Trong những năm qua, các cơ sở giới thiệu việc làm hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 37.500 người, trong đó có 10.500 người đã
tìm được việc làm. TTGTVL của tỉnh đã tổ chức 18 phiên giao dịch việc làm với 306 lượt doanh nghiệp tham gia, số người đăng ký tìm việc làm thông qua sàn giao dịch là 17.436 người.
Để tăng cường thông tin thị trường lao động, từ năm 2008, TTGTVL của tỉnh đã đưa vào hoạt động website: http://vieclambacgiang.vn, đến hết năm 2015 đã có trên 70.000 lượt người truy cập, tìm kiếm thông tin về việc làm qua website. 4.1.9. Hỗ trợ lao động nông thôn đi làm việc ngoài tỉnh
Nhằm hỗ trợ NLĐ đi tìm việc và làm việc ngoài tỉnh, những vùng có nhu cầu sử dụng lao động lớn, có thu nhập tương đối cao và ổn định. UBND tỉnh đã chỉ đạo các hoạt động: Tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, trang bị kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngành nghề cho NLĐ để họ thuận lợi trong tìm việc làm. Tăng cường hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho NLĐ tiếp cận với thị trường lao động để tìm kiếm việc làm.
Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức hội chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm theo định kỳ; phát triển dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm,… Triển khai các chương trình phối hợp, hợp tác về lao động, thoả thuận về việc làm, điều kiện làm việc, thu nhập, nhà ở và các vấn đề liên quan đến người lao động với Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng lao động lớn như: Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương… để đưa lao động của tỉnh đi làm việc.
4.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
4.2.1. Khái quát quá trình thực hiện các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang địa bàn tỉnh Bắc Giang
4.2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm
Từ năm 2005 đến nay, cùng với các chính sách chung của Đảng và Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển dạy nghề và tăng cường giải quyết việc làm như:
- Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND; Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND; - Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND.
- Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày 06 tháng 9 năm 2001 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2001-2010.
- Nghị quyết sô 52-NQ/TU ngày 10 tháng 5 năm 2006 của Ban chấp hành đ ảng bộ tỉnh về ban hành 5 Chương trình phát triển KTXH trọng tâm giai đoạn 2006-2010 trong đó có Chương trình GQVL cho các hộ nghèo nhằm giảm nghèo bền vững.
- Đề án XKLĐ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2010.
- Nghị quyết số 16/NQ-HDND ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên.
- Quyết định 1170/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án đầu tư nâng cao năng lực hoạt động Trung tâm dịch vụ việc làm - dạy nghề và xây dựng sàn giao dịch việc làm tỉnh Bắc Giang.
- Đặc biệt, ngày 19/12/2011 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, GQVL và giảm nghèo giai đoạn 2010-2015, đây là một chủ trương, chính sách lớn của tỉnh trên cơ sở kế thừa và phát triển những chính sách về dạy nghề và GQVL của các giai đoạn trước.
UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tham mưu, xây dựng và ban hành được hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Một số kế hoạch được phê duyệt và nhất trí bao gồm:
- Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho NLĐ giai đoạn 2010 – 2015. Kế hoạch cụ thể hóa mục tiêu của chính sách từ năm 2010- 2015, thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện, phân công trách nhiệm của từng thành viên. Trên cơ sở kế hoạch hành động theo giai đoạn, Sở LĐ-TB&XH còn xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm.
- Kế hoạch chỉ đạo cơ sở cấp dưới (cấp huyện, cấp xã) phổ biến tuyên truyền chủ trương, quy định liên quan tới chính sách GQVL cho cho NLĐ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận và hưởng thụ chính sách.
- Kế hoạch phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Giang, Báo Bắc Giang về việc thông tin, tuyên truyền chính sách GQVL cho NLĐ về việc làm
giai đoạn 2010 – 2015. Theo nội dung của kế hoạch phối hợp, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ đưa thông tin tuyên truyền về chính sách trong chương trình các tạp chí 1 số/tuần. Báo Bắc Giang có nhiệm vụ đăng tải các nội dung, quy định về chính sách 2 số/tuần. Tất cả các nội dung tuyên truyền trên hệ thống Đài, Báo đều được Sở LĐ-TB&XH cung cấp thông tin, kiểm duyệt và chịu trách nhiện về nội dung.
- Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp của đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách. Hằng năm, Sở LĐ-TB&XH có chương trình đào tạo nghiệp vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.
- Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho NLĐ: kế hoạch quy định cụ thể số đợt kiểm tra trong 1 năm, thành phần đoàn kiểm tra và các nội dung kiểm tra, giám sát.
4.2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách giải quyết việc làm
Trên cơ sở nội dung, mục tiêu của chương trình GQVL giai đoạn 2010 - 2020, các ngành và cơ quan chức năng liên quan đã quan tâm đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân và người lao động hiểu rõ về việc làm và tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường, từng bước làm thay đổi quan niệm về việc làm và tự tạo việc làm. Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý, đánh giá chương trình việc làm từ cơ sở.
Số lượng cán bộ được tập huấn hàng năm có xu hướng tăng ổn định, điều này cho thấy vấn đề việc làm luôn được các cấp Ủy, Đảng quan tâm.
Thông qua công tác tuyên truyền, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đã được nâng cao hơn và giá trị đóng góp của từng cá nhân, tổ chức cho xã hội trong công tác GQVL cho người lao động đã được làm rõ hơn.
Các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo Bắc Giang, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, các đài truyền thanh địa phương đã phối hợp với cơ quan chức năng, các địa phương tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, GQVL, XKLĐ …. Tiến hành tổ chức những diễn đàn đối thoại về việc làm, pháp luật lao động, đào tạo nghề, tuyển sinh hàng năm; đặc biệt đã xây dựng được các phóng sự chuyên đề, gương điển hình tiên tiến về các cá nhân, tổ chức, mô hình giải quyết việc làm có hiệu quả để nhân diện rộng. Qua đó đã góp phần tạo
chuyển biến để giải phóng tiềm năng lao động, GQVL cho nhiều người, NLĐ nhận thức đầy đủ về quyền được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết SXKD, tự do thuê mướn lao động đúng theo quy định luật pháp.
Khi hỏi cán bộ quản lý về các hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức chính sách việc làm tới các đối tượng trong xã hội thì có được các thông tin như sau.
Hộp 4.1. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách
Chúng tôi tiến hành nhiều hình thức khác nhau để chính sách việc làm được dàn trải trên toàn tỉnh, để mọi người dân, mọi đối tượng đều nắm bắt thông tin như nhau, một số hình thức chúng tôi thực hiện đó là:
- Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Tỉnh mở chuyên mục tạp chí thanh niên phát sóng 1 số/ tuần.
- Phối hợp với Báo Bắc Giang mở chuyên mục thanh niên phát hành 2 số/tuần. - Phối hợp với NHCSXH tỉnh Bắc Giang biên soạn tờ rơi tuyên truyền.
-Truyền thông qua các wedsite của Tỉnh Bắc Giang (tuoitrebacgiang.vn), tờ thông tin thanh niên (4 số/năm), hệ thống truyền thanh cơ sở (1 tuần/lần). …
Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Lương Văn Thành, Cán bộ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang, ngày 25/12/2015 Hiện nay, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ trên địa bàn thông qua các TTGTVL của tỉnh Bắc Giang. Cho đến nay, tỉnh Bắc Giang có 06 TTGTVL trực thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh, bao gồm: TTGTVL của Tỉnh Đoàn, TTGTVL thuộc Liên đoàn lao động Việt Nam, TTGTVL của hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, TTGTVL của Hội nông dân, TTGTVL của Ban quản lý các khu công nghiệp. Các đối tượng lao động được tư vấn, giới thiệu bao gồm: lao động nông thôn, lao động khuyết tật, lao động đã qua đào tạo nghề hay học sinh trung học phổ thông, lao động thuộc diện chính sách xã hội… các thông tin về thị trường lao động được tư vấn, giới thiệu bao gồm: các ngành nghề đang có xu hướng tuyển dụng, tư vấn XKLĐ, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp; các ngành nghề được giới thiệu cũng khá đa dạng như: giúp việc gia đình, may mặc, điện dân dụng, điện tử... Thông thường các TTGTVL của tỉnh sẽ gửi công văn thông báo về phòng LĐTB&XH các huyện, huyện sẽ chịu trách nhiệm thông báo tới NLĐ địa phương có nhu cầu tìm việc, tìm kiếm các thông tin thị trường lao động…sẽ chủ động đến trực tiếp đến các TTGTVL mà phòng thông báo để tìm hiểu. Lao động trực tiếp
tham gia tìm hiểu, tư vấn về việc làm từ TTGTVL thông qua sàn giao dịch việc làm vào ngày mồng 10 và 20 hàng tháng.
