Các công đoạn trong quá trình sản xuất tiền kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 34)

1.2.1.2 Quá trình ghi hình

Ghi hình chính là giai đoạn có áp lực lớn nhất trong toàn bộ quá trình sản xuất mộtchƣơng trình truyền hình tƣ vấn sức khỏe. Bởi sản phẩm từ quá trình ghi hình chính là kết quả tổng hợp từ toàn bộ giai đoạn chuẩn bị trƣớc đó. Đây cũng là thành quả thu đƣợc để phát sóng tới công chúng.Trong quá trình ghi hình tất cả các bộ phận liên quan phải phối hợp nhịp nhàng và chuyên nghiệp thì mới mang lại hiệu quả tốt. Nếu một bộ phận nào đó thực hiện không hết nhiệm vụ của mình thì rất dễ sảy ra tình huống phải ghi lại một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình. Diễn biến quá trình ghi hình đƣợc tổng kết đơn giản qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2.1.2: Quá trình ghi hình chương trình tư vấn sức khỏe

Nhắc tới các bộ phận tham gia ghi hình, đầu tiên phải nói đến vai trò của nhóm “Trợ lý trƣờng quay”. Các trợ lý trƣờng quay có rất nhiều chức danh khác nhau nhƣ: Trợ lý đạo diễn, thƣ ký trƣờng quay, trợ lý ngƣời dẫn chƣơng trình, trợ lý khách mời, trợ lý âm thanh... Dù chỉ đảm nhiệm những công việc nhỏ nhƣng nhóm trợ lý đóng vai trò then chốt trong việc giúp các bộ phận, các công đoạn công việc trở nên ăn khớp và nhịp nhàng hơn.

Bộ phận thứ hai tham gia ghi hình chính là nhóm “Đạo diễn, kỹ thuật và quay phim”. Một chƣơng trình tƣ vấn sứckhỏe có thể có rất nhiều các đạo diễn, kỹ thuật hay quay phim nhƣ: Tổng đạo diễn chƣơng trình, đạo diễn sân khấu, đạo diễn hình, quay phim trƣờng quay, quay phim máy lẻ, đạo diễn kỹ thuật, kỹ thuật hình ảnh, kỹ thuật đồ họa vi tính...

Bộ phận “Âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật, trang phục”. Bộ phận này đảm bảo cho sân khấu trƣờng quay luôn “chuẩn”. Nhân lực của bộ phận này

cũng thƣờng bao gồm: Kỹ thuật viên ánh sáng, kỹ thuật viên âm thanh, họa sĩ thiết kế, đội ngũ mỹ thuật, chuyên viên trang điểm, trang phục.

Ngƣời dẫn chƣơng trình đóng vai trò là ngƣời dẫn dắt toàn bộ nội dung của quá trình ghi hình. Ngƣời dẫn chƣơng trình cũng sẽ là ngƣời trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong chƣơng trình. Vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình lại càng quan trọng hơn nữa nếu đây là chƣơng trình truyền hình trực tiếp.

Khách mời: Thông thƣờng, ở mỗi một tập phát sóng sẽ có những khách mời riêng. Khách mời của những chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe thƣờng là các bác sĩ, giáo sƣ, chuyên gia trong lĩnh vực mà nội dung chƣơng trình phản ánh. Để quá trình ghi hình đƣợc thông suốt, bình thƣờng, khách mời sẽ nhận đƣợc kịch bản có khá đầy đủ những nội dung, những câu hỏi có thể xuất hiện trong quá trình ghi hình.

Khán giả: Với các chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe, khán giả không nhất thiết phải có mặt trong quá trình ghi hình. Chỉ những chƣơng trình theo format có phần giao lƣu cùng khán giả mới cần tới sự xuất hiện của nhóm khán giả trong trƣờng quay.

