Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 53 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2013 - 2017 tuy cịn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của huyện vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình qn 10,43%/năm. Năm 2017, ngành nơng, lâm nghiệp- thủy sản giá trị sản xuất đạt 1.825.576 triệu đồng, giảm 107.353 triệu đồng so với năm 2013 (1.932.930 triệu đồng). Trong khi đó, năm 2017 giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng đạt 6.953.997 triệu đồng, tăng 2.467.347 triệu đồng so với năm 2013; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2017 đạt 1.366.469 triệu đồng, tăng 912.213 triệu đồng so với năm 2013.

Bảng 4.1 Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn 2013-2017 (giá hiện hành)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng giá trị sản xuất 6.873.836 7.275.643 8.915.591 9.971.286 10.146.042

Nông- lâm nghiệp, thuỷ

sản 1.932.930 1.599.419 1.539.271 1.711.453 1.825.576

Công nghiệp- xây dựng 4.486.650 5.020.557 6.486.981 6.648.883 6.953.997 Thương mại - dịch vụ 454.256 655.667 889.339 1.610.950 1.366.469 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2018a) Các ngành kinh tế đều tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Trong những năm qua, cơ cấu các ngành trên địa bàn huyện Mê Linh đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng

ngành nông - lâm - thuỷ sản. Tuy nhiên, nếu tính riêng phần kinh tế do huyện quản lý thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra rất chậm: tỷ trọng công nghiệp tăng không đáng kể, tỷ trọng dịch vụ không tăng, cụ thể như sau:

Bảng 4.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: % Ngành Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nông- lâm nghiệp, thuỷ sản 28,12 21,98 17,26 17,16 17,99

Công nghiệp- xây dựng 65,27 69,00 72,76 66,68 68,54

Thương mại - dịch vụ 6,61 9,01 9,98 16,16 13,47

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2018a)

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đơ thị hố làm giảm diện tích đất nơng nghiệp (giảm 507,61 ha từ năm 2013 - 2017), nhưng sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. UBND huyện đã chủ động hỗ trợ kinh phí và tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Tăng cường cơng tác phịng chống dịch bệnh, khơng để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

+ Cơ cấu trong ngành nông - lâm - thuỷ sản chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi.

+ Tỷ trọng ngành thủy sản, lâm nghiệp rất nhỏ bé và giảm nhanh trong 5 năm qua. Đến năm 2017, tỷ trọng 2 ngành này cịn khơng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp của Huyện, tương ứng là: 0,8 và 0,1%.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - Xây dựng của Mê Linh giai đoạn 2013 - 2017 đạt trung bình 25,1%/năm. Điều này đã làm tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng giá trị sản xuất của huyện lên 86,7% năm 2017.

Trong 2 ngành công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt trên 30%/năm trong khi ngành xây dựng đạt trên 13%/năm làm cho tỷ trọng ngành cơng nghiệp chiếm trong tồn ngành cơng nghiệp - xây dựng ngày càng tăng. Điều này thể hiện ưu thế của ngành công nghiệp huyện so với ngành xây dựng. Tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn huyện, chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và kim khí. Tuy nhiên, phát triển làng nghề chủ yếu là tự phát, kinh doanh chưa bài bản.

Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đã đi vào hoạt động và tăng trưởng tốt, đóng góp vào thành tích chung của cơng nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân Xuân Kiên, Công ty liên doanh INOUE, Công ty dệt Vĩnh Phúc, Công ty dược phẩm Mediplatex, Công ty điện tử Asti Hà Nội; Công ty TNHH Thép Việt Thanh,...

Số doanh nghiệp cơng nghiệp ngồi nhà nước tăng mạnh, từ 11 doanh nghiệp năm 2013 lên 44 năm 2017; số dự có vốn ĐTNN cũng tăng khá từ 54 dự án lên 58 vào năm 2017, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi đó số doanh nghiệp nhà nước duy trì ổn định với 6 doanh nghiệp.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Giai đoạn 5 năm 2013 - 2017, nhóm ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng GTSX chỉ đạt trên 15%. Tốc độ này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện cũng như mục tiêu KH đặt ra. Điều này chứng tỏ ngành thương mại dịch vụ chưa khai thác hết tiềm năng và cơ hội phát triển, cũng như chưa thu hút được sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp.

Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn dù chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng lại trong xu hướng giảm đều qua các năm (tỷ trọng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ giảm còn 3,1% năm 2017), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra. Như vậy, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất trong khi lẽ ra có thể đạt một kết quả khả quan hơn.

Xét theo cơ cấu chi tiết các ngành, thương mại và tài chính tín dụng là hai nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Tiếp theo là khách sạn, nhà hàng và vận tải, bưu điện.

Về cơ bản, hệ thống thương mại trên địa bàn huyện bên cạnh đó có một trung tâm thương mại Mê Linh Plaza đi vào hoạt động từ 2007, và hai chợ được xây dựng kiên cố trong đó một chưa đưa vào hoạt động thì vẫn là thương mại truyền thống với mạng lưới chợ chủ yếu xây là chợ tạm, hạ tầng cơ sở thiếu và

xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Du lịch hầu như chưa được phát triển, do chưa có chính sách liên kết khai thác tài ngun du lịch cùng với các địa điểm du lịch phong phú và đa dạng của các địa phương lân cận và chưa có lực lượng làm du lịch chuyên nghiệp. Một vài điểm đến hiện có của huyện như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa xuân chưa được quảng bá và ít thu hút khách du lịch.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Bảng 4.3. Dân số năm 2017 huyện Mê Linh

TT Các xã, thị trấn Diện tích (km2) (người) Dân số Mật độ dân số (người/ km2)

Tổng số 142,50 226.765 1.591 1 Thị trấn Chi Đông 4,70 8.997 1.914 2 Thị trấn Quang Minh 9,00 14.747 1.639 3 Đại Thịnh 8,40 12.891 1.535 4 Kim Hoa 7,60 11.375 1.497 5 Thạch Đà 8,10 14.581 1.800 6 Tiến Thắng 8,60 14.956 1.739 7 Tự Lập 6,70 12.490 1.864 8 Thanh Lâm 12,60 17.562 1.394 9 Tam Đồng 6,70 9.525 1.422 10 Liên Mạc 8,20 15.809 1.928 11 Vạn Yên 3,10 5.671 1.829 12 Chu Phan 8,10 10.642 1.314 13 Tiến Thịnh 7,40 12.287 1.660 14 Mê Linh 6,00 13.474 2.246 15 Văn Khê 13,30 15.562 1.170 16 Hoàng Kim 6,10 5.990 982 17 Tiền Phong 10,60 18.812 1.775 18 Tráng Việt 7,30 11.394 1.561

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, 2018a) Mê Linh có 18 đơn vị hành chính với 2 thị trấn (Chi Đơng, Quang Minh) và 16 xã, dân số năm 2017 là 226.76 người (thành thị chiếm 10,40%, nông thôn chiếm 89,60%). Trong đó nữ chiếm 50,30%, nam chiếm 49,70%. Mức tăng cơ học thuộc khu vực nông thôn mỗi năm khoảng 80 người, thuộc khu vực thành thị khoảng 680

người. Tỷ lệ tăng cơ học năm 2009 khoảng 2% do năm 2009 đánh dấu sự hồi phục trở lại của nền kinh tế sau khủng hoảng nên hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn huyện phục hồi sản xuất, thu hút lại một số lượng lớn lao động đến làm việc.

b. Lao động

Lao động trong độ tuổi năm 2017 tồn huyện có khoảng 105.000 người chiếm 55% tổng dân số, trong đó đang làm việc trong ngành nơng nghiệp khoảng chiếm 55% tổng dân số, trong đó đang làm việc trong ngành nơng nghiệp khoảng 45%, ngành công nghiệp- xây dựng 18% và ngành thương mại - dịch vụ 8%, trong khu vực hành chính sự nghiệp 10%, trong các ngành khác 17%. Số lao động trong độ tuổi đang đi học khoảng 2%. Chất lượng nguồn lao động của huyện không cao, tỷ lệ qua đào tạo khoảng 20%. Hàng năm giải quyết việc làm từ 2000 đến 2500 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo khoảng 9%.

