Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 40)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới

* Vị trí địa lý

Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ Bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 07 phường và 16 thị trấn).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

* Địa giới

Tỉnh Bắc Giang giáp với các tỉnh sau:

- Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh (sông Cầu), Hải Dương (Chí Linh); - Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn (Hữu Lũng);

- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh (Đông Triều); - Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên (Đồng Hỷ);

- Đặc biệt phía Tây Nam là thủ đô Hà Nội (Sóc Sơn).

Như vậy, Bắc Giang giáp các tỉnh thành và khu vực rất quan trọng, có lợi thế nhiều hơn thách thức trong phát triển KTXH của địa phương.

3.1.1.2. Diện tích, đơn vị hành chính

* Diện tích và các đơn vị hành chính

Tỉnh Bắc Giang có diện tích là là 384.971,4 ha có cả 3 vùng là vùng miền núi chiếm gần 40%, vùng trung du chiếm khoảng 45% và vùng đồng bằng chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên.

* Đơn vị hành chính

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Bắc Giang và 09 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa), trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động) và còn lại là vùng trung du, đồng bằng. Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn.

3.1.1.3. Đặc điểm địa hình và phân vùng lãnh thổ tự nhiên

* Đặc điểm địa hình

Là vùng chuyển tiếp nên địa hình thấp dần từ phía bắc xuống phía nam, độ cao và độ dốc trung bình giảm dần (từ gần 500 m xuống còn khoảng 100 m so với mặt nước biển và từ khoảng 20 độ xuống gần 0 độ), bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi và một số hồ.

* Phân vùng lãnh thổ tự nhiên

- Địa hình vùng núi: Dạng địa hình vùng núi phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang… trong đó, vùng núi cao có địa hình chia cắt mạnh, là phần lãnh thổ Bắc Giang tiếp giáp với dãy núi cao Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) và vùng núi cao của tỉnh Lạng Sơn. Độ cao trung bình ở vùng địa hình này 300 - 400 m, cao nhất là đỉnh Yên Tử (1086 m), độ dốc phần lớn trên 25o.

- Địa hình đồi thấp: Dạng địa hình đồi thấp phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, thành phố Bắc Giang. Đây là vùng có địa hình lượn sóng, đồi bát úp, có độ chia cắt trung bình. Độ cao bình quân so với mặt biển từ 80 - 120 m, độ dốc từ 8 - 15o, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình đồng bằng được phân bố thành các giải hẹp dọc ven sông, suối và ở các thung lũng xen các đồi thấp, núi ở các huyện, thị. Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 - 25 m, đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc phần lớn dưới 8o.

Theo đó, với đặc điểm địa hình đa dạng (có đồng bằng, trung du và miền núi) thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, tuy nhiên cũng phải đầu tư nhiều để phát triển kết cấu hạ tầng vùng núi, trung du.

3.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết

* Đặc điểm chung

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối điều hòa, mang đặc điểm chung của vùng Đông Bắc, một năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông khô, lạnh từ tháng 11 năm trước tới tháng 1 năm sau; mùa hè nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 7; mùa xuân ấm, ẩm từ tháng 2 đến tháng 4; mùa thu khí hậu ôn hòa từ tháng 7 đến tháng 10.

* Các nhân tố thời tiết

- Nhiệt độ: Biên độ nhiệt độ trung bình năm ít thay đổi, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-240C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình khoảng 160C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình trên 300C. Tuy nhiên, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tiểu vùng núi (rét đậm, sương muối ảnh hưởng đến chăn nuôi, trồng trọt hàng năm), tiểu vùng trung du và tiểu vùng đồng bằng.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có xu thế giảm dần, năm 2001 là 1684 mm, năm 2004 là 1.097 mm. Tháng 11, 12 chỉ có 15mm. Bình quân những tháng mưa nhiều của năm 2004 so với năm 2001 cũng giảm nhiều.

- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè, gió mùa Đông Bắc về mùa đông. Hàng năm ít chịu ảnh hưởng của bão do nằm sâu trong đất liền và một số huyện miền núi Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xảy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè.

