Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 113)

huyện Mê Linh

Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Mê Linh, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

4.4.3.1. Giải pháp về chính sách

Để có thể khắc phục được các khó khăn còn tồn tại như:

- Các cây giống cũ, sản lượng thấp chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Mê Linh: Người dân vẫn chưa tiếp cận được với phương pháp trồng trọt mới, chủ yếu vẫn canh tác dựa trên kinh nghiệm là chính. Để khắc phục được điều này: Các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, buổi nói chuyện chuyên đề về nông nghiệp để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để bà con nông dân nâng cao trình độ hiểu biết về nông nghiệp bỏ kiểu sản xuất theo lối mòn, truyền đời thiếu hiệu quả. Có chế độ đãi ngộ với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác; Đầu tư xây dựng, củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng, tìm những phương án tưới - tiêu có hiệu quả; tích cực chủ động bơm nước ngọt để giảm độ mặn cho đầm, cho ruộng; bê-tông hóa, kiên cố những đoạn đê xung yếu để có thể chống chọi với bão gió mạnh.

- Đất đai canh tác vẫn chưa tập trung, vẫn còn rất manh mún, người dân vẫn canh tác trên hình thức là tận dụng đất. Để khắc phục: ta cần bổ sung và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, và quy hoạch sản suất nông nghiệp phù hợp với từng loại cây trồng, phát triển các loại cây trồng có năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời đẩy mạnh thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện, hình thành các cánh đồng mẫu lớn.

- Chưa có sự đầu tư đúng mức, thực sự quan tâm tới ngành nông nghiệp trong khi tiềm năng phát triển của nó là vô cùng lớn. Để khắc phục, ta cần khuyến khích tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ,… Đặc biệt ngành nghề hoa, cây cảnh và cây ăn quả.

4.4.3.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nay nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.

Qua tìm hiểu thực tế, Mê Linh có thị trường tiêu thụ nông sản khá rộng lớn nhưng hiện tại huyện chưa có chợ đầu mối thu mua nông sản, phần lớn sản phẩm nông nghiệp của người dân bán cho tiểu thương và các chợ nhỏ lẻ nên người

nông dân bị ép giá. Vì vậy, trong thời gian tới hướng huyện Mê Linh cần hình thành nhanh chóng các chợ đầu mối nông thôn, các tổ chức hợp tác tiêu thụ, chế biến nông sản trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm nông nghiệp để từ đó tạo môi trường cho giao lưu hàng hóa, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, củ, quả vụ đông. Mặt khác cung cấp những thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

4.4.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Trong sản xuất nông nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng. Hiện nay nguồn vốn mà các hộ được vay để đầu tư sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mê Linh. Một vấn đề đặt ra là cần tạo điều kiện để cho các hộ được vay vốn sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các hộ nghèo. Vì vậy cần có một số giải pháp sau:

- Cải tiến phương thức cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các hộ dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

- Cần có biên pháp hỗ trợ các hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp và tăng thời hạn trả lãi suất, điều đó giúp người dân yên tâm trong sản xuất.

- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn.

- Cần có sự quan tâm hơn nữa và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân... để nông dân nghèo có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.

4.4.4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật

* Về nguồn nhân lực:

Cần có biện pháp phân bố dân cư và lao động để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu lao động cục bộ trong những thời vụ nhất định. Cần có lao động có trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các hoạt động của công tác khuyến nông, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt.

các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề cần thiết. Vì vậy để nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và nhạy bén về thị trường cho người dân thì cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình.

* Về khoa học kỹ thuật:

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật về giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Đặc biệt đối với việc trồng hoa đòi hỏi kỹ năng thâm canh cao, thị trường tiêu thụ ổn định và đặc biệt việc hoa nở đúng dịp/ngày là rất quan trọng, quyết định hiệu quả kinh tế của sản xuất hoa. Do vậy nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng đầu vào là vấn đề cần thiết. Để nâng cao trình độ sản xuất của người dân thì việc mở các lớp khuyến nông, buổi tập huấn khoa học kỹ thuật là rất quan trọng. Mặt khác, việc lựa chọn các giống cây trồng phù hợp và việc bố trí mùa vụ hợp lý là rất quan trọng. Đồng thời đưa các giống hoa mới có giá trị kinh tế cao (như hoa hồng nhập ngoại) vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch.

4.4.4.5. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương phần lớn đường giao thông nội đồng là đường đất, kênh mương chưa được bê tông hóa chủ yếu là mương đất. Vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng

(cải tạo hệ thống trạm bơm, kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu...) cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân trong huyện.

