Thang đo chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doạnh tại sở kế hoạch và đầu tư đà nẵng (Trang 30 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Thang đo chất lượng dịch vụ

a. Thang đo SERVQUAL

Dựa trên định nghĩa truyền thống về chất lượng dịch vụ, Parasuraman và cộng sự (1988) đã xây dựng thang đo SERVQUAL cuối cùng để đánh giá chất lượng dịch vụ gồm 22 tiêu chí thuộc 5 thành phần để đo lường chất lượng kỳ vọng và dịch vụ cảm nhận (Service Quality = Performance – Expectation).

Thang đo SERVQUAL là một trong những công cụ chủ yếu trong Marketing dịch vụ dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ (Parasuraman và cộng sự 1994). Parasuraman và cộng sự (1994) đã liên tục kiểm định thang đo và xem xét các lý thuyết khác nhau, và cho rằng SERVQUAL là thang đo đạt độ

tin cậy và giá trị. Thang đo này có thể áp dụng trong các loại hình dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, các hãng hàng không, du lịch,vv...

b. Thang đo SERVPERF

Việc đo lường CLDV theo thang đo SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) được xem là một phương pháp thuận tiện và rõ ràng trong việc đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên đo lường thông qua kết quả thể hiện của chất lượng dịch vụ.

Theo đó chất lượng dịch vụ được đánh giá chỉ thông qua nhận thức của khách hàng mà khơng có đánh giá về chất lượng dịch vụ trong sự kỳ vọng của khách hàng, khơng có trọng số cho từng thành phần chất lượng dịch vụ. Công thức của chất lượng dịch vụ như sau:

Trong đó: SQ = CLDV khách hàng nhận được; k = Số lượng các thuộc tính; P = Nhận thức của cá nhân i đối với sự thể hiện của dịch vụ đối với thuộc tính j.

Với mơ hình này, Cronin và Taylor cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng là phản ánh tốt nhất về chất lượng dịch vụ. [17]

Kết luận này đã được đồng tình bởi các tác giả khác như Lee và cộng sự (2000), Brady và cộng sự (2002).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doạnh tại sở kế hoạch và đầu tư đà nẵng (Trang 30 - 31)