Đối tượng Nội dung thu thập Phương pháp thu thập
Cán bộ quản lý, phụ trách vấn đề lao động, việc làm.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của cơng tác thực hiện chính sách việc làm;
- Các vấn đề về liên quan tới thực hiện chính sách việc làm cho NLĐ;
- Giải pháp để hoàn thiện việc tổ chức, thực hiện chính sách việc làm cho NLĐ;
Phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã được chuẩn bị sẵn.
Người lao động
- Nhu cầu về việc làm;
- Những thuận lợi và khó khăn trong tiếp cận chính sách;
- Đánh giá của NLĐ về cơng tác thực hiện chính sách GQVL..
- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016) Bảng 3.6. Phân bổ số lượng mẫu điều tra
Đối tượng Mẫu điều tra (số người) Người lao động tại các huyện
Lục Ngạn, Yên Dũng, Việt Yên và TP.Bắc Giang
Gồm đã có việc làm và
chưa có việc làm 200
Cán bộ quản lý về thực hiện chính sách việc làm của tỉnh và các
huyện, thành phố 30
Trung tâm đào tạo nghề; giới thiệu việc làm tại TP. Bắc Giang,
huyện Lạng Giang 5
Doanh nghiệp sử dụng lao động tại huyện Yên Dũng, Việt Yên 8
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý
- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp,
tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng, biểu, sơ đồ...
- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra, nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để xử lý tổng hợp.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để mơ tả và phân tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong năm 2010 – 2015.
3.2.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu:
+ So sánh định lượng: So sánh cơ sở vật chất; số lượng, chất lượng giáo viên dạy nghề; số lao động được đào tạo nghề; số lượng cơ sở dạy nghề…
+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về việc làm, xã hội để đánh giá. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua: về số lượng, chất lượng; lĩnh vực, loại hình.
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả hỗ trợ tạo việc làm thơng qua triển khai thực hiện các chính sách.
- Chỉ tiêu phán ánh các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách GQVL trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu lao động
Thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, chuyển dịch lao động đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực do hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp chuyên canh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế) và các KCN, CCN với các ngành dệt may, điện tử… nên đội ngũ lao động khối CN-XD tăng nhiều, tác phong lao động chuyên nghiệp hơn và trình độ tay nghề khá.
Hàng năm tạo việc làm mới cho lượng lớn lao động từ 18 nghìn lao động (2006) lên 24 nghìn (2010) và 26,5 nghìn năm 2015, bước đầu đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu phát triển của xã hội và người dân. Đạt được thành tựu này do đã thu hút được các dự án đầu tư, cơng tác dạy nghề và các chính sách xã hội đã phát huy tác dụng.
Bảng 4.1. Chuyển dịch lao động thời gian vừa qua
TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015
1 Tổng số lao động trong độ tuổi lao động
1.002.360 1.108.000 1.133.560
2 Tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành KT Người 850.660 976.413 992.674
3 Lao động phân theo ngành KT
Lao động NN, LN, TS Người 678.826 661.125 622.429 Lao động CN-XD Người 89.319 149.257 193.801 Lao động DV Người 82.515 166.031 176.444 4 Cơ cấu lao động theo ngành % 100,0 100,0 100,0 Lao động NN, LN, TS % 79,80 67,7 62,7 Lao động CN-XD % 10,50 15,3 19,5
Lao động DV % 9,70 17,0 17,8
5 Lao động có việc làm mới Người 18.365 25.160 28.300
6 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 24,0 33.5 50,0
7 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % 5,2 4,6 4,4
Tuy nhiên, chuyển dịch lao động theo lãnh thổ (khu vực đô thị với khu vực nông thôn và 3 vùng là vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng) và đặc biệt là chuyển dịch theo ngành kinh tế (NN, CN-XD, DV) còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Chất lượng thấp và lao động nông nghiệp nhiều là thách thức, trở ngại lớn trong việc tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng và nâng cao năng suất tổng hợp (TFP) để dịch vụ các loại, cụ thể là dịch vụ cơng tốt hơn, hàng hóa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và thu giá trị gia tăng cao.
Bảng 4.2. Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi (tuổi) Năm 2015 Tổng số Trong đó Nam Nữ 15-20 192.095 95.087 97.008 21-25 167.178 81.085 86.093 26-30 163.723 78.078 85.645 31-35 153.067 72.838 80.229 36-40 140.824 66.682 74.142 41-45 135.623 63.627 71.996 46-50 136.119 62.576 73.543 51-55 109.637 49.129 60.508 56-60 82.356 32.975 49.381
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2015) Có thể nói nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang là nguồn nhân lực trẻ, lực lượng lao động từ 16 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng lớn đây là một nguồn lao động rồi dào cần được đào tạo để nâng cao tay nghề góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh và đất nước.
