Đơn vị tính: % Ngành Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nông- lâm nghiệp, thuỷ sản 28,12 21,98 17,26 17,16 17,99
Công nghiệp- xây dựng 65,27 69,00 72,76 66,68 68,54
Thương mại - dịch vụ 6,61 9,01 9,98 16,16 13,47
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2018a)
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nơng nghiệp
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đơ thị hố làm giảm diện tích đất nơng nghiệp (giảm 507,61 ha từ năm 2013 - 2017), nhưng sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. UBND huyện đã chủ động hỗ trợ kinh phí và tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Tăng cường cơng tác phịng chống dịch bệnh, khơng để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
+ Cơ cấu trong ngành nông - lâm - thuỷ sản chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi.
+ Tỷ trọng ngành thủy sản, lâm nghiệp rất nhỏ bé và giảm nhanh trong 5 năm qua. Đến năm 2017, tỷ trọng 2 ngành này cịn khơng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp của Huyện, tương ứng là: 0,8 và 0,1%.
* Khu vực kinh tế công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - Xây dựng của Mê Linh giai đoạn 2013 - 2017 đạt trung bình 25,1%/năm. Điều này đã làm tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng giá trị sản xuất của huyện lên 86,7% năm 2017.
Trong 2 ngành công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt trên 30%/năm trong khi ngành xây dựng đạt trên 13%/năm làm cho tỷ trọng ngành cơng nghiệp chiếm trong tồn ngành cơng nghiệp - xây dựng ngày càng tăng. Điều này thể hiện ưu thế của ngành công nghiệp huyện so với ngành xây dựng. Tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn huyện, chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và kim khí. Tuy nhiên, phát triển làng nghề chủ yếu là tự phát, kinh doanh chưa bài bản.
Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đã đi vào hoạt động và tăng trưởng tốt, đóng góp vào thành tích chung của công nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân Xuân Kiên, Công ty liên doanh INOUE, Công ty dệt Vĩnh Phúc, Công ty dược phẩm Mediplatex, Công ty điện tử Asti Hà Nội; Công ty TNHH Thép Việt Thanh,...
Số doanh nghiệp cơng nghiệp ngồi nhà nước tăng mạnh, từ 11 doanh nghiệp năm 2013 lên 44 năm 2017; số dự có vốn ĐTNN cũng tăng khá từ 54 dự án lên 58 vào năm 2017, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi đó số doanh nghiệp nhà nước duy trì ổn định với 6 doanh nghiệp.
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Giai đoạn 5 năm 2013 - 2017, nhóm ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng GTSX chỉ đạt trên 15%. Tốc độ này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện cũng như mục tiêu KH đặt ra. Điều này chứng tỏ ngành thương mại dịch vụ chưa khai thác hết tiềm năng và cơ hội phát triển, cũng như chưa thu hút được sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp.
Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn dù chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng lại trong xu hướng giảm đều qua các năm (tỷ trọng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ giảm còn 3,1% năm 2017), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra. Như vậy, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất trong khi lẽ ra có thể đạt một kết quả khả quan hơn.
Xét theo cơ cấu chi tiết các ngành, thương mại và tài chính tín dụng là hai nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Tiếp theo là khách sạn, nhà hàng và vận tải, bưu điện.
Về cơ bản, hệ thống thương mại trên địa bàn huyện bên cạnh đó có một trung tâm thương mại Mê Linh Plaza đi vào hoạt động từ 2007, và hai chợ được xây dựng kiên cố trong đó một chưa đưa vào hoạt động thì vẫn là thương mại truyền thống với mạng lưới chợ chủ yếu xây là chợ tạm, hạ tầng cơ sở thiếu và
xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Du lịch hầu như chưa được phát triển, do chưa có chính sách liên kết khai thác tài nguyên du lịch cùng với các địa điểm du lịch phong phú và đa dạng của các địa phương lân cận và chưa có lực lượng làm du lịch chuyên nghiệp. Một vài điểm đến hiện có của huyện như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa xuân chưa được quảng bá và ít thu hút khách du lịch.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số