Thực trạng về việc làm của NLĐ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 57 - 71)

2010 - 2015

Năm Tổng số

Có việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2010 1.108.000 946.232 85,4 108.584 9,8 53.184 4,8 2011 1.112.751 965.867 86,8 94.584 8,5 52.3 4,7 2012 1.119.952 1.041.555 93,0 35.839 3,2 42.558 3,8 2013 1.120.305 1.041.883 93,0 36.971 3,3 41.451 3,7 2014 1.125.876 1.035.806 92,0 51.79 4,6 38.28 3,4 2015 1.133.560 1.054.210 93,0 38.542 3.4 40.808 3.6 Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Gang (2010-2015) Từ năm 2010-2015, số lao động có đủ việc làm tăng từ 85,4% lên 93%, trong đó cao nhất là năm 2012, năm 2013 và năm 2015 đều đạt 93,0%. Đến năm 2015 số lượng lao động có đủ việc làm là 1.054.210 người đạt 93,0%, tuy nhiên số người thiếu việc làm cũng như thất nghiệp vẫn có số lượng cao (số lao động thiếu việc làm là 38.542 người, còn số lao động thất nghiệp lên tới 40.808 người).

Những năm gần đây, Bắc Giang phát triển theo hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước tại 5 khu cơng nghiệp và nhiều cụm cơng nghiệp. Ngồi ra, số lượng các cơ sở SXKD vừa và nhỏ cũng ngày một gia tăng đã góp phần GQVL cho lao động của Tỉnh. Tuy tỷ lệ NLĐ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm nhưng vẫn cịn 40.808 người chưa có việc làm và 38.542 người thiếu việc làm. Vì vậy, GQVL cho số NLĐ vẫn là vấn đề không nhỏ và đang được các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ.

4.1.3. Đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm GQVL cho NLĐ Bằng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, tỉnh đã thu hút nhiều Bằng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, tỉnh đã thu hút nhiều chương trình, dự án lớn đầu tư trên địa bàn như: Công ty TNHH FuHong thuộc tập đoàn Tập đoàn Hồng Hai (Foxconn Group) đã đầu tư vào KCN Đình Trám 5/6 nhà máy sản xuất một số thiết bị điện tử tạo việc làm cho 5000 lao động. Tập đoàn SANYO đầu tư vào KCN Quang Châu dự kiến hoạt động, sẽ thu hút khoảng 1000

lao động. Universal Microelectric đã đầu tư vào KCN Quang Châu, thu hút khoảng 2.000 lao động và đặc biệt là Tập đoàn Wintek đã đăng ký đầu tư vào KCN Quang Châu nhà máy sản xuất màn hình cảm ứng cho Apple với vốn đăng ký 250 triệu USD, dự kiến sử dụng đến 65.000 lao động,…

Kết quả trong 5 năm (2010 - 2015), đã có 369 dự án đầu tư, tăng 2,7 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 (136 dự án) với tổng số vốn đăng ký 22.752 tỷ đồng, tăng 13,2 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 (1.722 tỷ đồng), qua đó tạo ra hàng chục nghìn chỗ làm việc mới.

4.1.4. Phát triển chương trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nông thôn lực lao động nông thôn

Tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề, kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý dạy nghề từ tỉnh tới cơ sở. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân về vị trí, vai trị của cơng tác đào tạo nghề đối với việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng nhanh từ 82 cơ sở (năm 2010) lên 154 cơ sở (năm 2015); đa dạng hóa về hình thức sở hữu, các huyện, thành phố đều có cơ sở dạy nghề. Ngành nghề đào tạo được đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động; cơ cấu, trình độ đào tạo từng bước gắn với nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh. Tổng số lao động được đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 là 113.668 người.

4.1.5. Phát triển các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp và nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm phát triển. Tồn tỉnh đã có 435 làng có nghề, chiếm 17% số làng của tỉnh; trong đó có 33 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định,với tổng số trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân khẩu tham gia nghề, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%. Thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, đời sống lao động khu vực làng nghề ổn định và phát triển.

Làng nghề ở Bắc Giang chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Nhiều làng nghề có sản phẩm nổi tiếng như Dĩnh Kế làm bánh đa, Làng Vân nấu rượu; Làng Thổ Hà làm mỳ, bánh đa nem; Làng

Thổ Dương mỳ gạo; Tre đan: Xã Tăng Tiến, Làng Song Khê với nghề tre đan, đọ tôm, tằm tơ; An Lập sản xuất hương thơm,…

Gần đây, có du nhập thêm một số nghề mới như nghề tre chắp sơn mài, thêu ren, sản xuất tăm lụa, chạm khắc đá, gốm dân gian…Để phát triển hạ tầng và môi trường làng nghề, tỉnh đã dành hơn 15 tỷ đồng hỗ trợ cùng với vốn của nhân dân đầu tư xây dựng hạ tầng tại 5 làng nghề.

