Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 44)

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Tổng thu nhập (GTSX) = giá nông sản × sản lượng sản phẩm;

- Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ,...) và các chi phí khác ngoài công lao động sử dụng trong quá trình sản xuất;

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX - Chi phí trung gian (CPTG); - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG;

- Giá trị ngày công (GTNC) = TNHH/số công lao động;

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Đồng thời, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyên Mê Linh, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB), thấp (T) được thể hiện bảng 3.1:

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (tính cho 1 ha) Cấp đánh giá Thang điểm (triệu đồng) GTSX (triệu đồng) TNHH HQĐV (lần)

Cao 3 > 250 > 150 > 2

Trung bình 2 150 - 250 100 - 150 1,5 – 2

Thấp 1 < 150 < 100 < 1,5

Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm. Trong đó:

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 6,75-9 điểm;

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 4,5 - <6,75 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT < 4,5 điểm.

thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp.

* Chỉ tiêu hiệu quả xã hội:

Để đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất căn cứ vào một số chỉ tiêu như:

- Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho nông dân của các loại sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động đảm bảo nhu cầu, nâng cao đời sống của người lao động.

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Đồng thời, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyên Mê Linh, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội được phân thành 3 mức độ thể hiện chi tiết tại bảng 3.2:

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)

Cấp đánh giá Thang điểm Công lao động

(công) GTNC (nghìn đồng) Cao 3 > 650 > 250 Trung bình 2 400-650 150-250 Thấp 1 < 400 < 150

Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 2 điểm. Trong đó:

- Hiệu quả xã hội cao nhất (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 4,5-6 điểm;

- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 3 - <4,5 điểm.

- Hiệu quả xã hội thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT <3 điểm.

* Chỉ tiêu hiệu quả môi trường

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xem xét đánh giá hiệu quả môi trường của từng kiểu sử dụng đất dựa trên việc cho điểm của 2 tiêu chí, đó là: mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác.

Các tiêu chí đưa ra được dựa trên khả năng ảnh hưởng hiện tại và lâu dài đối với môi trường trong quá trình sử dụng đất.

Hiệu quả môi trường của LUT được đánh giá bằng cách so sánh lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong huyện với hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư huyện.

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Đồng thời, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyên Mê Linh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường được phân chia thành 3 cấp: Cao (C), trung bình (TB), thấp (T) thể hiện chi tiết tại bảng 3.3:

Bảng 3.3 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng

phân bón

Mức sử dụng thuốc BVTV

Cao 3 Đúng KC Đúng KC

Trung bình 2 Nhiều hơn KC Ít hơn KC

Thấp 1 Ít hơn KC Nhiều hơn KC

Hiệu quả môi trường của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 2 điểm. Trong đó:

- Hiệu quả môi trường cao nhất (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 4,5-6 điểm;

- Hiệu quả môi trường trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 3 - <4,5 điểm.

- Hiệu quả môi trường thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT <3 điểm.

* Đánh giá hiệu quả chung của các kiểu sử dụng đất

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các LUT sẽ đánh giá tổng hợp hiệu quả chung của các LUT.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất được phân chia thành 3 cấp: Cao (C), trung bình (TB), thấp (T) thể hiện chi tiết tại bảng 3.4:

Bảng 3.4 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm chung

Trong đó Hiệu quả

kinh tế

Hiệu quả xã hội

Hiệu quả môi trường

Cao 15,75 - 21,0 6,75 - 9,0 4,5 - 6,0 4,5 - 6,0

Trung bình 10,5 - < 15,75 4,5 - < 6,75 3,0 - < 4,5 3,0 - < 4,5

Thấp < 10,5 < 4,5 < 3,0 < 3,0

Tổng số sẽ có 7 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của 1 LUT. Số điểm tối đa của một chỉ tiêu là 3 điểm. Một LUT có số điểm tối đa là 21 điểm. Trong đó:

LUT đạt hiệu quả cao (C): khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt ≥ 75% tổng điểm tối đa (21 điểm), tương ứng số điểm đạt từ 15,75 - 21,0 điểm.

LUT đạt hiệu quả trung bình (TB): khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 50 - <75 % tổng điểm tối đa (21 điểm), tương ứng số điểm từ 10,5 - < 15,75 điểm.

LUT đạt hiệu quả thấp (T): khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt < 50% tổng số điểm tối đa (21 điểm), tương ứng số điểm <10,5 điểm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30 km. Nằm trong toạ độ địa lý từ 21o07’19’’ - 21o14’22’’ vĩ độ Bắc và 105o36’50’’ - 105o47’24’’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên

- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp huyện Đan Phượng

- Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn.

Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 2 thị trấn, hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng nước sâu Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mê Linh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội của thủ đô Hà Nội với các tỉnh trong nước và nước ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện cơ bản là đồng bằng, một phần nhỏ là bán sơn địa, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có thể chia thành ba tiểu vùng trũng như sau:

- Vùng gò đồi bán sơn địa ở phía Bắc huyện, độ cao trung bình từ 9 - 10 m nằm ven theo sông Cà Lồ, bao gồm một phần các xã: Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh và Tiền Phong, khoảng trên 6,5 nghìn ha, được hình thành trên nền phù sa cũ bạc màu có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, nguồn nước mặt hạn chế. Đây là vùng rất thích hợp để phát triển công nghiệp và xây dựng, trồng hoa màu và cây lương thực.

