Lực lượng lao động của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm. Cùng với đó là tăng về chất lượng lao động trong giai đoạn này. Chất lượng lao động thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như sức khỏe thể lực, trí lực, tri thức, thái độ lao động và văn hóa lao động. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở tỉnh còn khá cao, mặc dù cứ đều đặn hàng năm giảm tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và tăng tỷ lệ qua đào tạo nhưng tốc độ này còn chậm, bảng số liệu 4.10 thể hiện rõ điều này.
Bảng 4.10. Chất lượng lao động qua đào tạo tỉnh giai đoạn 2010 - 2015
Chỉ tiêu ĐV Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số lao động người 973.913 998.774 1.025.600 1.041.800 1.058.000
Lao động qua đào tạo người 321.392 374.440 415.368 458.392 497.260
Cơ cấu so với tổng số % 33,0 37,5 40,5 44,0 47,0
Lao động chưa qua đào tạo người 652.521 624.234 610.232 583.408 560.740
Cơ cấu so với tổng số % 67,0 62,5 59,5 56,0 53,0 Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang (2010 – 2014)
Bảng 4.11. Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo trình độ học vấn TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Trong đó:
1 Chưa biết chữ % 1,26 0,97 0,68 0,49 0,4 2 Chưa tốt nghiệp tiểu học % 9,74 8,69 6,89 5,74 4,54 3 Tốt nghiệp tiểu học % 22,55 23,78 25,87 27,96 29,35 4 Tốt nghiệp THCS % 42,72 41,34 39,94 38,54 37,15 5 Tốt nghiệp THPT % 23,72 25,23 26,62 27,27 28,56 Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang (2010 – 2014) Qua bảng số liệu 4.10, 4.11 cho thấy mỗi năm tỉnh trung bình có khoảng trên 40 nghìn lao động trong độ tuổi được qua đào tạo; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014 chiếm 47% so với tổng số lao động, tăng 14% so với tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010. Lực lượng lao động phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Tốc độ chuyển dịch tăng dần qua các năm nhưng lực lượng lao động ở khu vực nông thôn vẫn chiếm 3/4 tổng số. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp các cấp học tăng đáng kể nhất là trình độ trung học phổ thông.
Yếu tố về trình độ giáo dục ảnh hưởng lớn tới nhu cầu việc làm, cũng như chất lượng của việc làm khác nhau..
Bảng 4.12. Trình độ học vấn của người lao động ảnh hưởng đến vấn đề việc làm Đơn vị tính: Người
Diễn giải Tổng số Đã có việc làm Chưa có việc làm SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng số 200 100,0 125 62,5 75 37,5 Dưới trung học cơ sở 22 11,0 5 22,7 17 77,2 Trung học cơ sở 39 19,5 21 53,8 18 46,1 Phổ thông trung học 116 58,0 79 68,1 37 31,9 Sơ cấp/trung cấp 17 8,5 14 82,3 3 17,6 Cao đẳng/đại học 6 3,0 6 100,0 - - Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015)
Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của trình độ người lao động tới vấn đề việc làm Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015) Căn cứ vào bảng 4.12 và đồ thị 4.1 cho thấy, trình độ học vấn của NLĐ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề có việc làm hay chưa có việc làm. Bảng số liệu 4.11 Cho thấy rõ số lượng NLĐ có trình độ từ mức phổ thông trung học trở lên hầu hết đều có việc làm và khả năng có cơ hội việc làm của họ cao hơn hẳn so với NLĐ có trình độ dưới mức này. Cụ thể đối với người có trình độ ở mức dưới trung học cơ sở thì có tới 77,27% trong số này chưa có việc làm, ngược lại với mức này thì ở mức trình độ trung học phổ thông chưa có việc làm chỉ ở mức 31.9%, còn ở mức sơ cấp/trung cấp và cao đảng/ đại học lần lượt là 17.65% và 0%.
Như vậy, để khắc phục hạn chế này, các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang cần tạo điều kiện, để mọi đối tượng, dù ở mức, trình độ học vấn như thế nào đều được tham gia các lớp đào tạo nghề, để mọi người đều được đào tạo các kỹ năng việc làm như nhau, đồng thời ra các văn bản, quy định đối với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các đối tượng được tham gia lao động dù họ ở mức trình độ học vấn thấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho người lao động nhằm phổ biến chính sách pháp luật về lao động đến từng người lao động để họ có thể nhận thức rõ về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi gia vào hoạt động kinh tế - xã hội và làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bảng 4.13. Mức độ hiểu biết chính sách việc làm của người lao động
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Tổng số Đã có việc làm Chưa có việc làm SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng số 200 100,0 125 62,5 75 37,5 Không biết 27 13,5 8 29,6 19 70,3 Nghe nói nhưng chưa biết rõ 55 27,5 21 38,1 34 61,8 Biết ít 89 44,5 69 77,5 20 22,4 Biết khá rõ 29 14,5 27 93,1 2 6,8 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015)
Đồ thị 4.2. Mức độ hiểu biết của NLĐ về chính sách việc làm
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015) Qua bảng 4.13 và đồ thị 4.2 cho thấy, khi NLĐ hiểu về chính sách việc làm thì khả năng có việc làm của họ tăng cao, nhóm NLĐ biết rõ về chính sách việc làm thì gần như 100% trong số này đều có việc làm, chỉ có một tỷ lệ nhỏ tương ứng là 6.89% trong số biết mà chưa có việc làm cũng vì một số nguyên nhân như họ muốn lựa chọn công việc phù hợp hơn, hoặc muốn chờ đợi làm gần, muốn hưởng lương cao …. Nhóm đối tượng không biết về chính sách việc làm thì tỷ lệ
có việc làm chiếm rất thấp, trong số này thì chỉ có 29,63% là có việc làm, còn lại hiện đang trong tình trạng thất nghiệp. Khi NLĐ có hiểu biết về chính sách việc làm thì tỷ lệ có việc làm sẽ cao.
Bảng 4.14. Những khó khăn của người lao động trong tìm việclàm
Chỉ tiêu Tổng số Đã có việc làm Chưa có việc làm SL (%) TL SL (%) TL SL (%) TL Tổng số 200 100,0 125 62,5 75 37,5 Không biết được thông tin tuyển dụng 82 41,0 35 42,6 47 57,3 Công ty đòi hỏi cao về kỹ năng làm việc 43 21,5 31 72,1 12 27,9 Thiếu kinh nghiệm 44 22,0 34 77,2 10 22,7 Lí do khác 31 15,5 25 80,6 6 19,3
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015) Khi hỏi về những khó khăn của NLĐ trong tiếp cận việc làm, kết quả được thể hiện ở bảng 4.14 trên đây.
Đồ thị 4.3. Khó khăn của người lao động trong tìm việc làm
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015) Dựa vào bảng 4.14 và đồ thị 4.3 cho ta thấy, việc thiếu thông tin việc làm là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới NLĐ chưa có việc làm, trong số 200 người được hỏi thì có tới 82 người nhận định rằng thiếu thông tin là hạn chế chính trong việc NLĐ chưa có việc làm; trong số 82 người này thì có tới 47 người chưa có việc làm và
chiếm tỷ lệ tương ứng là 57,32%; Việc NLĐ chưa có kỹ năng cao trong công việc, cũng như kinh nghiệm xin việc làm là hiện trạng từ xưa, tuy nhiên vấn đề này hiện nay đại đa số các công ty, xí nghiệp đều tạo điều kiện để khi NLĐ vào công ty đều được đào tạo, bồi dưỡng lại tay nghề.
Do đó trong thời gian tới, cơ quan chức năng về vấn đề lao động và vệc làm cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến về chính sách việc làm để các đối tượng NLĐ đều hiểu về quyền lợi, cũng như những điều cần phải thực hiện để nắm bắt được thời cơ có việc làm, giải quyết vấn đề thu nhập ….