đồng thời, mỗi số của chƣơng trình sau khi phát sóng chính thức cịn nhận đƣợc nhiều lƣợt xem lại trên kênh Youtube và website chính thức của Đài truyền hình vĩnh long tại địa chỉ: https://thvl.vn/

Chia sẻ về vấn đề phản hồi của khán giả, chị “Huyền Thanh -Biên tập viên của Đài truyền hình Vĩnh Long, thuộc ekip sản xuất nội dung cho chƣơng trình “Sức khỏe của bạn” cho hay: “Khơng chỉ tự tìm tịi nội dung, bên chị cịn tiếp nhận thƣ góp ý của ngƣời đọc, tới các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để tìm ra các đề tài mới, phù hợp với số đơng. Vì thế chƣơng trình dù thời lƣợng ngắn nhƣng rất đƣợc cơng chúng u thích, lƣợng đóng góp ý kiến qua thƣ tay cũng nhiều”.

Phải đánh giá rằng, dù khơng hề liên kết sản xuất, hình thức thể hiện khơng hoa mỹ nhƣng chƣơng trình “Sức khỏe của bạn” phát sóng trên kênh THVL1 -Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long vẫn đạt đƣợc những thành công nhất định. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành cơng của chƣơng trình là bởi chƣơng trình có cách thể hiện gần gũi với cơng chúng, đánh đúng vào vấn đề sức khỏe mà công chúng đang cần thông tin, hơn nữa thông tin lại rất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm theo. Đây cũng là yếu tố mà nhiều chƣơng trình liên kết sản xuất hiện nay vẫn chƣa thể làm đƣợc, trong đó có cải hai chƣơng trình đƣợc khảo sát trong quá trình thực hiện luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)