- Giờ nắng và độ ẩm: Nhìn chung chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh với số giờ năng trung bình trong năm đạt từ 1.590 đến 1.812 giờ. Độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó các tháng mùa đông có độ ẩm không khí từ 74 - 80%, các tháng mùa hạ lên tới 85%.

Từ phân tích trên cho thấy Bắc Giang nhận được thuận lợi nhiều hơn thách thức từ đặc trưng và thay đổi khí hậu, thời tiết trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Tỉnh Bắc Giang có diện tích 384.971,4 ha chiếm 4,01% diện tích trong vùng và 1,16% diện tích đất của cả nước. Trong đó diện tích đất Nông, lâm nghiệp có khoảng 275.942,11 ha chiếm 71,7% tổng diện tích, diện tích đất phi nông nghiệp khoảng 93.160,08 ha chiếm 24,2% , còn lại là đất chưa sử dụng. Tuy nhiên do dân số đông nên mức bình quân/người ở mức thấp trong cả nước và vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Bình quân diện tích đất tự nhiên/người là 0,24ha. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người là 0,17 ha.

Đánh giá chung, diễn biến sử dụng đất nông nghiệp tăng lên (18,4 nghìn ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống 18,9 nghìn ha và diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 3,1 nghìn ha trong 6 năm vừa qua. Cụ thể:

+ Đất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp tăng 5,6 nghìn ha, đất lâm nghiệp tăng 11,6 nghìn ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 1,6 nghìn ha, trong đó chủ yếu tăng vùng trung du và miền núi.

+ Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tăng 3.120 ha, diện tích đất tăng lên 2.058 ha, đất chuyên dùng tăng 2.466 ha, đất quốc phòng, an ninh tăng hơn 200 ha, loại đất này tăng chủ yếu tăng lên tại vùng đồng bằng và trung du.

+ Đất chưa sử dụng: Đất bằng chưa sử dụng giảm xuống 582 ha, đất đồi chưa sử dụng giảm 18.235 ha và đất núi đá không cây giảm 99 ha, chủ yếu từ các huyện thuộc tiểu vùng miền núi.

Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, đặc biệt là các nhóm đất phù sa, đất đỏ vàng, đất bạc màu nếu tích cực đầu tư cải tạo có thể nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế. Hiện nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên. Năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý sẽ đưa được năng suất lên 1,3 - 1,4 lần so với hiện nay.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường: Bước đầu hình thành thị trường đất đai, đặc biệt giá trị thu được từ thị trường bất động sản tại các khu đô thị và từ việc cho thuê đất tại các KCN, CCN v.v nên tài nguyên đất đai đã có đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH trong thời gian 5 năm vừa qua. Đất đai là nền tảng đế phát triển SXKD tại một tỉnh đông dân và nâng cao mức sống. Khu đô thị, KCN, CCN thu hút nhiều lao động, trong đó có lao động chất lượng cao. Khu chuyên canh rau, màu, lúa và vùng vải thiều Lục Ngạn v.v đã GQVL với mức bình quân khoảng 4.000 lao động/năm; do đó từ năm 2011 đến 20115 đã giải quyết tăng thêm được khoảng 12 nghìn việc làm, trong đó có nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ xấp xỉ 2.000 người/năm. Theo đó, việc làm khu vực các ngành công nghiệp, xây dựng tăng cao hơn, góp phần giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội. Diện tích rừng khá, chiếm khoảng 36,4% diện tích tự nhiên góp phần giảm xói mòn, rửa trôi đất đai, điều hòa khí hậu, nguồn nước, bảo vệ sự đa dạng sinh học, các công trình thủy lợi trọng điểm và các khu xử lý nước thải, chất thải góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, một số hồ chứa nước khác tạo nên mạng lưới sông ngòi, hồ tương đối dày. Cụ thể: Sông Cầu có chiều dài 290 km, Sông Lục Nam có chiều dài 175 km, Sông Thương có chiều dài 87 km.

Hiện ở Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha. Trong đó có một số hồ có diện tích khá lớn và là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu ở các huyện miền núi như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Suối Nứa, hồ Cầu Rễ, hồ Đá Ong, hồ Suối Cấy.

