Biến động dân số Bắc Giang giai đoạn 2006-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 53)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015

Tổng dân số Người 1.537.265 1.567.557 1.618.000

1 Phân theo khu vực

1.1 Thành thị Người 138.362 151.259 162.000 1.2 Nông thôn Người 1.398.903 1.416.298 1.448.000

* Cơ cấu % 100,0 100,0 100,0

Thành thị % 9,0 9,6 9,7

Nông thôn % 91,0 90,4 90,3

2. Phân theo giới

2.1 Nam Người 760.025 780.854 803.000 2.2 Nữ Người 777.240 786.703 815.000

* Cơ cấu % 100,0 100,0 100,0

Nam % 49,4 49,8 49,6

Nữ % 50,6 50,2 50,4

Hiện nay về dân số, Bắc Giang đang gặp khó khăn, thách thức như sau: - Mất cân đối lớn về dân số giữa khu vực nơng thơn với thành thị vì chuyển dịch dân số giữa hai khu vực này rất chậm, gây áp lực chuyển đổi lao động nông nghiệp sang khu vực khác;

- Trong những năm gần đây xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (năm 2012 là 119 nam/100 nữ), gây ra hậu quả xã hội lâu dài và di dân cơ học tại địa bàn có KCN tạo khó khăn trong quản lý dân cư.

- Dân số trung bình các huyện không tỷ lệ với tài nguyên đất (Sơn Động diện tích lớn nhưng dân số thấp nhất, thành phố Bắc Giang diện tích nhỏ nhất nhưng dân số đông nhất) và chất lượng dân số thấp hơn các tỉnh liền kề như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

3.1.2.3. Đặc điểm về Văn hóa xã hội:

Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống; các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và chủ yếu sống bằng nghề nơng lâm nghiệp, trình độ dân trí cịn thấp, đây là một khó khăn trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm.

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh cịn cao so với bình qn chung của cả nước, theo kết quả điều tra năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 9,78%; có huyện Sơn Động là 1 trong 54 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ.

Mạng lưới y tế của tỉnh gồm 7 bệnh viện tuyến tỉnh; 9 bệnh viện tuyến huyện, thành phố; 3 phòng khám đa khoa khu vực; 230 trạm y tế xã và 10 trung tâm y tế dự phịng. Tồn tỉnh có 263 trường mầm non; 259 trường tiểu học; 240 trường THCS, dân tộc nội trú; 49 trường THPT; 10 trung tâm giáo dục thường xuyên; 1 trường cao đắng sư phạm và hệ thống trường dạy nghề với 82 cơ sở. Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non là 44,1%; tiểu học là 77,2%; THCS, dân tộc nội trú và THPT là 45,8%; THPT cơng lập là 32,4%; tỷ lệ phịng học/lớp học ở các cấp học đạt 0,8%.

Văn hóa Bắc Giang có tính chất đan xen đa văn hóa, tất cả cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng. Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn); là cái nôi của quan họ cổ với 23 làng ven sơng Cầu. Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn nhỏ; có chùa Vĩnh Nghiêm là

cái nơi đào tạo phật pháp thiền phái Trúc Lâm; chùa Bổ Đà phản ánh tính chất cổ kính gần với phật giáo Ấn Độ; đình Lỗ Hạnh được dựng vào cuối thế kỷ XVI từng được mệnh danh là "Đệ nhất Kinh Bắc".

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, mạng lưới giao thơng đường bộ có tổng chiều dài 7.702 km. Quốc lộ có 4 tuyến với chiều dài 254 km; đường tỉnh có 18 tuyến dài 411 km; đường huyện có 87 tuyến dài 770 km, rải nhựa được 20%; đường xã 1.523 km, chủ yếu là đường đất; đường thơn, xóm, cụm dân cư cứng hóa đạt 42%, cịn lại là đường cấp phối; đường đơ thị dài 111 km. Mạng lưới đường sơng hiện có 1 cảng sơng, 3 cảng chuyên dùng và 14 bến thủy nội địa....

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn nhóm đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về việc làm ở phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố và Sở Lao động – Thương binh xã hội tỉnh Bắc Giang; người sử dụng lao động, NLĐ đang làm việc và NLĐ đang có nhu cầu tìm việc tại một số huyện Lục Ngạn, Yên Dũng, Việt Yên và thành phố Bắc Giang trên địa bàn tỉnh.

Lý do lựa chọn: Đây là các huyện có lực lượng lao động lớn trên địa bàn tỉnh, đồng thời các địa phương này có các khu, cụm cơng nghiệp; có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên thuận tiện cho việc lựa chọn mẫu điều tra, nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang; Cục Thống kê; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu về tình hình chung của tỉnh; đặc biệt các số liệu về tình hình lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh được thu thập từ Sở, phịng ban chun mơn như: Sở LĐ, TB&XH tỉnh Bắc Giang, các phòng ban, trung tâm liên quan tới lao động, việc làm ….

- Các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; kết quả thực hiện các chính sách này trong giai đoạn 2010-2015.

3.2.2.2. Thơng tin sơ cấp

- Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, thảo luận, phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ làm cơng tác quản lý nhà nước về việc làm, người sử dụng lao động, NLĐ đang làm việc và NLĐ đang có nhu cầu tìm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cơng cụ chính được sử dụng trong thu thập thơng tin là bảng hỏi các đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)