Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 53 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng

2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ

trị, Tổng cục Hải quan

2.2.2.1. Về công cụ quản lý chi thường xuyên

* Công cụ pháp luật

Quản lý chi ngân sách nói chung, chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Cục Tài vụ - Quản trị nói riêng đều áp dụng theo Luật Ngân sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư và công văn hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan,...

Bên cạnh Luật Ngân sách, các văn bản chủ yếu được sử dụng như: Quyết định số 3322/QĐ-TCHQ ngày 06/10/2016; Quyết định số 286/QĐ-TCHQ ngày 19/2/2019 và Quyết định số 1156/QĐ-TCHQ ngày 18/4/2019, Quyết định số 1397/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 2146/QĐ-BTC ngày 06/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 3748/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2019, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 4/11/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng,…

Các văn bản quy phạm pháp luật trên là tiền đề vững chắc để điều chỉnh kịp thời và hợp lý hoạt động quản lý theo các nội dung đã đề ra, xác định rõ mục tiêu, chủ thể thực hiện và chịu trách nhiệm trong từng khâu công việc.

* Công cụ kế hoạch

Cục Tài vụ - Quản trị quản lý chi ngân sách nhà nước trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó đề ta mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đối với từng lĩnh vực trong từng giai đoạn đến 2030 về số đơn vị tự chủ tài chính, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách, giảm nguồn chi từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập,… Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, Cục Tài vụ - Quản trị đã ban hanh các văn bản có liên quan để triển khai thực hiện theo từng nội dung, lĩnh vực và chuyên đề của mình.

Từ năm 2016 ngành Hải quan thực hiện cơ chế quản lý tài chính giai đoạn 2016-2020; Theo QĐ số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ ; năm đầu tiên triển khai Luật NSNN năm 2015 với nhiều sự thay đổi lớn. Đồng thời Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc triển khai nhiệm vụ chi NSNN như: Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán NSNN năm 2017;

Chỉ thị số 14/CT-TTg về tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước năm 2017 trong đó yêu cầu điều hành quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Quyết định số 33/QĐ-BTC ngày 09/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và Chương trình cơng tác trọng tâm năm 2017 của Bộ Tài chính; Cơng văn số 91/BTC- KHTC ngày 08/02/2017; Cơng văn số 07/BTC-THTK ngày 05/01/2017; Thông báo số 144/TB-BTC ngày 14/3/2017 của Bộ Tài chính...

Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác điều hành ngân sách do sự thay đổi về cơ chế, chính sách; khối lượng cơng việc phải xử lý rất lớn (tính đến ngày 31/12/2019 Cục tiếp nhận 7.216 văn bản đến (qua văn thư đến của Tổng cục Hải quan); trình Lãnh đạo Tổng cục, ký thừa lệnh Tổng cục và ký theo thẩm quyền ban hành 1.579 văn bản (trong đó có 636 Quyết định và 943 công văn); ban hành 586 Công văn nội bộ cơ quan Tổng cục và 78 công văn đi dưới dạng điện fax). Tuy nhiên bằng sự nỗ lực quyết tâm và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, Cục Tài vụ - Quản trị đã quyết tâm phấn đấu để hồn thành nhiệm vụ chính trị và chun mơn, góp phần vào việc hồn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành Hải quan, đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí chi tiêu phục vụ tốt cho hoạt động của bộ máy, bên cạnh đó cịn ưu tiên tập trung kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện và xây dựng trụ sở làm việc, góp phần đẩy nhanh q trình hiện đại hố của ngành Hải quan; cơng tác quản lý tài chính đã từng bước đi vào nề nếp, đời sống cán bộ công chức ổn định, đảm bảo cho cán bộ công chức trong ngành yên tâm công tác.

* Cơng cụ chính sách

Cơng cụ chính sách được sử dụng nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được cấp trên giao, Cục Tài vụ - Quản trị đã cụ thể hóa các văn bản chính sách nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Một số văn bản quy phạm pháp luật sau :

- Thực hiện Quyết định số 154/QĐ-BTC ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 1085/TCHQ-TVQT ngày 23/02/2017 về triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ năm 2017 tại 10 đơn vị dự tốn (trong đó có 08 cuộc kiểm tra chính thức và 02 cuộc kiểm tra dự phòng).

- Trên cơ sở Quyết định số 2641/QĐ-BTC ngày 22/12/2017, Cục Tài vụ - Quản trị đã thực hiện cân đối, trình Lãnh đạo Tổng cục và giao dự toán cho các đơn vị tại các Quyết định từ số 4278 đến 4325/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2017, khơng để tình trạng chậm giao dự tốn làm ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân của các đơn vị.