Ngoài ra, phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh chủ yếu qua 02 hình thức sau:
* Hỗ trợ lao động đi làm việc ngoài tỉnh: với hoạt động này, tỉnh chủ yếu tổ chức hỗ trợ đối với các lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống trên địa bàn tỉnh; có sức khoẻ, có nhu cầu đi làm việc ở ngoài tỉnh; được các tổ chức có tư cách pháp nhân của tỉnh giới thiệu và trực tiếp liên hệ để lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước.
* Hỗ trợ NLĐ đi xuất khẩu ở nước ngoài: Những NLĐ được hỗ trợ bao gồm: lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; NLĐ trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất; NLĐ là con của các đối tượng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hoá học đang sinh sống tại địa bàn tỉnh, có sức khỏe, có nhu cầu đi XKLĐ; sau khi trúng tuyển, NLĐ đã tham gia học nghề, học ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại các trường, TTGTVL và các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp XKLĐ; đã làm xong hộ chiếu và ký hợp đồng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài với doanh nghiệp XKLĐ.
Trình tự thực hiện: NLĐ nộp đơn và hợp đồng đào tạo tại phòng LĐ- TB&XH nơi lao động cư trú; phòng LĐTB và XH tiếp nhận hồ sơ và phối hợp phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện xem xét quyết định hỗ trợ qua phòng LĐTB và XH; nguồn kinh phí được cấp cho Sở LĐ-TB&XH tỉnh để chi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.
4.2.1.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách giải quyết việc làm
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV, các quy hoạch phát triển KTXH, các ngành, lĩnh vực của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng Chương trình GQVL cho NLĐ thời kỳ 2001 - 2010 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày 06/9/2001).
Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện chương trình GQVL giai đoạn 2010 - 2020, phân công, giao trách nhiệm cho các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các cấp tổ chức thực hiện.
UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu kế hoạch về giải quyết việc làm, XKLĐ cho các huyện, thành phố và xác định đây là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các địa phương. Trên cơ sở đó các huyện, thành phố đã có Nghị quyết chuyên đề của cấp ủy, UBND đã cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, Chương trình GQVL còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể như: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, HCCB, HND, HPN, ĐTN, Liên đoàn Lao động…. với các chương trình, dự án như dạy nghề và GQVL cho thanh niên dân tộc thiểu số theo Chương trình 135, dạy nghề và GQVL cho lao động nông thôn giai đoạn 2006-2010, dạy nghề và GQVL cho phụ nữ giai đoạn 2006-2010 nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ; từ đó giúp cho cấp uỷ, chính quyền trong quản lý và tổ chức thực hiện chương trình việc làm, triển khai các dự án vay vốn GQVL đạt hiệu quả.
Cụ thể công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách GQVL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:
+ UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tham mưu, xây dựng và ban hành được hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang là đơn vị trực tiếp phụ trách công tác việc làm cho NLĐ trên địa bàn tỉnh; Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, Sở Tài chính tỉnh …. đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách việc làm; nguồn quỹ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định chung của Chính phủ. Xác nhận các đối tượng được ưu tiên hưởng ưu đãi của chính sách.
+ Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm xây dựng cơ chế đầu tư đối với các dự án vay vốn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
+ Sở LĐ-TB&XH phối hợp Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án vay vốn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
+ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang thực hiện các thủ tục cho người dân vay vốn; quản lý nguồn vốn và tổ chức giải ngân kịp thời các dự án hỗ trợ việc làm theo cơ chế chính sách Nhà nước quy định về vốn vay hỗ trợ GQVL.
+ Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Giang, Báo Bắc Giang nhằm tuyên truyền về chính sách GQVL cho NLĐ theo nguồn vốn hỗ trợ việc làm.
4.2.1.4. Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
Hệ thống thông tin phản hồi được hình thành trên cơ sở các quy định về chế độ báo cáo hàng tháng báo cáo năm. Báo cáo được thực hiện theo quy trình: cấp xã báo cáo gửi cấp huyện, cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo trong toàn huyện và gửi báo cáo lên Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang. Sở tổng hợp các báo cáo do cấp huyện gửi và xây dựng báo cáo của toàn tỉnh gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh