Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên

2.3.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất của Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số nước ta lại đông. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2%/năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu thiết yếu đối với Việt Nam trong những năm tới.

Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí ln canh cây trồng vật ni với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Lê Văn Bá, 2001).

Ngay từ những năm 1960, Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đồn cây vụ đơng vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Vùng Đồng bằng sông Hồng, với diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 44% tổng diện tích đất tự nhiên tồn vùng. Trong đó có gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt (Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sơng Hồng, 1994). Vì vậy, đây là nơi thu hút nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các cơng trình như: nghiên cứu đưa cây lúa xuân đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Ngô Thế Dân, 2001); Vấn

đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như: (Bùi Huy Đáp, 1979), (Ngơ Thế Dân, 1982), (Vũ Tun Hồng,1987) (Nguyễn Điền 2001); Hiệu quả sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn -Tỉnh Hải Hưng của tác giả Vũ Thị Bình,1993; Nghiên cứu hệ thống nơng nghiệp lưu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret,1998; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng Đồng bằng sơng Hồng của tác giả Nguyễn Đình Hà,1993; Quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Hồng của tác giả Phùng Văn Phúc,1996.

Cơng trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao (Cao Liêm và cs., 1990).

Chương trình đồng trũng 1985 - 1987 do Ủy ban kế hoạch Nhà nước chủ trì, chương trình bản đồ canh tác 1988 - 1990 do Ủy ban khoa học Nhà nước chủ trì cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sơng Hồng, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau.

Từ đầu thập kỷ 90, chương trình quy hoạch tổng thể được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hố nơng nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Những cơng trình nghiên cứu mơ phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng của GS.VS. Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS.VS. Đào Thế Tuấn (1998) chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng miền nui, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quả cây

trồng trên từng vùng đất đó. Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng.

Những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hóa nơng nghiệp đồng bằng sông Hồng (Dự án Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng, 1994).Với các cơng trình nghiên cứu đánh giá đất của các tác giả như: Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992 - 1993), Phạm Văn Lăng (1995), Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn (1995). Các cơng trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250000 cho phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng.

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN - 01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó.

Vùng đồi núi trung du phía Bắc có các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Bồng - “Đánh giá tiềm năng sản xuất nông – lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc Tuyên Quang theo phương pháp phân loại thích hợp”, Đỗ Nguyên Hải - “Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh”, Đồn Cơng Quỳ - “Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long với các cơng trình nghiên cứu của Trần An Phong và Nguyễn Van Nhân (1991, 1995).

Vùng Tây Nguyên có các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Khang và cs.(1995).

Vùng Đông Nam Bộ có các cơng trình nghiên cứu của Trần An Phongvà cs.(1990).

Đề tài đánh giá hiệu quả một số mơ hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mơ hình ln canh 3 - 4 vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt

hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong cơng thức luân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp, đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/năm.

Nhìn chung nền nơng nghiệp Việt Nam đang có hướng đi lên, phần nào đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực hiện trên phạm vi vùng khơng gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có như vậy thì mới mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 34 - 37)