Giai đoạn 2017 - 2019, công tác của Cục Tài vụ - Quản trị, về cơ bản đã triển khai đầy đủ và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực công tác (quản lý tài chính, quản lý tài sản, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý ấn chỉ; quản lý kỹ thuật, kiểm tra nội bộ) ngày càng đi vào nền nếp. Hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác quản lý tài chính nội ngành được nâng cao.

- Việc xây dựng và ban hành các quy chế, quy định áp dụng trong toàn ngành và các quy chế nội bộ của Cục đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và kịp thời.

- Công tác quản lý, điều hành dự toán thực hiện bài bản, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi của các đơn vị, đảm bảo thu nhập cho CBCC toàn Ngành.

- Việc thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Tài chính ghi nhận việc quyết toán chi ngân sách nhà nước đã chấp hành tốt theo quy định của nhà nước, khơng có hiện tượng sai phạm gây thất thoát ngân sách nhà nước.

- Kết quả kiểm toán của Kiểm tốn nhà nước ghi nhận trong cơng tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư mua sắm và xây dựng cơ bản khơng có hiện tượng sai phạm gây thất thốt, lãng phí cho ngân sách nhà nước.

- Đến ngày 31/12 hàng năm, hầu hết các gói thầu mua sắm thiết bị do Cục Tài vụ - Quản trị được giao nhiệm vụ Bên mời thầu đều đã hoàn thành và giải ngân đạt tỷ lệ caotrong năm tài chính theo đúng kế hoạch đăng ký.

- Cơng tác tài vụ - quản trị cấp 3 luôn được thực hiện chặt chẽ, chuẩn xác, kịp thời. Như vậy, sử dụng các công cụ quản lý đã có tác động tích cực đến việc sử dụng NSNN, cụ thể trong quản lý chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản

trị. Các khoản chi đã được minh bạch, có hiệu quả và theo đúng kế hoạch, định hướng của Nhà nước, vừa đem lại hiệu quả cho quản lý chi thường xuyên tại đơn vị, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành Hải quan và xã hội.

2.2.2.2. Về phương pháp quản lý chi thường xuyên

* Phương pháp hành chính

Cục Tài vụ - Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thuộc Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính thơng qua các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, các văn bản có tính bắt buộc trong các tình huống nhất định. Phịng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ trực thuộc Cục Tài vụ - Quản trị là cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị, tn thủ quy định về tài chính kế tốn, chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ lãnh đạo Cục và Vụ Quản lý tài chính, Bộ Tài chính. Căn cứ các quy định, yêu cầu về quản lý chi NSNN, phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện đúng chức năm nhiệm vụ được giao.

Công tác chỉ đạo Cục Tài vụ - Quản trị những năm gần đây có nhiều bước tiến mới, ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà những vẫn đảm bảo trật tự, quy định, kỷ cương làm việc trong hệ thống, tạo thuận lợi cho các đơn vị đẩy nhanh mực độ tự chủ.

* Phương pháp kinh tế

Chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị được Nhà nước cấp kinh phí dựa trên nhiệm vụ chi thường xuyên theo chức năng, đó là điều kiện tiên quyết để các đơn vị xác định chính xác nhiệm vụ của đơn vị mình, xây dựng dự tốn phù hợp giữa nhu cầu kinh phí và hiệu quả của nhiệm vụ. Kinh phí được quyết tốn hay phải thu hồi nộp ngân sách dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá giữa kỳ và nghiệm thu kết quả thực hiện cuối kỳ của các nhiệm vụ. Vì vậy, các đơn vị được phê duyệt nhiệm vụ, giao dự tốn hồn tồn tự giác và chủ động hoàn thành kế hoạch, thể hiện sức mạnh của phương pháp kinh tế.

Phương pháp kinh tế cịn được vận dụng thơng qua chế độ lương, đãi ngộ đối với cán bộ công chức; khen thưởng cá nhân và tập thể hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, vượt chỉ tiêu kế hoạch. Cục Tài vụ - Quản trị cân đối chi thường xuyên để đảm bảo việc tăng lương và các khoản theo lương cho cán bộ đúng quy định, tăng lương trước thời hạn nhằm khuyến khích cán bộ, viên chức có cải tiến đột phá trong công việc. Chi đủ tiền lương theo mức tăng lương cơ sở của Nhà nước, điều chỉnh hệ số chức danh, hệ số phụ cấp, thang bảng lương đúng chế độ và phù hợp với cơ cấu của đơn vị. Các đơn vị tiến hành tinh giản biên chế đối với các đối tượng làm việc không hiệu quả, chuyên môn kém, giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy hành chính, giảm gánh nặng lương cho NSNN và cho chính đơn vị trong q trình tự chủ tài chính.

* Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục được vận dụng, bên cạnh các tác động chung của Nhà nước nhằm nâng cao đạo đức, nhận thức của đối tượng quản lý, nâng cao tính tự giác của cán bộ, viên chức thông qua phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, truyền hình, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi đảng viên qua các buổi học nghị quyết, phát động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cục Tài vụ - Quản trị tổ chức các hội nghị tổng kết, biểu dương các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức trách nhiệm, có đóng góp tích cực cho đơn vị, tổ chức thao toàn Cục để tăng tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng tập thể vững mạnh từ mỗi cán bộ vững mạnh. Thông qua phương pháp giáo dục đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, xây dựng tư cách, thái độ làm việc chuẩn mực của người cán bộ, công chức.

2.2.2.3. Về nội dung quản lý chi thường xuyên a. Quản lý dự toán chi thường xuyên

Trong giai đoạn 2017 – 2019, cơng tac xây dựng dự tốn, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí chi thường xuyên NSNN của các tổ chức nói chung và Cục Tài vụ - Quản trị nói riêng đã có bước thay đổi lớn. Dự tốn chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị được lập theotrình tự:

- Các đơn vị xác định nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được NSNN cấp kinh phí thỏa mãn yêu cầu:

+ Nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của đơn vị là hoạt động đơn vị thực hiện trong cả năm theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được quy định tại quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Tài vụ - Quản trị và Quyết định 2368/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 7 năm 2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc Cục Tài vụ - Quản trị. Các phịng xác định nội dung cơng việc thực hiện trong năm, phân tích và tổng hợp thành các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng gắn với nội dung và kết quả cụ thể.

+ Các nhiệm vụ phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định được phê duyệt theo quy định.

+ Dự toán kinh phí các phịng chức năng xây dựng phải phù hợp với khả năng nguồn kinh phí NSNN và phần vốn tự có của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.

+ Các nhiệm vụ đảm bảo tính khả thi và khả năng thực hiện của đơn vị, kết quả thực hiện phải đạt yêu cầu theo nghiệm thu, đánh giá của cơ quan giao nhiệm vụ.

- Lập dự toán:

+ Căn cứ lập dự toán: Căn cứ vào danh mục và nội dung nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được cơ quan chủ quản phê duyệt, số lượng người tham gia thực hiện trong mỗi nhiệm vụ, thời gian tham gia thực hiện nhiệm vụ, hệ số lương và các khoản phụ cấp của những người tham gia thực hiện nhiệm vụ, hệ thống các quy định về định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi theo quy chế chung và quy chế nội bộ hiện hành của Cục Tài vụ - Quản trị.

+ Xây dựng dự toán chi: Căn cứ nhiệm vụ thường xuyên đã được phê duyệt, các quy định của pháp luật hiện hành, các hướng dẫn về nội dung xây dựng dự toán hàng năm, định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi, đơn vị lập dự toán nhu cầu chi của từng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, có thuyết minh rõ cơ sở xây dựng dự toán và kết quả chi tiết theo từng nội dung công việc.

Bảng 2.2. Tổng hợp dự tốn kinh phí chi thường xun được sử dụng giai đoạn

2017 2019 tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (Bao gồm dư tạm ứng năm trước chuyển sang săm sau)

TT Nội dung chi Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Chi lương và thu nhập

theo lương 20,000,000,000 21,000,000,000 20,500,000,000 2 Các khoản đóng góp (BHYT,BHXD,KPCD) 1,400,000,000 1,500,000,000 1,450,000,000 3 Chi quản lý hành chính 4,125,000,000 4,290,000,000 4,235,000,000

4 Chi nghiệp vụ chuyên

môn đặc thù 55,000,000,000 31,547,136,615 64,092,677,000 5

Chi đào tạo 482,536,424

260,000,000 430,000,000 6 Chi cơng tác phí 2,000,000,000 2,500,000,000 1,680,517,409

7 Chi mua sắm, sửa chữa

tài sản, trang thiết bị hiện đại hoá cơ sở vật

chất 831,914,453,649 1,554,413,500,397 1,266,383,571,871 Tổng cộng 914,921,990,073 1,615,510,637,012 1,358,771,766,280

Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 53 - 80)