4.1.2. Tình hình người lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Có thể thấy cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008 ảnh hưởng lớn đến Có thể thấy cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng. Một trong những hậu quả của khủng hoảng kinh tế để lại là số người thất nghiệp và thiếu việc
làm gia tăng. Cơ hội tìm kiếm việc làm của NLĐ thì ngày càng khó khăn. Thực trạng về số NLĐ thất nghiệp và thiếu việc làm tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2014 được thể hiện qua bảng số liệu 4.3 sau.
Bảng 4.3. Thực trạng về việc làm của NLĐ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2015 2010 - 2015
Năm Tổng số
Có việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2010 1.108.000 946.232 85,4 108.584 9,8 53.184 4,8 2011 1.112.751 965.867 86,8 94.584 8,5 52.3 4,7 2012 1.119.952 1.041.555 93,0 35.839 3,2 42.558 3,8 2013 1.120.305 1.041.883 93,0 36.971 3,3 41.451 3,7 2014 1.125.876 1.035.806 92,0 51.79 4,6 38.28 3,4 2015 1.133.560 1.054.210 93,0 38.542 3.4 40.808 3.6 Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Gang (2010-2015) Từ năm 2010-2015, số lao động có đủ việc làm tăng từ 85,4% lên 93%, trong đó cao nhất là năm 2012, năm 2013 và năm 2015 đều đạt 93,0%. Đến năm 2015 số lượng lao động có đủ việc làm là 1.054.210 người đạt 93,0%, tuy nhiên số người thiếu việc làm cũng như thất nghiệp vẫn có số lượng cao (số lao động thiếu việc làm là 38.542 người, còn số lao động thất nghiệp lên tới 40.808 người).
Những năm gần đây, Bắc Giang phát triển theo hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước tại 5 khu cơng nghiệp và nhiều cụm cơng nghiệp. Ngồi ra, số lượng các cơ sở SXKD vừa và nhỏ cũng ngày một gia tăng đã góp phần GQVL cho lao động của Tỉnh. Tuy tỷ lệ NLĐ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm nhưng vẫn cịn 40.808 người chưa có việc làm và 38.542 người thiếu việc làm. Vì vậy, GQVL cho số NLĐ vẫn là vấn đề không nhỏ và đang được các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ.
4.1.3. Đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm GQVL cho NLĐ Bằng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, tỉnh đã thu hút nhiều Bằng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, tỉnh đã thu hút nhiều chương trình, dự án lớn đầu tư trên địa bàn như: Công ty TNHH FuHong thuộc tập đoàn Tập đoàn Hồng Hai (Foxconn Group) đã đầu tư vào KCN Đình Trám 5/6 nhà máy sản xuất một số thiết bị điện tử tạo việc làm cho 5000 lao động. Tập đoàn SANYO đầu tư vào KCN Quang Châu dự kiến hoạt động, sẽ thu hút khoảng 1000
lao động. Universal Microelectric đã đầu tư vào KCN Quang Châu, thu hút khoảng 2.000 lao động và đặc biệt là Tập đoàn Wintek đã đăng ký đầu tư vào KCN Quang Châu nhà máy sản xuất màn hình cảm ứng cho Apple với vốn đăng ký 250 triệu USD, dự kiến sử dụng đến 65.000 lao động,…
Kết quả trong 5 năm (2010 - 2015), đã có 369 dự án đầu tư, tăng 2,7 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 (136 dự án) với tổng số vốn đăng ký 22.752 tỷ đồng, tăng 13,2 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 (1.722 tỷ đồng), qua đó tạo ra hàng chục nghìn chỗ làm việc mới.
4.1.4. Phát triển chương trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nông thôn lực lao động nông thôn
Tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề, kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý dạy nghề từ tỉnh tới cơ sở. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân về vị trí, vai trị của cơng tác đào tạo nghề đối với việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng nhanh từ 82 cơ sở (năm 2010) lên 154 cơ sở (năm 2015); đa dạng hóa về hình thức sở hữu, các huyện, thành phố đều có cơ sở dạy nghề. Ngành nghề đào tạo được đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động; cơ cấu, trình độ đào tạo từng bước gắn với nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh. Tổng số lao động được đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 là 113.668 người.
4.1.5. Phát triển các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp và nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm phát triển. Tồn tỉnh đã có 435 làng có nghề, chiếm 17% số làng của tỉnh; trong đó có 33 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định,với tổng số trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân khẩu tham gia nghề, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%. Thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, đời sống lao động khu vực làng nghề ổn định và phát triển.
