Hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2.3. Hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật lựa chọn và chăm sóc cây trồng...

Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng cơng nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kĩ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Lê Hội, 1996).

2.2.3. Hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp

2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá

Một loại hình sử dụng đất bền vững phải đạt được 3 yêu cầu:

- Bền vững về mặt môi trường nghĩa là loại hình sử dụng đó phải bảo vệ được đất đai, giảm thiểu xói mịn, thối hóa đất đến mức chấp nhận được, tăng độ che phủ đất, bảo vệ nguồn nước, nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái và không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên;

- Bền vững về mặt kinh tế: loại hình sử dụng cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cao và giảm rủi ro (về sản xuất, thị trường);

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, bảo đảm đời sống nhân dân, xã hội được phát triển. Ở nước ta lực lượng lao động nông nghiệp khá lớn, cơng nghiệp chưa phát triển thì vấn đề thu hút lao động phải được coi là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá về mức độ bền vững của một loại hình sử dụng đất.

vững ở nơi này có thể khơng bền vững ở nơi khác, bền vững ở thời điểm này có thể khơng bền vững ở thời điểm khác. Do vậy, mặc dù đo lường trực tiếp tính bền vững là một khó khăn, nhưng sự đánh giá nó hồn tồn có thể thực hiện được dựa vào những biểu hiện và các quá trình chi phối chức năng của một hệ nhất định tại một địa phương cụ thể nào đó. Điều này địi hỏi ngày càng phải cụ thể hoá, định lượng hố sự bền vững và khơng bền vững. Trong một số trường hợp cụ thể người ta đo lường mặt không bền vững của vấn đề, chẳng hạn xác định lượng mất đất, năng suất giảm.

Như vậy, nếu thỏa mãn hết các chỉ tiêu thì tính bền vững của loại sử dụng đất sẽ đạt mức tối đa, song trong thực tế hiếm khi có một loại hình sử dụng đất nào lý tưởng như vậy, mỗi loại chỉ đạt được một số mặt nào đó và ở mức độ nhất định.

2.2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu

a. Nguyên tắc khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính tồn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có thang bậc (Nguyễn Đình Hợi, 1993).

Để đánh giá chính xác, tồn diện cần phải xác định chỉ tiêu chính, chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nơng nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.

Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp

* Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nơng nghiệp

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

TNHH = GTSX - CPTG

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

- Hiệu quả kinh tế trên ngày cơng lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

* Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau (Nguyễn Đình Hợi, 1993): - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nơng dân;

- Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nơng dân; - Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Theo Đỗ Nguyên Hải (Đỗ Nguyên Hải, 1999), chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

- Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; - Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; - Đánh giá quản lý đất đai;

- Đánh giá hệ thống cây trồng;

- Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng;

- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

- Sự thích hợp của mơi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó địi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài.

2.2.4. Sử dụng đất nông nghiệp vùng đô thị

2.2.4.1. Khái niệm đất nông nghiệp đô thị

Đất nông nghiệp đô thị được hiểu là việc sử dụng các diện tích nhỏ, các lơ đất trống, sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng,… trong các thành phố lớn để trồng cây hoặc chăn nuôi gia cầm, gia súc nhỏ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng mơi trường,… sau đó tồn bộ hay một phần sản phẩm được thương mại hóa.

2.2.4.2. Đặc điểm nơng nghiệp đơ thị

Nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đơ thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

Đặc điểm của nông nghiệp đô thị gồm:

- Sản phẩm của nông nghiệp đô thị chịu tác động mạnh của thị trường đô thị; - Nông nghiệp đô thị dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ nông nghiệp; - Nông nghiệp đô thị phát triển dựa trên kỹ thuật thâm canh cao; - Sản xuất nơng nghiệp đơ thị có tính chun mơn hóa cao;

- Nông nghiệp đô thị thường phát triển tạo thành các vành đai nông nghiệp; - Phát triển nông nghiệp đô thị đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nông nghiệp đô thị được sản xuất và phân phối tại chỗ nên thực phẩm từ các nơng nghiệp thị ít tốn phí vận chuyển, đóng gói, lưu trữ, tỷ lệ hao hụt do lưu trữ- vận chuyển giảm; tươi ngon, có giá canh tranh do giảm được các nấc trung gian; chi phí sản xuất thấp và phát thải CO2 cũng giảm.

Nơng nghệp đơ thị thường có quy mô nhỏ, nhưng lại dễ dàng tiếp cận công nghệ, quản lý sâu bệnh, phân bón, nước tưới,…và giàu tiềm năng về đầu tư, chăm sóc, nên thường cho năng suất cao (cao hơn so với vùng nơng thơn 15 lần,

1 m2 diện tích có thể cung cấp 20 kg thực phẩm mỗi năm).