Nước ngầm có ở nhiều nơi, tùy theo địa hình ở từng khu vực mà có độ nông sâu khác nhau, với trữ lượng dự báo trên 900 nghìn m3/ngày đêm, trong đó trữ lượng tĩnh gần 300 nghìn m3/ngày đêm.

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Bắc Giang có 146.435,0 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng tự nhiên là 60.524,0 ha, rừng trồng là 69.896,0 ha và đất chưa có rừng là 16.015,0 ha. Tổng trữ lượng gỗ là 5.150.784 m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên là 2.913.587 m3 gỗ và trữ lượng gỗ rừng trồng là 2.237.197 m3. Tổng số lượng cây tre nứa là 2,05

triệu cây. Biến động tài nguyên rừng theo hướng tích cực xem xét trên góc độ gia tăng chất lượng rừng gồm cả phân bố không gian, đặc biệt là vùng đầu nguồn.

Diện tích và trữ lượng rừng, số cây tre nứa rừng sản xuất tăng lên thời gian vừa qua do chuyển một số diện tích rừng đặc dụng sang rừng sản xuất và thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

3.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau gồm than, kim loại, khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn thuận tiện cho việc khai thác sử dụng và bảo đảm cho dự trữ thời gian dài.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Từ khi tỉnh Bắc Giang được tái lập đến nay, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình KTXH của tỉnh đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KTXH được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hoá, giáo dục và một số lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

3.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Trong 10 năm qua, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt gần 9%/năm; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,7 lần (năm 2014 đạt 750 USD/người). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2006-2010) đạt 8,3%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,7%, dịch vụ tăng 7,6%. Giai đoạn (2011-2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn (2001-2005), đạt 9%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,8%. Tính chung cả giai đoạn (2006- 2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,7%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; dịch vụ tăng 8,6%.

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2015

Đơn vị tính: %

Ngành 2006-2010 2011-2015

Tăng trưởng toàn nền kinh tế 8,3 9,0 I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,1 2,6 II. Công nghiệp và xây dựng 19,7 17,9

III. Dịch vụ 7,6 9,8

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang ( 2015)

- Cơ cấu kinh tế và sự phát triển các ngành: Trong 10 năm 2005-2015,

kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt gần 9%/năm; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,7 lần (năm 2010 đạt 650 USD/người). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,7%.

Bảng 3.2. Tổng hợp cơ cấu GDP của tỉnh

Ngành

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

GDP GDP GDP SL (tỷ đồng) % SL (tỷ đồng) % SL (tỷ đồng) % Tổng số 7.565,4 100,00 19.515,9 100 30.338,8 100,00 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.184,4 42,09 6.115,8 31,33 8.421,3 27,76 Công nghiệp và xây dựng 1766 23,34 6.596 33,80 11.730,1 38,66 Dịch vụ 2.586,1 34,18 6.634,6 34,00 9.585,2 31,59 Thuế nhập khẩu 28,9 0,38 169,5 0,87 602,2 1,98 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2015) Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng CNH; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần lên, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống trong cơ cấu GDP; nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực, có nhiều mô hình mới hiệu quả; thương mại dịch vụ phát triển khá. Năm 2005, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,34%; dịch vụ chiếm 34,18%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 42,09%; đến năm 2010 cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa 3 lĩnh vực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,33%; công nghiệp- xây dựng chiếm 33,8%; dịch vụ chiếm 34%.

* Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp của Bắc Giang có nhiều khởi sắc. Sản xuất lương thực ổn định, sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh đã góp phần tích cực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều mô hình sản xuất với hệ thống cây trồng phù hợp đã được xây dựng ở hầu hết các huyện, thành phố.

Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 2,6%, giai đoạn 2001-2010 tốc độ tăng trưởng GDP lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 32,5% GDP của tỉnh; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (trồng trọt giảm từ 62,4% năm 2005 xuống còn 48,3% năm 2010; chăn nuôi tăng từ 34,5% năm 2005 lên 48,5% năm 2010).

Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn như: Vùng cây ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)