NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Để có những hướng mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của nước ta nói chung và của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng thì việc đúc rút và chắt lọc những kinh nghiệm về chính sách đất đai, khoa học công nghệ kỹ thuật, về cách quản lý liên quan đến nông nghiệp của các nước trên thế giới là việc làm hết sức cần thiết. Kinh nghiệm ở đây không chỉ là những thành công mà còn là thất bại, để từ đó chúng ta có thể hướng cách sử dụng đất nông nghiệp của chúng ta không đi theo vết xe đổ của các nước đó. Dưới đây là một số bài học, kinh nghiệm của các nước chúng ta nên học hỏi để mở ra hướng mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mê Linh:
khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được. Đây Quốc gia đầu tiên chúng ta cần đúc rút kinh nghiệm để áp dụng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của nước mình. Sản lượng thu hoạch từ nông nghiệp cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và công nghệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng TFP (chỉ số đại diện cho hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ và cải tiến quản lý) trong các năm gần đây ở Trung Quốc bình quân đạt 3%/năm, đóng góp một nửa mức tăng trưởng của ngành, tương đương với mức đóng góp nhờ thay đổi cơ cấu kinh tế. Trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ, nổi bật nhất là các cải thiện về giống cây trồng. Gần như toàn bộ các giống áp dụng rộng rãi trong sản xuất là do các cơ quan nghiên cứu trong nước đưa ra. Nhờ đó, nông dân Trung Quốc thường xuyên thay đổi giống mới sau 2 đến 5 năm sản xuất. Năng suất và chất lượng giống được cải thiện liên tục và thường xuyên. Ngoài phát triển khoa học công nghệ trong sản nông nghiệp, Trung Quốc còn có những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đó là chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách quản lý đất đai, chính sách quản lý nguồn nước mang lại nhiếu hiệu quả tốt. Tuy nhiên, quá trình đổi mới về chính sách và thể chế của hệ thống khoa học công nghệ Trung Quốc diễn ra không dễ dàng và từ đó có thể rút ra nhiều bài học có giá trị thực tiễn khi áp dụng tại Việt Nam.
Khi nhắc đến đất nước Nhật Bản thì ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới. Chỉ 3% dân số của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng cao cho hơn 1278 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất khẩu. Các kinh nghiệm thành công ở Nhật Bản rất rõ ràng, song điều quan trọng là việc áp dụng xử lý để phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam sao cho có hiệu quả. Về chính sách đất đai, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đồng thời đảm bảo duy trì dự màu mỡ của đất và nguyên tắc “Người cày có ruộng”. Đất đai ở Nhật Bản có hình thức thuộc sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được để hoang hóa quá 1 năm. Nhật Bản chỉ có 2,51 triệu ha trồng lúa, thế mà vẫn đảm bảo lương thực cho trên 127 triệu người dân và vẫn thừa để xuất khẩu. Gạo xuất khẩu của Nhật Bản bao giờ cũng đứng ở mức giá cao nhờ nước này áp dụng thành công
các công nghệ giống, công nghệ tưới tiêu, công nghệ chế biến hạt gạo. Gạo của Nhật Bản hiện nay được sản xuất theo hướng tinh vi, tức là phát triển các dòng gạo theo chức năng dinh dưỡng như giàu đạm, giàu vitamin, giàu các axit amin…
Philippines được biết đến là một đất nước “vạn đảo”, nằm giữa biển Đông mênh mông, vì vậy mỗi năm đất nước này phải gánh chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ. Do địa hình chia cắt nên diện tích đất nông nghiệp manh mún; thời tiết khắc nghiệt nên chuột bọ, dịch bệnh diễn ra liên miên, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân, đặc biệt là dịch sâu đục thân, cuốn lá trên cây trồng, khiến nhiều năm liền Philippines phải nhập của nước ta hàng triệu tấn lúa/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây người dân Philippines đã dần chủ động được lương thực, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu. Sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam Philippines. Đây là điều đáng để chúng ta học hỏi, vì sao nước họ có địa hình không thuận lợi, thời tiết khắc nghiệt mà hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của họ vẫn cao?. Kể từ giữa những năm 1960 sản lượng đã tăng lên đáng kể như là một kết quả của việc trồng các giống năng suất cao được phát triển từ Viện lúa quốc tế IRRI. Tỷ lệ lúa "phép lạ" từ IRRI đã làm gia tăng từ con số 0 (năm 1965-1966) lên đến 81% (năm 1981-1982). Năng suất trung bình tăng từ 1,23 tấn/ha năm 1961 đến 3,59 tấn/ha trong năm 2009. Để kích thích tăng năng suất, Chính phủ Philippines cũng tiến hành mở rộng các hệ thống thuỷ lợi quốc gia và khu vực. Ngoài ra Chính Phủ Philippines còn có rất nhiều chính sách để thúc đẩy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, thường xuyên nghiên cứu các giống mới phù hợp với điều kiện của nước mình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn khai thác tiềm năng đất đai hiện nay mới giải quyết được phần nào những vấn đề đang đặt ra của việc sử dụng đất đai. Nhiều mô hình canh tác có năng suất cây trồng cao, bảo vệ được môi trường nhưng hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Trong khi đó có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài ổn định. Đặc biệt, có nơi vì mục tiêu kinh tế, vì cái lợi trước mắt đã làm cho tài nguyên đất, rừng bị khai thác không đúng mức dẫn đến đất đai bị rửa trôi, xói mòn, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, gây ảnh hưởng cho môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc sử dụng tiềm năng đất đai còn thấp, chưa khai thác được hết những tiềm năng sẵn có. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác đang là nhiệm vụ cần thiết và nan giải, đòi hỏi cần có những biện pháp kinh tế kỹ thuật đồng bộ phù hợp với sản xuất.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành đề tài luận văn: Tháng 3/2017 - 10/2018. - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp trong 5 năm gần nhất (2013 - 2017).
