Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Tổng thu nhập (GTSX) = giá nơng sản × sản lượng sản phẩm;

- Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ,...) và các chi phí khác ngồi cơng lao động sử dụng trong quá trình sản xuất;

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX - Chi phí trung gian (CPTG); - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG;

- Giá trị ngày công (GTNC) = TNHH/số công lao động;

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Đồng thời, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyên Mê Linh, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB), thấp (T) được thể hiện bảng 3.1:

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (tính cho 1 ha) Cấp đánh giá Thang điểm (triệu đồng) GTSX (triệu đồng) TNHH HQĐV (lần)

Cao 3 > 250 > 150 > 2

Trung bình 2 150 - 250 100 - 150 1,5 – 2

Thấp 1 < 150 < 100 < 1,5

Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm. Trong đó:

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 6,75-9 điểm;

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 4,5 - <6,75 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT < 4,5 điểm.

thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp.

* Chỉ tiêu hiệu quả xã hội:

Để đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất căn cứ vào một số chỉ tiêu như:

- Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho nông dân của các loại sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động đảm bảo nhu cầu, nâng cao đời sống của người lao động.

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Đồng thời, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyên Mê Linh, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội được phân thành 3 mức độ thể hiện chi tiết tại bảng 3.2:

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)

Cấp đánh giá Thang điểm Cơng lao động

(cơng) GTNC (nghìn đồng) Cao 3 > 650 > 250 Trung bình 2 400-650 150-250 Thấp 1 < 400 < 150

Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 2 điểm. Trong đó:

- Hiệu quả xã hội cao nhất (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 4,5-6 điểm;

- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 3 - <4,5 điểm.

- Hiệu quả xã hội thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT <3 điểm.

* Chỉ tiêu hiệu quả môi trường

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xem xét đánh giá hiệu quả môi trường của từng kiểu sử dụng đất dựa trên việc cho điểm của 2 tiêu chí, đó là: mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác.

Các tiêu chí đưa ra được dựa trên khả năng ảnh hưởng hiện tại và lâu dài đối với mơi trường trong q trình sử dụng đất.

Hiệu quả mơi trường của LUT được đánh giá bằng cách so sánh lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong huyện với hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư huyện.

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Đồng thời, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyên Mê Linh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường được phân chia thành 3 cấp: Cao (C), trung bình (TB), thấp (T) thể hiện chi tiết tại bảng 3.3:

Bảng 3.3 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng

phân bón

Mức sử dụng thuốc BVTV

Cao 3 Đúng KC Đúng KC

Trung bình 2 Nhiều hơn KC Ít hơn KC

Thấp 1 Ít hơn KC Nhiều hơn KC

Hiệu quả môi trường của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 2 điểm. Trong đó:

- Hiệu quả mơi trường cao nhất (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 4,5-6 điểm;

- Hiệu quả mơi trường trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT đạt từ 3 - <4,5 điểm.

- Hiệu quả môi trường thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng số điểm của 1 LUT <3 điểm.

* Đánh giá hiệu quả chung của các kiểu sử dụng đất

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các LUT sẽ đánh giá tổng hợp hiệu quả chung của các LUT.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất được phân chia thành 3 cấp: Cao (C), trung bình (TB), thấp (T) thể hiện chi tiết tại bảng 3.4:

Bảng 3.4 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm chung

Trong đó Hiệu quả

kinh tế

Hiệu quả xã hội

Hiệu quả môi trường

Cao 15,75 - 21,0 6,75 - 9,0 4,5 - 6,0 4,5 - 6,0

Trung bình 10,5 - < 15,75 4,5 - < 6,75 3,0 - < 4,5 3,0 - < 4,5

Thấp < 10,5 < 4,5 < 3,0 < 3,0

Tổng số sẽ có 7 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của 1 LUT. Số điểm tối đa của một chỉ tiêu là 3 điểm. Một LUT có số điểm tối đa là 21 điểm. Trong đó:

LUT đạt hiệu quả cao (C): khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt ≥ 75% tổng điểm tối đa (21 điểm), tương ứng số điểm đạt từ 15,75 - 21,0 điểm.

LUT đạt hiệu quả trung bình (TB): khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 50 - <75 % tổng điểm tối đa (21 điểm), tương ứng số điểm từ 10,5 - < 15,75 điểm.

LUT đạt hiệu quả thấp (T): khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt < 50% tổng số điểm tối đa (21 điểm), tương ứng số điểm <10,5 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 44 - 48)