Làng nghề ở Bắc Giang chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Nhiều làng nghề có sản phẩm nổi tiếng như Dĩnh Kế làm bánh đa, Làng Vân nấu rượu; Làng Thổ Hà làm mỳ, bánh đa nem; Làng
Thổ Dương mỳ gạo; Tre đan: Xã Tăng Tiến, Làng Song Khê với nghề tre đan, đọ tôm, tằm tơ; An Lập sản xuất hương thơm,…
Gần đây, có du nhập thêm một số nghề mới như nghề tre chắp sơn mài, thêu ren, sản xuất tăm lụa, chạm khắc đá, gốm dân gian…Để phát triển hạ tầng và môi trường làng nghề, tỉnh đã dành hơn 15 tỷ đồng hỗ trợ cùng với vốn của nhân dân đầu tư xây dựng hạ tầng tại 5 làng nghề.
4.1.6. Giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động
Hàng năm, Ban chỉ đạo XKLĐ cấp tỉnh lựa chọn và hỗ trợ từ 40 đến 50 doanh nghiệp có uy tín và có giấy phép hoạt động XKLĐ về các địa phương tổ chức các hội nghị, giới thiệu về các đơn hàng XKLĐ và tuyển chọn lao động. Đồng thời phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức các kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản để đưa NLĐ đi XKLĐ theo các chương trình hợp tác lao động có thu nhập cao, chi phí thấp. Giai đoạn 2010 - 2015, bình quân mỗi năm tồn tỉnh có 5.713 người được GQVL thơng qua XKLĐ chiếm 25,7% tổng số lao động được GQVL hàng năm của tỉnh và là một trong 10 tỉnh có số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn nhất toàn quốc. Hiện tại số lao động trên địa bàn tỉnh đang làm việc ở nước ngồi có trên 28.000 người, tập trung chủ yếu ở các thị trường như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc...; lượng thu nhập ngoại tệ do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về hàng năm qua các Ngân hàng Thương mại đạt từ 50 - 70 triệu USD (chưa kể nguồn do lao động mang về bằng con đường khác).
4.1.7. Tạo việc làm thơng qua hình thức cho vay vốn từ quỹ Quốc gia GQVL Ban chỉ đạo và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm tỉnh Bắc Giang đã, thực Ban chỉ đạo và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm tỉnh Bắc Giang đã, thực hiện phân cấp quản lý, thẩm định và quyết định cho vay vốn theo quy định. Quỹ quốc gia GQVL nhằm tạo nguồn lực vật chất để thực hiện chương trình xúc tiến việc làm. Trong 5 năm (2010 – 2015), nguồn vốn vay từ Qũy Quốc gia GQVL được cấp bổ sung là 19 tỷ đồng cho vay theo các dự án hỗ trợ việc làm. Kết quả 5 năm có 1.447 dự án được duyệt, vay với số tiền vay luân chuyển là 71.754 triệu đồng, GQVL cho 7.393 lao động (bình quân mỗi năm là 1.479 người), chiếm 6,7% tổng số lao động được GQVL hàng năm của tỉnh.
4.1.8. Hỗ trợ việc làm thông qua hoạt động dịch vụ việc làm
Trong những năm qua, các cơ sở giới thiệu việc làm hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 37.500 người, trong đó có 10.500 người đã
tìm được việc làm. TTGTVL của tỉnh đã tổ chức 18 phiên giao dịch việc làm với 306 lượt doanh nghiệp tham gia, số người đăng ký tìm việc làm thơng qua sàn giao dịch là 17.436 người.
Để tăng cường thông tin thị trường lao động, từ năm 2008, TTGTVL của tỉnh đã đưa vào hoạt động website: http://vieclambacgiang.vn, đến hết năm 2015 đã có trên 70.000 lượt người truy cập, tìm kiếm thơng tin về việc làm qua website. 4.1.9. Hỗ trợ lao động nông thôn đi làm việc ngồi tỉnh
Nhằm hỗ trợ NLĐ đi tìm việc và làm việc ngồi tỉnh, những vùng có nhu cầu sử dụng lao động lớn, có thu nhập tương đối cao và ổn định. UBND tỉnh đã chỉ đạo các hoạt động: Tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, trang bị kiến thức, trình độ chun mơn, kỹ thuật, ngành nghề cho NLĐ để họ thuận lợi trong tìm việc làm. Tăng cường hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho NLĐ tiếp cận với thị trường lao động để tìm kiếm việc làm.
Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức hội chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm theo định kỳ; phát triển dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm,… Triển khai các chương trình phối hợp, hợp tác về lao động, thoả thuận về việc làm, điều kiện làm việc, thu nhập, nhà ở và các vấn đề liên quan đến người lao động với Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng lao động lớn như: Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương… để đưa lao động của tỉnh đi làm việc.