4.1.6. Giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động

Hàng năm, Ban chỉ đạo XKLĐ cấp tỉnh lựa chọn và hỗ trợ từ 40 đến 50 doanh nghiệp có uy tín và có giấy phép hoạt động XKLĐ về các địa phương tổ chức các hội nghị, giới thiệu về các đơn hàng XKLĐ và tuyển chọn lao động. Đồng thời phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức các kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản để đưa NLĐ đi XKLĐ theo các chương trình hợp tác lao động có thu nhập cao, chi phí thấp. Giai đoạn 2010 - 2015, bình qn mỗi năm tồn tỉnh có 5.713 người được GQVL thông qua XKLĐ chiếm 25,7% tổng số lao động được GQVL hàng năm của tỉnh và là một trong 10 tỉnh có số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn nhất toàn quốc. Hiện tại số lao động trên địa bàn tỉnh đang làm việc ở nước ngồi có trên 28.000 người, tập trung chủ yếu ở các thị trường như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc...; lượng thu nhập ngoại tệ do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về hàng năm qua các Ngân hàng Thương mại đạt từ 50 - 70 triệu USD (chưa kể nguồn do lao động mang về bằng con đường khác).

4.1.7. Tạo việc làm thơng qua hình thức cho vay vốn từ quỹ Quốc gia GQVL Ban chỉ đạo và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm tỉnh Bắc Giang đã, thực Ban chỉ đạo và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm tỉnh Bắc Giang đã, thực hiện phân cấp quản lý, thẩm định và quyết định cho vay vốn theo quy định. Quỹ quốc gia GQVL nhằm tạo nguồn lực vật chất để thực hiện chương trình xúc tiến việc làm. Trong 5 năm (2010 – 2015), nguồn vốn vay từ Qũy Quốc gia GQVL được cấp bổ sung là 19 tỷ đồng cho vay theo các dự án hỗ trợ việc làm. Kết quả 5 năm có 1.447 dự án được duyệt, vay với số tiền vay luân chuyển là 71.754 triệu đồng, GQVL cho 7.393 lao động (bình quân mỗi năm là 1.479 người), chiếm 6,7% tổng số lao động được GQVL hàng năm của tỉnh.

4.1.8. Hỗ trợ việc làm thông qua hoạt động dịch vụ việc làm

Trong những năm qua, các cơ sở giới thiệu việc làm hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 37.500 người, trong đó có 10.500 người đã

tìm được việc làm. TTGTVL của tỉnh đã tổ chức 18 phiên giao dịch việc làm với 306 lượt doanh nghiệp tham gia, số người đăng ký tìm việc làm thơng qua sàn giao dịch là 17.436 người.

Để tăng cường thông tin thị trường lao động, từ năm 2008, TTGTVL của tỉnh đã đưa vào hoạt động website: http://vieclambacgiang.vn, đến hết năm 2015 đã có trên 70.000 lượt người truy cập, tìm kiếm thơng tin về việc làm qua website. 4.1.9. Hỗ trợ lao động nông thôn đi làm việc ngồi tỉnh

Nhằm hỗ trợ NLĐ đi tìm việc và làm việc ngồi tỉnh, những vùng có nhu cầu sử dụng lao động lớn, có thu nhập tương đối cao và ổn định. UBND tỉnh đã chỉ đạo các hoạt động: Tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, trang bị kiến thức, trình độ chun mơn, kỹ thuật, ngành nghề cho NLĐ để họ thuận lợi trong tìm việc làm. Tăng cường hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho NLĐ tiếp cận với thị trường lao động để tìm kiếm việc làm.

Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức hội chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm theo định kỳ; phát triển dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm,… Triển khai các chương trình phối hợp, hợp tác về lao động, thoả thuận về việc làm, điều kiện làm việc, thu nhập, nhà ở và các vấn đề liên quan đến người lao động với Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng lao động lớn như: Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương… để đưa lao động của tỉnh đi làm việc.

4.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

4.2.1. Khái quát quá trình thực hiện các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang địa bàn tỉnh Bắc Giang

4.2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm

Từ năm 2005 đến nay, cùng với các chính sách chung của Đảng và Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển dạy nghề và tăng cường giải quyết việc làm như:

- Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND; Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND; - Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND.

- Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày 06 tháng 9 năm 2001 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2001-2010.

- Nghị quyết sô 52-NQ/TU ngày 10 tháng 5 năm 2006 của Ban chấp hành đ ảng bộ tỉnh về ban hành 5 Chương trình phát triển KTXH trọng tâm giai đoạn 2006-2010 trong đó có Chương trình GQVL cho các hộ nghèo nhằm giảm nghèo bền vững.

