Tình hình chuyển đổi cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 56)

Thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, chuyển dịch lao động đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực do hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế) và các KCN, CCN với các ngành dệt may, điện tử… nên đội ngũ lao động khối CN-XD tăng nhiều, tác phong lao động chuyên nghiệp hơn và trình độ tay nghề khá.

Hàng năm tạo việc làm mới cho lượng lớn lao động từ 18 nghìn lao động (2006) lên 24 nghìn (2010) và 26,5 nghìn năm 2015, bước đầu đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu phát triển của xã hội và người dân. Đạt được thành tựu này do đã thu hút được các dự án đầu tư, công tác dạy nghề và các chính sách xã hội đã phát huy tác dụng.

Bảng 4.1. Chuyển dịch lao động thời gian vừa qua

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015

1 Tổng số lao động trong độ tuổi lao động

1.002.360 1.108.000 1.133.560

2 Tổng số lao động đang làm việc

trong các ngành KT Người 850.660 976.413 992.674

3 Lao động phân theo ngành KT

Lao động NN, LN, TS Người 678.826 661.125 622.429 Lao động CN-XD Người 89.319 149.257 193.801 Lao động DV Người 82.515 166.031 176.444 4 Cơ cấu lao động theo ngành % 100,0 100,0 100,0 Lao động NN, LN, TS % 79,80 67,7 62,7 Lao động CN-XD % 10,50 15,3 19,5

Lao động DV % 9,70 17,0 17,8

5 Lao động có việc làm mới Người 18.365 25.160 28.300

6 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 24,0 33.5 50,0

7 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % 5,2 4,6 4,4

Tuy nhiên, chuyển dịch lao động theo lãnh thổ (khu vực đô thị với khu vực nông thôn và 3 vùng là vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng) và đặc biệt là chuyển dịch theo ngành kinh tế (NN, CN-XD, DV) còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Chất lượng thấp và lao động nông nghiệp nhiều là thách thức, trở ngại lớn trong việc tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng suất tổng hợp (TFP) để dịch vụ các loại, cụ thể là dịch vụ công tốt hơn, hàng hóa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và thu giá trị gia tăng cao.

Bảng 4.2. Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi (tuổi) Năm 2015 Tổng số Trong đó Nam Nữ 15-20 192.095 95.087 97.008 21-25 167.178 81.085 86.093 26-30 163.723 78.078 85.645 31-35 153.067 72.838 80.229 36-40 140.824 66.682 74.142 41-45 135.623 63.627 71.996 46-50 136.119 62.576 73.543 51-55 109.637 49.129 60.508 56-60 82.356 32.975 49.381

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2015) Có thể nói nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang là nguồn nhân lực trẻ, lực lượng lao động từ 16 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng lớn đây là một nguồn lao động rồi dào cần được đào tạo để nâng cao tay nghề góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)