Mọi chƣơng trình truyền hình đều là kết quả của một quá trình lâu dài làm việc, phối hợp tập thể. Vì vậy, yêu cầu cơ bản nhất của toàn bộ ekip thực hiện chính là phải ăn khớp, nhịp nhàng, chuyên nghiệp, đặt công việc lên trên cái tôi cá nhân. Để ngày càng chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình nói chung và chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe nói riêng, các Đài truyền hình, các phòng ban chuyên môn cũng đã đề ra những quy trình sản xuất cụ thể để các bộ phận trong ekip dựa trên đó phối hợp thực hiện công việc.

1.2.1.3 Giai đoạn hậu kỳ

Giai đoạn hậu kỳ bắt đầu với công việc dựng hậu kỳ. Dựng hậu kỳ bao gồm khá nhiều các công đoạn. Quá trình dựng hậu kỳ đƣợc coi nhƣ một bƣớc “cắt gọt” và ghép nối để biến các nội dung thu đƣợc từ quá trình ghi hình trở thành một tác phẩm cụ thể. Giai đoạn hậu kỳ vô cùng quan trọng vì nó vừa

giúp hình thành tác phẩm thật sự, lại cho phép ekip thực hiện có thời gian rà soát lại toàn bộ nội dung, kiểm tra kỹ lƣỡng xem có xuất hiện các lỗi nào không, kịp thời có phƣơng án sửa chữa. Dựng hâụ kỳ có thể chia nhỏ thành các khâu sau:

- Dựng hậu kỳ về nội dung: Đây là quá trình chắt lọc và dựng lại những nội dung cần thiết sao cho liền mạch, liên kết và logic. Nhiệm vụ của biên tập viên, kỹ thuật viên dựng hậu kỳ chính là phải biên tập lại chƣơng trình theo đúng độ dài đã quy định mà vẫn truyền tải đầy đủ nội dung thông điệp của toàn bộ chƣơng trình.

- Dựng hậu kỳ về hình ảnh: Biên tập, kỹ thuật viên phải đảm bảo các chuỗi hình ảnh liên tục, logic, đa dạng góc máy, không gây “nhàm chán” cho ngƣời xem.

- Dựng hậu kỳ về âm thanh, hiệu ứng: Bổ sung thêm tiếng động hiện trƣờng, nhạc nền, các hiệu ứng sao cho chƣơng trình thêm bắt mắt và thu hút.

- In file phát sóng: File phát sóng sẽ đƣợc in ra để tiến hành thẩm duyệt lần cuối cùng trƣớc khi đƣa lên phát sóng.

Về cơ bản, quá trình dựng hậu kỳ giống nhƣ “phẫu thuật thẩm mỹ” cho một chƣơng trình. Có quá trình này sẽ giảm bớt đáng kể những sai sót trong chƣơng trình, đồng thời có thêm những biện pháp để chƣơng trình càng thêm hấp dẫn, thu hút.

Duyệt file phát sóng. File phát sóng sẽ đƣợc biên tập viên, kỹ thuật viên giao cho những bộ phận có trách nhiệm để xem, sửa chữa, góp ý những phần nào mà bộ phận kiểm duyệt cho là chƣa hợp lý, cần phải sửa đổi để nội dung hay và hoàn thiện hơn.

Sau khi File phát sóng đã đƣợc thẩm duyệt thì sẽ có “giấy nghiệm thu” với đầy đủ con dấu, chữ ký của các bộ phận để chuyển tới phòng phát sóng theo đúng khung giờ đã đăng ký từ trƣớc.Sau khi phát sóng, băng của toàn bộ chƣơng trình sẽ đƣợc lƣu chiểu theo đúng quy định.

Có khá nhiều các vấn đề phát sinh sau khi phát sóng một chƣơng trình tƣ vấn về sức khỏe. Cụ thể một số vấn đề nhƣ: Quyết toán kinh phí sản xuất với bên liên kết, ekip sản xuất và cơ quan báo chí; thu thập phản hồi từ phía công chúng, đánh giá phản hồi để xây dựng những nội dung tiếp theo... Những vấn đề này sẽ các bộ phận liên quan giải quyết theo quy trình cụ thể với từng chƣơng trình và cơ quan riêng.