- Đề án XKLĐ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2010.

- Nghị quyết số 16/NQ-HDND ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên.

- Quyết định 1170/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án đầu tư nâng cao năng lực hoạt động Trung tâm dịch vụ việc làm - dạy nghề và xây dựng sàn giao dịch việc làm tỉnh Bắc Giang.

- Đặc biệt, ngày 19/12/2011 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, GQVL và giảm nghèo giai đoạn 2010-2015, đây là một chủ trương, chính sách lớn của tỉnh trên cơ sở kế thừa và phát triển những chính sách về dạy nghề và GQVL của các giai đoạn trước.

UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tham mưu, xây dựng và ban hành được hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Một số kế hoạch được phê duyệt và nhất trí bao gồm:

- Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho NLĐ giai đoạn 2010 – 2015. Kế hoạch cụ thể hóa mục tiêu của chính sách từ năm 2010- 2015, thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện, phân công trách nhiệm của từng thành viên. Trên cơ sở kế hoạch hành động theo giai đoạn, Sở LĐ-TB&XH còn xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm.

- Kế hoạch chỉ đạo cơ sở cấp dưới (cấp huyện, cấp xã) phổ biến tuyên truyền chủ trương, quy định liên quan tới chính sách GQVL cho cho NLĐ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận và hưởng thụ chính sách.

- Kế hoạch phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Giang, Báo Bắc Giang về việc thơng tin, tun truyền chính sách GQVL cho NLĐ về việc làm

giai đoạn 2010 – 2015. Theo nội dung của kế hoạch phối hợp, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ đưa thơng tin tun truyền về chính sách trong chương trình các tạp chí 1 số/tuần. Báo Bắc Giang có nhiệm vụ đăng tải các nội dung, quy định về chính sách 2 số/tuần. Tất cả các nội dung tuyên truyền trên hệ thống Đài, Báo đều được Sở LĐ-TB&XH cung cấp thông tin, kiểm duyệt và chịu trách nhiện về nội dung.

- Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp của đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách. Hằng năm, Sở LĐ-TB&XH có chương trình đào tạo nghiệp vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.

- Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho NLĐ: kế hoạch quy định cụ thể số đợt kiểm tra trong 1 năm, thành phần đoàn kiểm tra và các nội dung kiểm tra, giám sát.

4.2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách giải quyết việc làm

Trên cơ sở nội dung, mục tiêu của chương trình GQVL giai đoạn 2010 - 2020, các ngành và cơ quan chức năng liên quan đã quan tâm đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân và người lao động hiểu rõ về việc làm và tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường, từng bước làm thay đổi quan niệm về việc làm và tự tạo việc làm. Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý, đánh giá chương trình việc làm từ cơ sở.

Số lượng cán bộ được tập huấn hàng năm có xu hướng tăng ổn định, điều này cho thấy vấn đề việc làm luôn được các cấp Ủy, Đảng quan tâm.

Thông qua công tác tuyên truyền, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đã được nâng cao hơn và giá trị đóng góp của từng cá nhân, tổ chức cho xã hội trong công tác GQVL cho người lao động đã được làm rõ hơn.

Các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo Bắc Giang, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, các đài truyền thanh địa phương đã phối hợp với cơ quan chức năng, các địa phương tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, GQVL, XKLĐ …. Tiến hành tổ chức những diễn đàn đối thoại về việc làm, pháp luật lao động, đào tạo nghề, tuyển sinh hàng năm; đặc biệt đã xây dựng được các phóng sự chun đề, gương điển hình tiên tiến về các cá nhân, tổ chức, mơ hình giải quyết việc làm có hiệu quả để nhân diện rộng. Qua đó đã góp phần tạo

chuyển biến để giải phóng tiềm năng lao động, GQVL cho nhiều người, NLĐ nhận thức đầy đủ về quyền được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết SXKD, tự do thuê mướn lao động đúng theo quy định luật pháp.

Khi hỏi cán bộ quản lý về các hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức chính sách việc làm tới các đối tượng trong xã hội thì có được các thơng tin như sau.

Hộp 4.1. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách

Chúng tơi tiến hành nhiều hình thức khác nhau để chính sách việc làm được dàn trải trên toàn tỉnh, để mọi người dân, mọi đối tượng đều nắm bắt thông tin như nhau, một số hình thức chúng tơi thực hiện đó là:

- Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Tỉnh mở chun mục tạp chí thanh niên phát sóng 1 số/ tuần.

- Phối hợp với Báo Bắc Giang mở chuyên mục thanh niên phát hành 2 số/tuần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 57 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)