Lao động huyện Mê Linh chủ yếu vẫn tập trung vào nông nghiệp với tỷ lệ >40%. Điều này phản ánh đúng về tiềm lực kinh tế chính của huyện Mê Linh cũng như phần lớn các huyện ngoại thành khác của TP Hà Nội là vẫn đang tập trung phát triển ngành nông nghiệp mà cụ thể ở huyện Mê Linh là phát triển về nghề trồng hoa và trồng rau chất lượng cao.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thông

So với các huyện ngoại thành Hà Nội, thực trạng phát triển đô thị huyện Mê Linh đã có bước phát triển mạnh, tiến bộ, do Mê Linh là huyện phía bắc của thủ đơ có vị trí địa lý khá thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, hiện tại có nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các xã, thị trấn như Quang Minh, Chi Đông, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Mê Linh đã mang sắc thái mới cho diện mạo đô thị của huyện như các khu đô thị Cienco, Đầm Và ở Tiền Phong, khu đô thị Quang Minh…, tuy nhiên tốc độ đầu tư phát triển đơ thị cịn chậm và chưa đồng bộ.

Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn những năm qua đã được chính quyền các cấp quan tâm và đầu tư phát triển hạ tầng, tuy nhiên các dự án đầu tư phát triển các khu dân cư nông thơn chưa nhiều, chưa đồng bộ và hợp lý, vì vậy cần có quy hoạch tổng thể sử dụng đất khu dân cư nông thôn nhằm đạt hiệu quả cao.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội

a. Hệ thống giao thông

Trên địa bàn huyện Mê Linh tập trung nhiều đầu mối giao thơng đường bộ quan trọng có vai trị lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô. Hệ thống

giao thông đường bộ trên địa bàn huyện bao gồm:

- Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài: Đoạn qua huyện dài 2,3km, từ Km 7 + 300 đến Km 9 + 600, đi qua địa phận thị trấn Quang Minh. Mặt đường rộng 23m, có dải phân cách cứng và mềm.

- Quốc lộ 23b: Là trục giao thơng chính của huyện, dài 12 Km, chạy qua 4 xã (Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh và Thanh Lâm). Mặt đường nhựa rộng 5,80m, Đoạn qua ủy ban huyện và nghĩa trang Thanh Tước đã được cải tạo mở rộng 10,5m.

Tỉnh lộ: Gồm 5 tuyến đường: đường 35, đường 36, đường 308, đường 301 và đường 312.

- Đường 35: Dài 7,1 km (từ cầu Kim Anh đến đê sông Hồng thuộc xã Tráng Việt), mặt đường rộng 3,5m; chạy qua 6 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Chi Đông, xã Kim Hoa, xã Thanh Lâm, xã Đại Thịnh, xã Mê Linh, xã Tráng Việt.

- Đường 36: Dài 4,5 km, rộng 36.0m, có dải phân cách giữa từ đường Bắc Thăng Long thị trấn Quang Minh rồi qua khu CN ra thị trấn Chi Đông.

- Đường 301: Dài 3,7km, mặt bê tơng rộng 6÷7m (từ Cơng ty Hamatra xã Tiền Phong đến đê sông Hồng thuộc xã Tráng Việt), qua địa bàn 2 xã Tiền Phong và Tráng Việt.

Huyện lộ, liên xã: tuyến đường huyện lộ chính:

- Đường từ thị trấn Quang Minh đi qua thị trấn Chi Đông và xã Kim Hoa: Dài 5km, rộng 3,5 m.

- Đường từ đường 312 đến đường 308, qua xã Tam Đồng và xã Kim Hoa: Dài 4,5km, rộng 5 m.