- Vùng hai bên đê sông Hồng diện tích 3.135,26 ha chiếm 22% tổng diện tích tự nhiên, có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 8 - 10 m, bao gồm một phần các xã: Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Đây là vùng đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, một số vùng ngoài đê được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm, phù hợp với trồng hoa màu, phát triển các bãi chăn thả, trong tương lai là vùng phát triển nông nghiệp hàng hóa kết hợp du lịch sinh thái rất phù hợp.

- Vùng trũng ở giữa với độ cao từ 6 - 8 m, bao gồm các xã Văn Khê, Tam Đồng, Liên Mạc và một phần các xã còn lại với diện tích 4.417,87 ha chiếm 31% diện tích tự nhiên, đây là vùng đã được thuỷ lợi hoá hoàn chỉnh, đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng bình thường và cao, cũng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, phù hợp cho phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất rau sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm sạch theo dây chuyền công nghệ tiên tiến và một số khu vực có thể là quỹ đất để phát triển đô thị.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa trong năm, trong đó có hai mùa rõ rệt:

- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 27- 29oC. - Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 - 17oC. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 - 1.550 giờ, nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.135 - 1.650 mm, với năm cao nhất là 1.682 mm, năm thấp nhất là 1.131 mm, lượng mưa phân bố không đều thường tập trung vào thàng 6 đến tháng 8. Độ ẩm không khí 84 - 86%, thấp nhất vào tháng 2 là 79 - 80%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 đến tháng 9 là gió

Đông Nam, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Đông Bắc có kèm sương muối. Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuất hiện mưa bão tập trung gây rửa trôi đất canh tác vùng phía Bắc, ngập úng cục bộ vùng phía Nam đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú như sông Hồng, sông Cà Lồ, Đầm Và,.... có tác động rất lớn về mặt thuỷ lợi, chế độ thuỷ văn cả huyện phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sông Hồng.

- Sông Hồng: chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19 km, lưu lượng nước bình quân năm 3.860 m3/s, lớn nhất vào tháng 8 là 10.700 m3/s, thấp nhất vào tháng 2 là 1.930 m3/s, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của các xã phía Nam. Hàng năm vào mùa mưa sông Hồng gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho vùng đất bãi ngoài đê (mức lũ cao nhất là 15,37 m).

- Sông Cà Lồ Sống nằm ở phía Đông của huyện chảy ra sông Cầu, là trục tiêu nước chính của toàn huyện, mực nước cao nhất 9,14 m, lưu lượng lớn nhất 268 m3/s, là sông đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các sông nhỏ trên địa bàn huyện. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ cho một số vùng đất trũng của huyện.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Huyện Mê Linh gồm các loại đất chính sau:

- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu, phân bố ở các xã Tiến Thắng, Vạn Yên, Tiến Thịnh, Thạch Đà, Hoàng kim và Tráng Việt.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu phân bố chủ yếu ở các xã Tiến Thắng, Tự Lập, Vạn Yên, Tiến Thịnh, Liên Mạc, Chu Phan, Tam Đồng.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh phân bố dọc theo sông Cà Lồ, chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Liên Mạc, Thanh Lâm, Văn Khê và một phần ở Thạch Đà, Hoàng Kim, Chu Phan.

- Đất phù sa không được bồi, glây mạnh, ngập nước vào mùa mưa phân bố ở các địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, thường có glây cạn, tỷ lệ

mùn khá, độ pH từ 5,5 đến 6, phân bố chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Hoàng Kim, Văn Khê, Đại Thịnh, Kim Hoa.

- Đất bạc màu trên phù sa cũ phân bố ở các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Tiền Phong, Mê Linh.

- Đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quăczit cuội kết, dăm kết phân bố ở Thanh Lâm.

- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ phân bố tập trung ở các xã Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tráng Việt, Văn Khê, Đại Thịnh, Thanh Lâm...

b. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt

Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ:

- Sông Hồng có lưu lượng trung bình 3.860 m3/s, lớn nhất là 10.700 m3/s, là nguồn cung cấp nước chính cho các xã phía Nam.

- Sông Cà Lồ Cụt là nơi trữ nước với trữ lượng khoảng 5 triệu m3, nguồn nước bổ sung cho sông là nước của kênh Liễn Sơn và nước mưa.

- Sông Cà Lồ Sống được cung cấp nước từ các suối nhỏ ở thi xã Phúc Yên, các suối này có lưu lượng rất nhỏ, về mùa khô hầu như là cạn kiệt, về mùa mưa nước sông Cầu dâng lên gặp mưa lớn kéo dài do không tiêu được gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng của lưu vực.

* Nguồn nước ngầm

Kết quả điều tra cho thấy huyện Mê Linh có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

c. Tài nguyên rừng

Đến năm 2017, huyện Mê Linh có 3,11 ha đất trồng rừng sản xuất (xã Thanh Lâm). Để duy trì và phát triển hệ sinh thái, môi trường trong xã Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 44)