1.2.2. Các phương thức sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình truyền hình

1.2.2.1 Chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe do cơ quan báo chí tự sản xuất

Quá trình hình thành một chƣơng trình truyền hình tƣ vấn sức khỏe do cơ quan báo chí tự sản xuất là hoàn toàn khép kín, thực hiện nội bộ trong đội ngũ các phóng viên, biên tập viên và nhân viên của Đài truyền hình. Toàn bộ nội dung đƣợc kiểm duyệt kỹ càng trƣớc khi thực hiện và phát sóng.Với phƣơng thức này, có 2 cách thực hiện là ghi hình hoặc truyền hình trực tiếp. Trong đó, phƣơng thức ghi hình chiếm phần chủ đạo.

Việc sản xuất các chƣơng trình theo phƣơng thức ghi hình thƣờng tốn nhiều thời gian và chƣơng trình có thể không đến ngay với công chúng. Nhƣng bù lại, bởi trải qua nhiều khâu xét duyệt và kiểm định nên chƣơng trình thƣờng hiếm khi mắc các lỗi sai về nội dung hoặc kỹ thuật.Với phƣơng thức ghi hình, chƣơng trình có thể hình thành do phóng viên phát hiện đề tài hoặc ban biên tập giao việc. Nhìn chung, với nhóm chƣơng trình truyền hình tƣ vấn sức khỏe đƣợc các đài truyền hình, cơ quan báo chí tự xây dựng nội dung và thực hiện thì phóng viên đóng vai trò then chốt trong việc hình thành một chƣơng trình.Để sản xuất, ghi hình thành công, phóng viên cần chuẩn bị rất nhiều nhƣ:

- Nghiên cứu thực tế:Dù với đề tài tự phát hiện hay đề tài đƣợc ban biên tập giao phó, để hình thành nội dung kịch bản, phóng viên cần phải xâm nhập

thực tế và nghiên cứu thực tế một cách kỹ lƣỡng. Chỉ có tiến hành bƣớc này, phóng viên mới thu thập đủ các thông tin cần thiết, quan trọng nhất để xây dựng kịch bản.

- Xác định hƣớng phản ánh của đề tài: Khi đã tìm ra đƣợc đề tài, phóng viên cần xác định đƣợc hƣớng phản ánh của vấn đề. Bởi lẽ, mỗi một đề tài sẽ có nhiều khía cạnh và hƣớng phản ánh khác nhau. Chẳng hạn, với vấn đề “tƣ vấn phẫu thuật thẩm mỹ”, phóng viên có rất nhiều nội dung liên quan để phân tích và truyền tải thông tin tƣ vấn đến công chúng: tích cực, tiêu cực, tác hại, rủi ro, phản ánh một trƣờng hợp cụ thể... Mỗi khía cạnh sẽ có những ƣu và nhƣợc điểm riêng.Để chọn đƣợc khía cạnh phản ánh phù hợp, phóng viên/biên tập viên cần phải cân nhắc đến các yếu tố nhƣ: Đề tài phải đƣợc số đông công chúng quan tâm, có tính thời sự và đang là vấn đề sức khoẻ nóng bỏng nhiều ngƣời mong muốn đƣợc tìm hiểu. Những đề tài hoặc hƣớng phản ánh nhƣ vậy sẽ nhận đƣợc nhiều phản hồi và công chúng dễ dàng đón nhận thông tin hơn; Đề tài phải phù hợp với định hƣớng của cơ quan Báo chí và các cơ quan quản lý có liên quan, cũng nhƣ tiêu chí chung của chƣơng trình; Đề tài phải phù hợp với khả năng vật chất, máy móc, phƣơng tiện của cơ quan: Trong trƣờng hợp thiết bị chỉ đáp ứng cho ghi hình tại chỗ, phóng viên hay biên tập viên không thể viết kịch bản cho một chƣơng trình truyền hình trực tiếp vì trang thiết bị không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của chƣơng trình; Tránh các vấn đề cũ, trùng lặp: Việc lặp đi lặp lại một vấn đề sẽ khiến công chúng cảm thấy nhàm chán, không muốn tiếp cận thông tin.