2.2.4.3. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp đô thị

Trong thực tế, những mầm mống của nông nghiệp đô thị ở Việt Nam đã xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nông nghiệp đô thị cũng được chú ý phát triển và có những nét mang dáng dấp của nông nghiệp đô thị hiện đại. Trong thế kỷ XX, q trình đơ thị hố ở cả hai miền Nam-Bắc được mở rộng, nhiều đô thị mới xuất hiện và chính chúng là động lực để nơng nghiệp đô thị, nhất là bộ phận nông nghiệp ngoại thị, phát triển nhanh nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống cho đô thị. Bước sang thế kỷ XXI, điểm đang chú nhất là chính quyền ở TP Hồ Chí Minh, Thủ đơ Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP hải Phòng, TP Cần Thơ, TP Tam Kỳ, TP Long An..... đã xây dựng chiến lược hoặc quy hoạch tổng thể và có những chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp đô thị. Như vậy, càng ngày nông nghiệp đơ thị càng trở nên quan trọng và có những đóng góp lớn cho phát triển bền vững các đô thị trên lãnh thổ này.

Xu hướng ngày nay chính là sự kết hợp giữa nơng nghiệp và du lịch, nghỉ dưỡng đang được chú ý phát triển tại nhiều đơ thị.

Khơng ít gia đình ở các đô thị Việt Nam, với truyền thống cần cù, tiết kiệm, đã trồng rau, hoa, cây lương thực hai bên đường sắt; trồng ngơ, rau, bầu, bí trên đất đã san lấp mặt bằng nhưng chưa xây dựng...

Có thể thấy rằng rất hiếm hộ gia đình ở đơ thị khơng trồng cây, khơng có cây xanh. Nhiều gia đình cịn ni cá cảnh, chim cảnh. Để đáp ứng nhu cầu rau sạch, một số gia đình ở các đơ thị đã tận dụng sân thượng, sân, vườn... để trồng rau và thậm chí mở ra nghề mới: nghề trồng rau mầm và phương pháp canh tác mới: thuỷ canh... Ngay cả những gia đình mới chuyển đến đơ thị sinh sống thì họ cũng tìm ngay những chậu hoa, cây cảnh, cây bóng mát để trồng. Nghĩa là họ mang những đối tượng của sản xuất nông nghiệp vào từng căn nhà trong đô thị (Lê Văn Trưởng, 2008).

2.2.4.4. Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp đơ thị

Theo tính tốn, nơng nghiệp đơ thị đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của một số đô thị như sau: nhu cầu lương thực: Hà Nội 33%, Hải Phịng 85%, Đà Nẵng 23%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 100%; nhu cầu rau, củ, quả thực phầm: Hà Nội 55%, Hải Phòng 65%, Đà Nẵng 30%, TP Hồ Chí Minh

18% và Cần Thơ 70%; nhu cầu thịt gia súc, gia cầm: Hà Nội 25%, Hải Phòng 60%, Đà Nẵng 20%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 70%; nhu cầu cá, tôm: Hà Nội tự túc được 22%, Hải Phòng 70%, Đà Nẵng 100%, TP Hồ Chí Minh 45 % và Cần Thơ 80% (bao gồm cả sản lưọng cá, tôm nước lợ, nước ngọt, nước mặn nuôi trồng và đánh bắt được trên địa bàn).

Nông nghiệp ở một số đô thị cũng đã tạo ra một số nơng sản có giá trị xuất khẩu: nghề ni tơm, cá sấu, cây cảnh, cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh, nghề trồng hoa ở TP Đà Lạt, nghề nuôi tôm ở các đô thị ven biển; nghề trồng chè ở TP Thái Nguyên, TX Tuyên Quang, TX Bắc Cạn, TX Sông Công, trồng hồi và cây làm thuốc ở TP Lạng Sơn, TX Cao Bằng); nghề trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở ngoại ô các đô thị ở Tây Nguyên; trồng cây ăn quả, nuôi tôm, cá ba sa ở các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. So với khu vực nơng thơn, trung bình năng xuất cây trồng ở khu vực ngoại thị có năng suất cao hơn 30-50% nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp phát triển.

Tất nhiên, nông nghiệp đô thị không chỉ là nguồn tạo nên GDP (giá trị kinh tế thuần tuý) mà còn tạo ra nhiều giá trị khác nữa: sinh thái, môi trường, giáo dục, nghỉ dưỡng, tận dụng thời gian rỗi...Nếu hoạch toán cả những lợi ích này (bằng tiền), thì đóng góp của nơng nghiệp đơ thị cho GDP, thu nhập hộ gia đình cịn lớn hơn nhiều (Lê Văn Trưởng, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 27 - 32)