Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã và đang rất quan tâm đến vấn đề tạo việc làm trên địa bàn tỉnh, luôn coi tạo việc làm là một trong những chính sách quan trọng, hàng đầu trong việc phát triển KTXH của tỉnh. Tỉnh đã ban hành, tổ chức, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để tạo việc làm cho NLĐ.
Mỗi giai đoạn, tỉnh đưa ra các chính sách về lao động việc làm phù hợp với điều kiện phát triển KTXH của tỉnh, của đất nước để tạo việc làm cho NLĐ trên
địa bàn. Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Bắc Giang tập trung vào một số chính sách của Trung ương và địa phương:
Các chính sách của Trung ương: Sở LĐTB&XH đã tích cực chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy – UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề tạo việc làm cho NLĐ đảm bảo đúng quy định. Các cơ quan ban ngành đã nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu làm việc để phát triển KTXH. Tỉnh đã cùng các cấp, ban ngành tập trung thực hiện chương trình quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, XĐGN, XKLĐ. Đó là các chương trình cho vay vốn mức lãi suất ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ cận nghề để phát triển SXKD và đi XKLĐ, đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; đẩy mạnh hoạt động XKLĐ; ngoài ra còn thực hiện một số chương trình tín dụng, ngân hàng phục vụ người nghèo, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình…Các chương trình, dự án này nhằm hỗ trợ cho NLĐ của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao, giảm được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, phát triển KTXH của tỉnh.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh chủ yếu tập trung vào một số chính sách như:
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là phát triển các làng nghề truyền thống thu hút rất nhiều lao động; Tổ chức chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi thu hút lao động vào đầu tư thâm canh. Nhìn chung, những năm qua tỉnh đi vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có sự đồng bộ, SXKD chưa đi vào ổn định, ngành nghề dịch vụ còn kém. Đặc biệt sản xuất công nghiệp quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ chưa hiện đại
Thị trường tiêu thụ: Quan tâm, chú trọng phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện như: mây tre đan, bánh đa Kế, mỳ Chũ,.... Tuy nhiên, đặc điểm trong các ngành nghề này là: sản xuất nhỏ lẻ, tách rời nhau nên sản phẩm của mỗi hộ gia đình lại mang bán ở những thị trường khác nhau, thiếu tính liên kết, đồng bộ sản phẩm ở các thị trường dẫn đến hạ thấp giá thị sản phẩm. Do đó, tỉnh chú trọng vào công tác đào tạo nghề cho lao động làm việc ở các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao tay nghề, nhất là lao động làm việc ở làng nghề mộc, mây tre đan, mang lại những sản phẩm chất
lượng, có đặc trưng riêng; Đồng thời, hỗ trợ vốn để người dân đầu tư vào công nghệ, xây dựng nhà xưởng để sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị trường, nhất là tạo được thương hiệu trên thị trường. Tích cực sáng tạo, phát huy ưu điểm để sản phẩm ngày càng có chất lượng, dần dần có chỗ đứng, có thương hiệu trên những thị trường quen thuộc trong tỉnh và ngoài ra còn tìm cách mở rộng sang những thị trường mới có tiềm năng.
Với sự phát triển bùng nổ của CNTT, NLĐ tỉnh đã chủ động tìm kiếm việc làm thông qua hệ thống CNTT, tìm hiểu thị trường lao động, truy cập trực tiếp vào các website của các TTGTVL để tìm kiếm thông tin về việc làm, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng mà không cần phải trực tiếp đến các sàn giao dịch việc làm. Tuy nhiên, trình độ NLĐ ở nông thôn còn thấp, nhiều lao động chưa từng sử dụng tới máy vi tính, chưa biết cách truy cập internet thì không thể tìm kiếm việc làm thông qua hình thức này được; Đồng thời, nội dung cung cấp trên các website của các TTGTVL còn khá nghèo nàn, không cập nhật thông tin liên tục để người lao động kịp thời nắm bắt.
Cùng với sự phát triển KTXH, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thông tin thị trường lao động là vô cùng cần thiết đối với người lao động nhằm cung cấp đầy đủ cho NLĐ trên địa bàn tỉnh những thông tin về nhà tuyển dụng, yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra, mức lương và các chế độ đãi ngộ khác đối với NLĐ. Trong thời gian vừa qua, bên cạnh những điểm tích cực của các TTGTVL thì cũng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo thông qua hình thức giới thiệu việc làm này, những đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự cả tin của những người chưa có việc làm, thu lệ phí xin việc hoặc thu tiền đặt cọc để lừa NLĐ.
Tỉnh tổ chức điều tra cung - cầu lao động hàng năm theo quy định của Chính phủ, nhờ hoạt động này mà các thông tin về thị trường lao động, cung cầu lao động, tiền lương, cơ cấu lao động, tỷ lệ thất nghiệp đã giúp các nhà hoạch định chính sách lao động việc làm của địa phương có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được hiệu quả trong công tác tạo việc làm. Nhưng thông tin thị trường lao động còn ít cập nhật, độ chính xác chưa cao, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của NLĐ địa phương, việc phân công, bố trí cán bộ làm công tác phát triển thị trường lao động trên địa bàn chưa phù hợp, còn yếu về năng lực và trình độ chuyên môn.
Bảng 4.9. Công tác phục vụ ảnh hưởng đến triển khai chính sách việc làm Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Tổng số 200 100,0
1- Phục vụ tốt, tận tình, hết lòng vì nhân dân 45 22,5 2- Chưa phát huy hết vai trò nhiệm vụ 87 43,5 3- Quan liêu, hách dịch… 32 16,0
4- Ý kiến khác 36 18,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015) Qua bảng 4.9 ta thấy, trong số 200 NLĐ được hỏi về thái độ phục vụ của cán bộ quản lý về việc làm, thì có tới trên 43.5% cho rằng cán bộ chưa phát huy được hết vai trò, nhiệm vụ, bản thân NLĐ cho rằng thái độ làm việc, giải đáp khúc mắc của cán bộ cho họ không nhiệt tình, điều này gây cho họ tâm lý không thoải mái, nhiều khi các chương trình việc làm, các đợt tuyển dụng qua đi họ mới nắm nắm bắt được thông tin. Trong số 200 người được hỏi thì chỉ có 45 người là cho rằng cán bộ phục vụ tốt, tận tình.
Do đó qua ý kiến nhận xét, đánh giá của người lao động thì trong thời gian tới các cán bộ phụ trách về mảng lao động, việc làm cần phải có hình thức điều chỉnh hợp lý, để mọi người đều được hưởng quyền lợi như nhau về vấn đề việc làm.