- Viết kịch bản:Kịch bản chính là “linh hồn” của mỗi chƣơng trình. Kịch bản hay thì nội dung chƣơng trình sẽ phong phú, đa dạng, có chiều sâu và nhận đƣợc sự đón nhận của công chúng. Khi viết kịch bản, phóng viên/biên tập viên cần phải chú ý để nêu ra đƣợc những vấn đề “đắt” nhất của đề tài, tìm ra đƣợc những chi tiết có ý nghĩa, lƣu lại ấn tƣợng sâu với ngƣời xem. Có nhƣ vậy, chƣơng trình mới thực sự thành công và ghi dấu ấn trong lòng công chúng.

- Dựng phim, biên tập: Quá trình “Dựng tổng thể” thƣờng sẽ do kỹ thuật sản xuất phụ trách, nhƣng “dựng linh kiện”, đọc lời bình, chọn nhạc nền... thƣờng đƣợc các phóng viên/biên tập viên chịu trách nhiệm. Việc dựng phim và chọn nhạc nền cũng khá quan trọng để tạo nên những linh kiện hay, quyết định sự thành công của toàn bộ chƣơng trình.

Phƣơng thức truyền hình trực tiếp thƣờng rất hiếm khi đƣợc sử dụng để sản xuất những chƣơng trình tƣ vấn về sức khỏe, trừ các trƣờng hợp chƣơng trình quy mô cấp Bộ Y tế hoặc cấp quốc gia. Bởi lẽ, thực hiện những chƣơng trình này đòi hỏi một ekip khổng lồ về mọi mặt, trang thiết bị đa dạng và dự phòng nhiều kịch bản, nhiều tình huống khác nhau có thể phát sinh trên sóng truyền hình trực tiếp. Về cơ bản, các bƣớc thực hiện một chƣơng trình truyền hình trực tiếp cũng gần giống nhƣ thực hiện một chƣơng trình có đề tài do ban biên tập giao phó. Nhƣng bỏ bớt công đoạn thẩm duyệt trƣớc khi phát sóng.

Chƣơng trình truyền hình trực tiếp cũng đòi hỏi nhiều về thiết bị nhƣ:Mỗi chƣơng trình truyền hình trực tiếp cần có từ1đến 2 xe truyền hình lƣu động (xe màu). Trang bị từ 5 đến 7 máy quay phim. Các máy quay đƣợc “Set up” ở những vị trí nhất định và đánh số thứ tự riêng. Hình ảnh đƣợc truyền qua cáp dẫn hoặc viba. Trên “bàn trộn”, đạo diễn hình ảnh sẽ trực tiếp xử lý những hình ảnh thu đƣợc này. Hình ảnh sau khi xử lý đƣợc phát sóng thông qua trung tâm vệ tinh viễn thông và phát trực tiếp tới công chúng thông qua thiết bị thu phát nhƣ tivi hay thiết bị thông minh.Nhìn chung, để bảo đảm cho chƣơng trình trực tiếp diễn ra thành công, toàn bộ ekip luôn phải ở trong tình huống đề phòng rủi ro, có nhiều kịch bản và thiết bị dự phòng. Bởi trong thực tế, có không ít các trƣờng hợp vì không chuẩn bị đủ thiết bị mà gây ra những sự gián đoạn chƣơng trình hoặc những lỗi không mong muốn khác.

1.2.2.2 Chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe do cơ quan báo chí liên kết sản xuất

Việc liên kết sản xuất các chƣơng trình truyền hình tƣ vấn sức khỏe ngày càng đƣợc mở rộng trong phạm vi vài năm trở lại đây. Bởi lẽ, việc liên

kết sản xuất giúp các đài truyền hình tiết kiệm đƣợc nhiều nguồn lực, đồng thời lại làm phong phú nội dung, đa dạng các phƣơng thức tiếp cận với công chúng. Những chƣơng trình liên kết sản xuất thƣờng chia thành 2 phƣơng thức sản xuất chính.

