Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
2.3.3. Vấn đề nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất thành phố Hà Nội
Năm 2010, theo Đỗ Thị Tám và các cộng sự (Đỗ Thị Tám và cs., 2010) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây - thành Phố Hà Nội. Kết quả cho thấy:
- LUT cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất và thu hút nhiều lao động là LUT hoa cây cảnh, trong đó GTSX/ha đạt 218,75 triệu đồng cao gấp 4,5 lần LUT chuyên lúa và sử dụng 1493 công/ha với GTGT/LĐ đạt 115,47 ngàn đồng. LUT thủy sản cho GTGT/ha đạt 287,62 triệu đồng và sử dụng 2.083 công lao động/ha với GTGT/LĐ đạt 138,06 ngàn đồng. LUT chuyên lúa cho giá trị kinh tế thấp.
- Trên cùng đơn vị diện tích, LUT chuyên rau màu vùng 1 cho hiệu quả kinh tế cao hơn vùng 2 (GTSX/ha đạt 130,28 triệu đồng gấp 1,38 lần vùng 2). LUT lúa – màu vùng 1 cho GTSX/ha đạt 117,75 triệu đồng và sử dụng 975 công/ha với giá trị ngày công lao động đạt 85,98 ngàn đồng/LĐ.
- LUT điển hình cho hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều lao động như: LUT hoa cây cảnh, LUT thủy sản, LUT chuyên rau màu, LUT lúa – màu.
Nghiên cứu của các tác giả Phạm Văn Vân và Nguyễn Thanh Trà (2010) với đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được chia ra thành 3 vùng chính (vùng bãi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng) với thế mạnh riêng của từng vùng. Trên cả 3 vùng, loại hình sử dụng đất rau - màu, mía - màu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao; về hiệu quả xã hội: loại hình sử dụng đất rau - màu thu hút nhiều cơng lao động nhất; các loại hình sử dụng đất
mía - màu, rau - màu, chun cá đều có ảnh hưởng tốt đến mơi trường.
Những năm gần đây, TP Hà Nội thực hiện nghị quyết về đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, xác định một trong những mũi nhọn của kinh tế là sản xuất CN - TTCN. Và xác định mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Thành phố từ nay đến năm 2020 là: “Phát triển nền nông nghiệp sinh thái, sạch, đạt hiệu quả cao và tiến dần đến nền nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa theo hướng tăng chất lượng giá trị lớn”. Vì vậy, trong những năm tiếp theo thành phố sẽ tập trung quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, gắn với hình thành vành đai xanh cho khu vực nội thành. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn với các giải pháp tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nông nghiệp đô thị phục vụ cho các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh khác, đảm bảo có năng suất, chất lượng và đạt giá trị kinh tế cao. Hà Đông cũng được chọn là quận cho nhiều dự án thí điểm trồng rau an tồn (dự án VietGAP), bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa lai, lúa hàng hóa, trồng màu và kinh tế trang trại (Khuyến nơng Hà Nội, 2018).
Nhưng nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề được đặt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mơ hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có mơ hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi cịn làm huỷ hoại mơi trường, phá huỷ đất. Vì vậy cần có sự nghiên cứu các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nơng nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.