Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho NLĐ theo chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 74 - 77)

trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

4.2.3.1. Đánh giá hiệu lực của chính sách

Sau khi chính sách về dạy nghề được ban hành và triển khai thực hiện như: Chính sách dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ, người tàn tật, lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác từ 50% trở lên. Đặc biệt là ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Sở LĐ- TB&XH tỉnh Bắc Giang đã hướng dẫn các huyện, thành phố điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thành phố đến năm 2020. Trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của các huyện, thành phố. Sở LĐ-TB&XH tham mưu xây dựng Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt.

Sau 03 năm triển khai thực hiện, đầu năm 2013, Ban chỉ đạo Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tỉnh đã tổ chức hội nghị Sơ kết 03 năm (2010- 2012) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2013-2015. Năm 2013, ngân sách trung ương cấp 10.000 triệu đồng, ngân sách tỉnh cấp 2.000 triệu. Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho 7.119 lao động nông thôn, chia theo 03 nhóm.

Nhóm 1 đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tạo việc làm mới, chuyển đổi việc làm cho 4.150 người gồm các nghề May công nghiệp, Cơ khí, Hàn, Điện dân dụng, Sửa chữa xe máy, Điện, Nghiệp vụ truyền thanh cơ sở, Vận hành máy thi công, Sửa chữa máy nổ, Điện nước nông thôn, Kỹ thuật chế biến món ăn. Trên 70% lao động nông thôn sau khi học nhóm nghề này đã tạo được việc làm trong các doanh nghiệp hoặc tự mở cửa hàng cửa hiệu, thành lập doanh nghiệp tạo việc làm cho bản thân và cho người khác. Riêng nghề may công nghiệp trên 90% lao động sau khi học nghề có việc làm tại các doanh nghiệp may trong và ngoài tỉnh. Nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm ổn định với mức thu

nhập từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng, cá biệt có những lao động học nghề cơ khí, nghề sửa chữa xe máy đạt mức thu nhập trên 7 triệu đồng/người/tháng. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chương trình giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.

Nhóm 2 đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa tại địa phương, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng cho 2.639 người, gồm các nghề: Chăn nuôi gà đồi, chăn nuôi thỏ, trồng cây ăn quả, trồng lúa cao sản, trồng cây thuốc lá, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng và chế biến nấm, nuôi trồng thủy sản…Trên 80% lao động nông thôn sau khi học nhóm nghề này đã biết vận dụng kiến thức cơ bản vào việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng, biết cách phòng và chữa một số bệnh thông thường ở vật nuôi và cây trồng nhờ đó mà đã giảm bớt được những rủi ro trong quá trình SXKD.

Với các hoạt động như trên nhiều người đã mạnh dạn tăng quy mô sản xuất kinh doanh từ 5 đến 10 lần, thu nhập đã tăng từ 3 đến 6 lần.

Nhóm 3 đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn cho 330 người gồm các nghề: Tăm tre, chổi đót, làm lông my giả. Trên 70% lao động sau học nghề được các doanh nghiệp tổ chức đào tạo cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm.

Như vậy điểm nhấn trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Bắc Giang trong những năm qua góp phần tạo việc làm mới cho NLĐ, chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng quỹ thời gian sử dụng lao động trong nông thôn.

Mặc dù chính sách ban hành thu được nhiều kết quả thuận lợi, tuy nhiên cũng có một số hạn chế như sau:

Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang rất lớn, trong khi đó nguồn ngân sách trung ương cấp và ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; Nhận thức của lao động nông thôn về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn hạn chế vì vậy việc tổ chức đào tạo nghề lưu động tại các thôn bản tuy đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học nghề ngay tại địa phương nhưng lao động nông thôn lại thường xuyên nghỉ học vì những lý do như ma chay, hiếu hỉ… nên sĩ số

lớp học thường không đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo; Trong các lớp đào tạo nghề có khoảng từ 10% đến 15% lao động nông thôn có trình độ văn hóa thấp, không có khả năng khéo léo nên không thể tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vì vậy sau khi học nghề không có khả năng tìm kiếm được việc làm. 5% đến 10% lao động nông thôn có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp rất kém lại không chịu khó học tập và rèn luyện nên tay nghề thấp, sau một thời gian đi làm đã phải nghỉ việc vì thu nhập thấp hoặc vi phạm kỷ luật lao động; một số cơ sở dạy nghề vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn cũ và lạc hậu đã ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