Phƣơng thức thứ nhất là cơ quan báo chí liên kết cùng bên thứ 2 để sản xuất nội dung.Đài Truyền hình chịu trách nhiệm chủ yếu về nội dung. Sự “liên kết” giữa cơ quan báo chí và “bên thứ 2” có thể trên rất nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ: tổ chức sản xuất, hình ảnh, kinh phí, nhân lực... Nhìn chung, nếu áp dụng theo cách liên kết này, Đài truyền hình hoặc cơ quan báo chí nắm quyền chủ đạo trong việc lên nội dung, kịch bản, sản xuất chƣơng trình. Bên thứ hai nhƣ: công ty truyền thông, doanh nghiệp... chỉ tham gia một công đoạn nhỏ trong việc tạo nên chƣơng trình: sản xuất tƣ liệu, tài trợ kinh phí, nhân vật tham gia...Trong một số chƣơng trình nhất định, sau bƣớc phát sóng còn có thể có thêm công đoạn thu thập phản hồi từ phía ngƣời dùng. Phản hồi này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản xuất các chƣơng trình kế tiếp.

Phƣơng thức thứ nhất là những chƣơng trình do bên thứ 2 trực tiếp sản xuất toàn bộ và phát sóng trên Đài truyền hình. Phƣơng thức này đƣợc áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất chƣơng trình truyền hình hiện nay và thậm chí đang có khuynh hƣớng tiếp tục mở rộng với sự xuất hiện của hàng loạt những công ty truyền thông nổi tiếng nhƣ: Đất Việt, Cát Tiên Sa, Đông Tây Promotions, IQ, Viet Event.... Việc giao toàn bộ quá trình sản xuất cho các đối tác liên kết sẽ giúp phía Đài truyền hình tiết kiệm đƣợc rất nhiều nhân lực và kinh phí. Đồng thời cũng tạo thêm những cơ hội phát triển cho các đơn vị truyền thông tƣ nhân.Khi áp dụng phƣơng thức này, các công ty truyền thông sẽ tự chịu trách nhiệm gần nhƣ toàn bộ các nội dung có liên quan đến chƣơng trình. Phía đài truyền hình hoặc cơ quan báo chí chỉ chịu trách nhiệm Tổng duyệt kịch bản hoặc có những trƣờng hợp chỉ duyệt chƣơng trình trƣớc

khi phát sóng. Một số chƣơng trình tƣ vấn sức khỏe đang đƣợc sản xuất theo phƣơng thức này nhƣ: “Sạch để khỏe”, phát sóng trên VTV2 vào lúc 6h30’ sáng thứ 3 hàng tuần với thời lƣợng 30’. Chƣơng trình do Hải Nam Media chịu trách nhiệm sản xuất, Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam tổng duyệt nội dung và lên lịch phát sóng. Hoặc chƣơng trình “Cơ thể bạn nói gì”, đƣợc phát sóng lúc 5h00’sáng thứ 4 hàng tuần với thời lƣợng 30’. Chƣơng trình này cũng là thành quả phối hợp giữa Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam và công ty Viet Event.

Phƣơng thức này dù góp phần tiết kiệm rất nhiều kinh phí sản xuất cho phía Đài Truyền hình hoặc cơ quan báo chí nhƣng lại tiềm ẩn hàng loạt các vấn đề về vi phạm Luật Báo chí và Luật quảng cáo. Cụ thể, ngày 25/03/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố những sai phạm cụ thể trong hàng loạt các chƣơng trình liên kết giữa Đài truyền hình Việt Nam VTV cùng các đối tác khác nhƣ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quảng cáo - Tƣ vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa (Gọi tắt: Cát Tiên Sa), Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bình Hạnh Đan (Gọi tắt: BHD). Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông Việt Ba...Cũng theo một thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, năm 2013, Bộ cấp giấy phép cho 36 Chƣơng trình liên kết đƣợc phát sóng (trong đó có 27 chƣơng trình mới sản xuất), năm 2014, Bộ cấp tới 76 chứng nhận đăng ký liên kết (trong đó có 36 chƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)