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu quỹ đất sản xuất nông nghiệp, các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mê Linh, TP Hà Nội TP Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước, cảnh quan, môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên đất đai (đặc biệt là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp).
- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội và tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và áp lực đối với sử dụng đất nông nghiệp.
3.4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Mê Linh
- Hiện trạng sử dụng đất huyện Mê Linh năm 2017; - Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp;
- Thực trạng các loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Mê Linh.
3.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế. - Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội. - Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường.
3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh địa bàn huyện Mê Linh
- Lựa chọn kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp phân vùng, chọn điểm nghiên cứu
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, đặc điểm đất đai và cây trồng, huyện Mê Linh được chia thành 03 tiểu vùng chính:
- Tiểu vùng 1: là vùng trũng và hai bên đê sông Hồng, các xã Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 6 - 9 m, còn một phần các xã Văn Khê, Tam Đồng, Liên Mạc thì có địa hình trũng. Tuy nhiên đây là vùng đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng trung bình và cao, được sông Hồng bồi đắp hàng năm. Trong tương lai là vùng phù hợp cho phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao và một số khu vực có thể là quỹ đất để phát triển đô thị.
- Tiểu vùng 2: là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc trên dưới 70, độ cao trung bình từ 8 - 10 m nằm ven theo sông Cà Lồ, bao gồm một phần các xã: Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Mê Linh và Tiền Phong, khoảng trên 6,7 ngàn ha, được hình thành trên nền phù sa cổ, có hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao, nguồn nước mặt hạn chế tuy nhiên đây lại là vùng có hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh và là vùng trọng điểm phát triển cây lương thực của huyện. Đây là vùng rất thích hợp trồng các loại hoa màu và cây lượng thực, các bãi chăn thả gia súc.
- Tiểu vùng 3: là vùng có địa hình và đặc điểm về thổ nhưỡng có phần tương đồng với các điều kiện của tiểu vùng 2, bao gồm 2 thị trấn: TT Chi Đông và TT Quang Minh. Khu vực này có quỹ đất sản xuất nông nghiệp, có tập quán canh tác lâu đời, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp đó đang bị thu hẹp trong thời kỳ đô thị hóa và công nghiệp hóa.
- Tiểu vùng 1: Đại diện là xã Tam Đồng. - Tiểu vùng 2: Đại diện là xã Mê Linh.
- Tiểu vùng 3: Đại diện là thị trấn Quang Minh
khi chọn xã điểm cần chọn 2 xã và 1 thị trấn.
Đây là các xã, thị trấn mang các đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng tương đối đặc trưng cho tiểu vùng.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập tài liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, như Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê,....
+ Thu thập số liệu về đất đai, điều kiện tự nhiên, diện tích, cơ cấu, thành phần từng loại đất... tại phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Thu thập số liệu về cây trồng, cơ cấu mùa vụ, năng suất các loại cây trồng tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Số liệu tổng hợp về chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương được thu thập tại phòng Thống kê.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp:
+ Điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc 03 xã đại diện cho 03 tiểu vùng nghiên cứu là xã Tam Hồng (tiểu vùng 1), xã Mê Linh (tiểu vùng 2), thị trấn Quang Minh (tiểu vùng 3). Tổng số hộ điều tra là 120 hộ, mỗi xã tiến hành điều tra 40 hộ theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
+ Các thông tin thu thập gồm: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, loại đất,...); các LUT và kiểu sử dụng đất; cây trồng (loại cây, mức năng suất, giá trị sản phẩm; tình trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV (mức bón trung bình,...); chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm.
3.5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ. Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động để rút ra kết luận.
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Tổng thu nhập (GTSX) = giá nông sản × sản lượng sản phẩm;
- Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ,...) và các chi phí khác ngoài công lao động sử dụng trong quá trình sản xuất;
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX - Chi phí trung gian (CPTG); - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG;
- Giá trị ngày công (GTNC) = TNHH/số công lao động;
Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Đồng thời, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyên Mê Linh, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB), thấp (T) được thể hiện bảng 3.1:
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (tính cho 1 ha) Cấp đánh giá Thang điểm (triệu đồng) GTSX (triệu đồng) TNHH HQĐV (lần)
Cao 3 > 250 > 150 > 2
Trung bình 2 150 - 250 100 - 150 1,5 – 2
Thấp 1 < 150 < 100 < 1,5
Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm. Trong đó:
- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 6,75-9 điểm;
- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 4,5 - <6,75 điểm.
- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT < 4,5 điểm.
thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp.
* Chỉ tiêu hiệu quả xã hội:
Để đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất căn cứ vào một số chỉ tiêu như:
- Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho nông