4.4.4.6. Giải pháp về môi trường

Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng người dân vứt bừa bải ra bờ ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cấn đối giữa N, P, K. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kip thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV.

Cán bộ khuyến nông phải bám sát địa bàn, cùng phối hợp với người dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với người dân giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Huyện Mê Linh có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế với trung tâm Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nông dân có kinh nghiệm thâm canh sản xuất, đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 14.246,10 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 59,68% tổng diện tích đất tự nhiên.

2. Huyện Mê Linh được chia thành 3 tiểu vùng chính, có 06 loại sử dụng đất nông nghiệp chính, gồm: chuyên lúa; 2 lúa -1 màu; chuyên rau, màu; Hoa cây cảnh; Cây ăn quả; Chuyên cá, được phân bổ trên 3 tiểu vùng, với 49 kiểu sử dụng đất khác nhau, trong đó LUT có diện tích lớn nhất là LUT (2 lúa - 1 màu) với diện tích là 2.952,99 ha, chiếm 34,73% tổng diện tích đất nông nghiệp; tuy nhiên diện tích đất trồng lúa vẫn là chủ yếu. LUT có diện tích nhỏ nhất là LUT (cây ăn quả) với diện tích 193,51 ha, chiếm 2,28% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.

3. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như sau:

Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao nhất là Hoa cúc, Hoa ly, Cà chua - Khoai lang - Bắp cải với tổng điểm đánh giá hiệu quả chung là 20; kiểu sử dụng đất Lạc - Ngô cho hiệu thấp nhất với tổng điểm 10. Tuy nhiên mặc dù kiểu sử dụng đất chuyên Lúa có hiệu quả kinh tế ở mức thấp nhưng vẫn cần giữ diện tích trồng lúa ổn định để đảm bảo vấn đề lương thực.

4. Một số giải pháp được đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: Đưa các giống cây trồng mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh cao đối với LUT Chuyên lúa; LUT lúa rau - màu; LUT chuyên rau - màu. Hình thành vùng chuyên lúa, sản xuất tập trung, hạn chế sử dụng phân bón hóa học; Thuốc bảo vệ thực vật mà nên sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần tích cực bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ ở hạ tầng để phục vụ tốt việc trao đổi nông sản. Sử dụng đúng định mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường. Cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng chuyên canh, ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp,... Đặc biệt tiếp tục phát triển ngành trồng hoa và rau xanh trên toàn huyện, đảm bảo lượng cung cấp chính cho thành phố Hà Nội.

5.2. KIẾN NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyện Mê Linh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). Cẩm nang sử dụng đất. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

2. Cao Liêm, Đào Châu Thu và Trần Thị Tú Ngà (1990). Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng. Đề tài 52D.0202, Hà Nội.

3. Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998). Đánh giá đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đặng Hữu (2000). Khoa học và công nghệ phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tạp chí cộng sản. (05). tr. 10

5. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

7. Đỗ Thị Tám, Nguyễn Đình Bồng và Bùi Tuấn Anh (2010). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ. Trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội

8. Khuyến nông Hà Nội (2018), Giá các mặt hàng nông sản- vật tư nông nghiệp tại các chợ đầu mối thành phố Hà Nội ngày 26/2/2018. Truy cập ngày 24/7/2018 tại http://khuyennonghanoi.gov.vn/Pages/gia-cac-mat-hang-nong-san--vat-tu-nong- nghiep-tai-cac-cho-dau-moi-thanh-pho-ha-noi-ngay-26-02-2018.aspx

9. Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên (1995). Phát triển hệ thống canh tác. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

10. Lê Hội (1996). Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội.

11. Lê Văn Bá (2001). Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. (6). tr. 8 - 10.

12. Lê Văn Trưởng (10/2008). Phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế phát triển. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. (136).

13. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và Quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Đình Kháng và Lê Văn Tốn (2007). Giáo trình kinh tế - chính trị Mác Lênin. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Trần Thị Minh Châu (2007). Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Vũ Năng Dũng (1997). Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995). Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Vũ Khắc Hòa (1996). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

20. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2018a), Niên giám thống kê huyện Mê Linh năm (2013, 2014, 2015, 2016, 2017).

21. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2018b), Báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Mê Linh;

PHỤ LỤC

Phụ biểu 01. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Mê Linh

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 14.246,10 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 8.501,58 59,68

1.1 Đất trồng lúa LUA 5.424,00 38,07

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 113)