Nhân tố thuộc về mối quan hệ của các tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa

4.3.3. Nhân tố thuộc về mối quan hệ của các tổ chức thực hiện chính sách

Các đơn vị sự nghiệp quản lý về việc làm, lao động có sự phối hợp, thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình việc làm sẽ là nền tảng, tiền đề vững chắc cho chính sách đi vào cuộc sống. Chính sách việc làm trên địa bàn tỉnh được triển khai trong thời gian qua, tuy nhiên hiệu quả của công tác này cũng chưa thực sự hiệu quả. Các cơ quan ban ngành nhà nước chưa có sự kết hợp với các doanh nghiệp, nhằm tạo cơ hội việc làm cho NLĐ. Chưa có định hướng về việc làm, đào tạo nghề cụ thể.

Hiện trạng cấp trên giao phó triển khai chính sách vẫn diễn ra mà chưa có sự đánh giá, bám sát thực tế.

Hộp 4.7. Ý kiến của cán bộ quản lý về lao động và việc làm của tỉnh Chính sách việc làm được ban hành và đi vào đời sống của người dân thì cơng Chính sách việc làm được ban hành và đi vào đời sống của người dân thì cơng tác triển khai được đồng bộ, triển khai sâu rộng tới các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị nhận thông tin trực tiếp từ Sở LĐ-TB&XH, Sở kết hợp với các đơn vị như bên tài chính, bên kế hoạch đầu tư, đào tạo, giới thiệu việc làm ….thực hiện các đợt tập huấn. Các đơn vị đều có các hạng mục riêng, và các cán bộ riêng phụ trách về vấn đề liên quan tới việc làm; thường niên các đơn vị hợp tổng kết theo như kế hoạch của Sở LĐ-TB&XH quy định.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Bà Chu Thị Hợp, Cán bộ tỉnh Bắc Giang, ngày 27/12/2015

Các đơn vị, cơ quan sự nghiệp kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề để tư vấn cho người học, NLĐ về việc còn hạn chế.

Theo kết quả điều tra 5 cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, thì số lần Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo các đơn vị chức năng về việc làm, người lao động kết hợp với cơ sở đào tạo nghề chỉ 1 lần/ năm, mà đợt tổ chức này diễn ra rất qua loa và không mang lại hiệu quả.

Hộp 4.8. Ý kiến của người học về vấn đề việc làm, định hướng việc làm “Hàng năm, vào các đợp nhập học, gặp mặt học viên mới, em có thấy người giới “Hàng năm, vào các đợp nhập học, gặp mặt học viên mới, em có thấy người giới thiệu về vấn đề việc làm hiện nay, nói về xu hướng, định hướng việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên cũng câu được câu không, chúng em không hiểu và cũng không rõ về vấn đề mà họ nói; khi em bước vào học thì cứ học chứ thực chất cũng chưa biết khi học xong sẽ đi đâu về đến đâu. Nói chung bọn em cũng chưa có định hướng rõ ràng về việc học nghề tại trường, bảo học thì cứ học đã”

Nguồn: Phỏng vấn sâu Em Nguyễn Thu Hà, học viên trường Cao Đẳng nghề Bắc Giang, ngày 23/12/2015

Việc thiếu sự phối, kết hợp giữa các đơn vị sự nghiệp quản lý về việc làm, lao động dẫn tới hiệu quả của công tác phát triển lao động, giải quyết việc làm rất hạn chế, để mọi người lao động được hưởng các quyền lợi khác nhau, các đơn vị cần có phương án, kế hoạch phối hợp chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)