- Đường từ xã Thạch Đà đi xã Vạn Yên: Dài 6,1 km, đi qua địa bàn 3 xã: Thạch Đà, Liên Mạc, Vạn Yên, mặt rải nhựa rộng 4 đến 6 m.

- Các tuyến đường liên xã, liên thôn hầu hết đã được bê tơng hóa, mặt đường rộng từ 5 - 7m.

Bãi đỗ xe:

Hệ thống bãi đỗ xe trên địa bàn huyện Mê Linh có 2 điểm cuối của xe buýt chạy trên 2 tuyến đường gồm:

+ Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, tuyến 58 Mê Linh Plaza - Long Biên; Ngồi ra có 1 điểm trơng giữ ô tô với diện tích 1500 m2 ở Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, 7 điểm trông giữ xe máy, 1 điểm đỗ taxi và 5 điểm xe ôm chờ khách.

- Giao thông đường sắt:

Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, dài 7km, từ Km29 đến Km36, có 1 nhà ga (ga Thạch Lỗi nằm ở thị trấn Chi Đơng đóng vai trị là ga hàng hóa).

Ga Thạch Lỗi có quy mơ 3400 m2 gồm bãi chứa hàng có diện tích 2000 m2 ngồi ra là khu nhà cấp 4 làm khu làm việc, khu chứa hàng và nhà tập thể.

- Giao thông đường sông:

Sông Hồng: Dài 15,2 km đi qua địa bàn 7 xã: Vạn Yên, Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Dọc theo tuyến giao thông đường thủy của sơng Hồng có 3 bến, bãi 1 bến phà, 2 bãi bốc dỡ hàng hóa.

Sơng Cà Lồ: Dài 14,7 km từ xã Cạn Yên qua xã Tự Lập, Tiến Thắng, Kim Hoa, thị trấn Chi Đông và thị trấn Quang Minh.

b. Hệ thống cấp nước

Trên địa bàn huyện chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung phục vụ cho sinh hoạt. Các nguồn nước người dân hiện đang sử dụng chủ yếu từ những nguồn nước như: Nước sạch từ chương trình cấp nước nơng thôn; nước ngầm mạch nông (giếng đào); nước ao; nước mưa. Các nguồn nước này hầu như được sử dụng mà khơng qua xử lý.

Ngồi ra, trên địa bàn huyện cũng đã có một số hệ thống cấp nước cục bộ sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ với các hạng mục hoàn chỉnh như: trạm bơm giếng nước thô, nhà máy nước, mạng lưới ống cấp nước sạch, ống cấp nước thô...Các hệ thống này cấp cho các khu như: khu công nghiệp Quang Minh; khu đô thị Hà Phong xã Tiền Phong; xã Thanh Lâm.

Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Quang Minh: Nhà máy nước Quang Minh công suất là 14.000 m3/ngày đêm, nguồn nước thô cho nhà máy nước là nước ngầm trong khu vực. Nước thô được khai thác từ 6 trạm bơm giếng và được đưa về nhà máy nước bằng các tuyến ống nước thơ đường kính 160, 200,

300. Sau xử lý, nước được cấp cho các khu chức năng của khu công nghiệp thơng qua các tuyến ống đường kính 100, 200.

c. Hiện trạng cơng trình y tế

Mỗi xã/thị trấn đều có 1 trạm y tế. Cơ sở y tế cơng lập bao gồm một bệnh viện đa khoa huyện quy mô 160 giường (tương lai trở thành bệnh viện thành phố 1000 giường, bệnh viện đa khoa huyện chuyển về xã Thạch Đà), 01 phòng khám đa khoa, 01 trung tâm y tế và 18 trạm y tế xã. Cơ sở y tế ngồi cơng lập bao gồm: 03 phòng khám đa khoa, 11 phòng khám chuyên khoa, 10 quầy thuốc và 35 cơ sở đại lý thuốc. Nhìn chung, số xã đạt chuẩn y tế quốc gia trung bình (13/18 xã). Các xã còn lại chưa đạt chuẩn quốc gia chủ yếu do yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)