4.2.3.2. Đánh giá tính phù hợp của chính sách

Qua triển khai chính sách cho thấy, chính sách GQVL cho NLĐ theo chường trình đào tạo nghề biện pháp hiệu quả để giải quyết hiệu quả vấn đề thất nghiệp. Khi NLĐ được đào tạo nghề, có kỹ năng nghề nghiệp họ sẽ chủ động được trong mọi hoạt động tìm kiếm việc làm, dù ở môi trường nào họ cũng có cơ hội có được các việc làm. Có thể nói chương trình đào tạo nghề là chương trình có chiều sâu và mang hiệu quả lâu dài, giúp mọi đối tượng NLĐ có được những kỹ năng tốt nhất để tham gia vào các đơn vị doanh nghiệp không chỉ trên địa bàn mà cả ở các tỉnh lân cận cũng như đi XKLĐ.

4.2.3.3. Đánh giá tính công bằng của chính sách

Chương trình đào tạo nghề cho NLĐ là chương trình mang lại lợi ích lâu dài đối với bản thân NLĐ, nên NLĐ cần được hưởng các quyền lợi như nhau

Hộp 4.3. Lý do người lao động chưa tham gia đào tạo nghề

Là người lao động chúng tôi đều muốn có tay nghề, có công ăn việc làm để ổn định cuộc sống, tuy nhiên việc xin vào các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh đều hỏi kỹ năng. Do đó, dù ít hay nhiều chúng tôi đều muốn được học nghề, xong tới nay tôi chưa được qua đào tạo là do: “Không nắm được các thông tin về các chương trình đào tạo nghề; không sắp xếp được thời gian đi học; Các lớp học diễn ra không phù hợp với điều kiện săn có; Các thông tin tới chúng tôi không rõ ràng, nhiều khi hết chương trình chúng tôi mới có được thông tin đâm ra không kịp tham gia được lớp học….”

Nguồn: Phỏng vấn sâu Chị Nguyễn Thị Kiều, Lạng Giang, Bắc Giang, ngày 25/12/2015.

Tuy nhiện hiện nay, số lượng NLĐ được đào tạo nghề vẫn có tỷ lệ tương đối thấp, số lượng người chưa được tào tạo nghề chiếm tỷ lệ phần đông. Khi được hỏi về nguyên nhân vì sao họ chưa tham gia đào tạo nghề thì các ý kiến được thể hiện

ở hộp 4.3 trên.

Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề tới các đối tượng NLĐ là việc hết sức quan trọng, tuy nhiên công tác triển khai thực hiện chương trình còn rất hạn chế, đo đó thời gian tới công tác tổ chức, tuyên truyền về vấn đề đào tạo nghề cần được các cấp ban nghành quan tâm và hỗ trợ. Để mọi người đều được hưởng các quyền lợi, sự bình đẳng như nhau.

4.2.3.4. Đánh giá tính bền vững của chính sách

Chính sách GQVL cho NLĐ theo chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho NLĐ chính sách có lâu dài. Đào tạo nghề là nền tảng, là con đường ngắn nhất để NLĐ đến và làm việc tại các xí nghiệp.

Ở mọi thời điểm khác nhau mọi vấn đề luôn thay đổi, tuy nhiên lực lượng lao động ngày càng đông đảo, do đó việc đào tạo nghề cho NLĐ là vấn đề cấp bách và có tính thời sự cao.

Chính sách đào tạo nghề hỗ trợ việc làm là chính sách có tính chất lâu dài và có thể phá triển sâu rộng tới mọi tầng lớp, do đó trong thời gian tới hoạt động này sẽ ngày càng thu hút và đào tạo ra nhiều NLĐ có chất lượng, tay nghề lao động tham gia và SXKD.

Kết luận chung: Chính sách giải quyết việc làm là chính sách có vai trò vô cùng lớn đối với toàn thể xã hội, việc thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ việc làm và NLĐ là vấn đề đặt ta đối với mọi tổ chức, cơ quan ban ngành đoàn thể. Thông qua 2 chính sách hỗ trợ việc làm về vốn và đào tạo nghề cho thấy, dù là chương trình, chính sách nào được triển khai thì cũng cần bám sát vào thực tế, tạo điều kiện để mọi đối tượng được hưởng lợi như nhau. Yếu tố vốn và kỹ năng lao động là vấn đền cần phát triên lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)