Bài học kinh nghiệm và mở ra hướng mới về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Bài học kinh nghiệm và mở ra hướng mới về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Để có những hướng mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của nước ta nói chung và của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng thì việc đúc rút và chắt lọc những kinh nghiệm về chính sách đất đai, khoa học cơng nghệ kỹ thuật, về cách quản lý liên quan đến nông nghiệp của các nước trên thế giới là việc làm hết sức cần thiết. Kinh nghiệm ở đây không chỉ là những thành cơng mà cịn là thất bại, để từ đó chúng ta có thể hướng cách sử dụng đất nông nghiệp của chúng ta không đi theo vết xe đổ của các nước đó. Dưới đây là một số bài học, kinh nghiệm của các nước chúng ta nên học hỏi để mở ra hướng mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mê Linh:

khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được. Đây Quốc gia đầu tiên chúng ta cần đúc rút kinh nghiệm để áp dụng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của nước mình. Sản lượng thu hoạch từ nông nghiệp cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và cơng nghệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng TFP (chỉ số đại diện cho hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ và cải tiến quản lý) trong các năm gần đây ở Trung Quốc bình qn đạt 3%/năm, đóng góp một nửa mức tăng trưởng của ngành, tương đương với mức đóng góp nhờ thay đổi cơ cấu kinh tế. Trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ, nổi bật nhất là các cải thiện về giống cây trồng. Gần như toàn bộ các giống áp dụng rộng rãi trong sản xuất là do các cơ quan nghiên cứu trong nước đưa ra. Nhờ đó, nơng dân Trung Quốc thường xuyên thay đổi giống mới sau 2 đến 5 năm sản xuất. Năng suất và chất lượng giống được cải thiện liên tục và thường xuyên. Ngoài phát triển khoa học cơng nghệ trong sản nơng nghiệp, Trung Quốc cịn có những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, đó là chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách quản lý đất đai, chính sách quản lý nguồn nước mang lại nhiếu hiệu quả tốt. Tuy nhiên, quá trình đổi mới về chính sách và thể chế của hệ thống khoa học công nghệ Trung Quốc diễn ra khơng dễ dàng và từ đó có thể rút ra nhiều bài học có giá trị thực tiễn khi áp dụng tại Việt Nam.

Khi nhắc đến đất nước Nhật Bản thì ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới. Chỉ 3% dân số của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng cao cho hơn 1278 triệu dân của quốc gia này, ngồi ra cịn dư thừa để xuất khẩu. Các kinh nghiệm thành công ở Nhật Bản rất rõ ràng, song điều quan trọng là việc áp dụng xử lý để phát triển nông nghiệp, nông thơn ở Việt Nam sao cho có hiệu quả. Về chính sách đất đai, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đồng thời đảm bảo duy trì dự màu mỡ của đất và nguyên tắc “Người cày có ruộng”. Đất đai ở Nhật Bản có hình thức thuộc sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, khơng được để hoang hóa quá 1 năm. Nhật Bản chỉ có 2,51 triệu ha trồng lúa, thế mà vẫn đảm bảo lương thực cho trên 127 triệu người dân và vẫn thừa để xuất khẩu. Gạo xuất khẩu của Nhật Bản bao giờ cũng đứng ở mức giá cao nhờ nước này áp dụng thành công

các công nghệ giống, công nghệ tưới tiêu, công nghệ chế biến hạt gạo. Gạo của Nhật Bản hiện nay được sản xuất theo hướng tinh vi, tức là phát triển các dòng gạo theo chức năng dinh dưỡng như giàu đạm, giàu vitamin, giàu các axit amin…

Philippines được biết đến là một đất nước “vạn đảo”, nằm giữa biển Đông mênh mơng, vì vậy mỗi năm đất nước này phải gánh chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ. Do địa hình chia cắt nên diện tích đất nơng nghiệp manh mún; thời tiết khắc nghiệt nên chuột bọ, dịch bệnh diễn ra liên miên, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân, đặc biệt là dịch sâu đục thân, cuốn lá trên cây trồng, khiến nhiều năm liền Philippines phải nhập của nước ta hàng triệu tấn lúa/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây người dân Philippines đã dần chủ động được lương thực, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu. Sản lượng nơng nghiệp bình qn trên mỗi lao động ở Việt Nam Philippines. Đây là điều đáng để chúng ta học hỏi, vì sao nước họ có địa hình khơng thuận lợi, thời tiết khắc nghiệt mà hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của họ vẫn cao?. Kể từ giữa những năm 1960 sản lượng đã tăng lên đáng kể như là một kết quả của việc trồng các giống năng suất cao được phát triển từ Viện lúa quốc tế IRRI. Tỷ lệ lúa "phép lạ" từ IRRI đã làm gia tăng từ con số 0 (năm 1965-1966) lên đến 81% (năm 1981-1982). Năng suất trung bình tăng từ 1,23 tấn/ha năm 1961 đến 3,59 tấn/ha trong năm 2009. Để kích thích tăng năng suất, Chính phủ Philippines cũng tiến hành mở rộng các hệ thống thuỷ lợi quốc gia và khu vực. Ngồi ra Chính Phủ Philippines cịn có rất nhiều chính sách để thúc đẩy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, thường xuyên nghiên cứu các giống mới phù hợp với điều kiện của nước mình.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu cũng như thực tiễn khai thác tiềm năng đất đai hiện nay mới giải quyết được phần nào những vấn đề đang đặt ra của việc sử dụng đất đai. Nhiều mơ hình canh tác có năng suất cây trồng cao, bảo vệ được môi trường nhưng hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Trong khi đó có mơ hình đạt hiệu quả kinh tế cao song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài ổn định. Đặc biệt, có nơi vì mục tiêu kinh tế, vì cái lợi trước mắt đã làm cho tài nguyên đất, rừng bị khai thác không đúng mức dẫn đến đất đai bị rửa trơi, xói mịn, tài ngun thiên nhiên bị cạn kiệt, gây ảnh hưởng cho môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc sử dụng tiềm năng đất đai còn thấp, chưa khai thác được hết những tiềm năng sẵn có. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác đang là nhiệm vụ cần thiết và nan giải, đòi hỏi cần có những biện pháp kinh tế kỹ thuật đồng bộ phù hợp với sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 38 - 41)