Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự toán, chấp hành dự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 91 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ

3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự toán, chấp hành dự

* Hồn thiện cơng tác quản lý lập, giao dự tốn

Trong quản lý NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng, xây dựng dự toán được coi là khâu quan trọng để quản lý và điều hành tốt NSNN. Để thực hiện tốt công tác lập, giao dự toán chi thường xuyên NSNN cần tập trung các vấn đề sau:

- Xây dựng dự toán phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan và của Cục Tài

vụ - Quản trị. Phải đảm bảo đúng trình tự theo Thơng tư hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.

- Xây dựng dự toán chi tiết đúng các nội dung chi, mục chi, tránh tình trạng khoản chi khơng rõ ràng. Trong quá trình xét duyệt dự toán, cần cụ thể từng mục chi dựa trên căn cứ định mức và giải trình cụ thể của đơn vị.

- Tăng thời gian chuẩn bị đề xuất nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của đơn vị, đảm bảo đúng định hướng phát triển, đúng với chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ. Chú trọng kế hoạch trung hạn, dài hạn từ đó tăng tính hiệu quả trong việc thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.

* Hồn thiện cơng tác quản lý chấp hành dự toán

Chấp hành dự toán là khâu hiện thực hóa mục tiêu, kế hoạch đề ra. Do vậy, đây là nội dung rất quan trọng, cần đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cấp phát kinh phí chi thường xuyên đúng tiến độ, đảm bảo các đơn vị có thể chủ động trong triển khai nhiệm vụ đúng kế hoạch.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện căn cứ vào điều kiện thực tế phát sinh, báo cáo định kỳ theo giai đoạn để có ý kiến đề xuất điều chỉnh dự toán cho phù hợp. Ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo từng giai đoạn, đối chiếu với kết quả chấp hành dự toán chi thường xuyên.

- Thứ ba, cần tuân thủ nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước. Vai trò kiểm soát chi của KBNN giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là chốt chặn quan trọng trong quản lý NSNN. Để nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt chi của KBNN cần:

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và ban hành các quy trình cơng tác về kiểm sốt chi theo dự toán thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đảm bảo chi đúng dự toán, tạo điều kiện cho các đơn vị giao dịch.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm sốt chi của cán bộ KBNN thông qua thực hiện chiến lược của ngành trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập huấn chế độ NSNN mới cho cán bộ kiểm soát chi.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình chi. Có các chế tài cụ thể để xử lý vi phạm để nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của đơn vị và thủ trưởng đơn vị trong sử dụng NSNN.

+ Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cac đơn vị chấp hành tốt dự tốn thu (nếu có) để tạo nguồn bổ sung kinh phí cho hoạt động thường xuyên, tăng tính tự chủ của đơn vị.

* Hồn thiện cơng tác quản lý quyết tốn chi thường xuyên

Công tác quản lý quyết toán chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị thời gian qua tuy đã được thực hiện một cách nghiêm túc nhưng chưa thực sự quyết liệt, chưa đi sâu vào phân tích số liệu cũng như gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị đối với hoạt động chi thường xuyên của từng bộ phận. Để hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới, Cục Tài vụ - Quản trị cần thực hiện một số biện pháp sau để công tác quản lý quyết toán chi thường xuyên ngày một tốt hơn:

Thứ nhất, quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn trong cơng tác quyết tốn chi thường xuyên; những cán bộ làm cơng tác quyết tốn cần tăng cường trách nhiệm của mình đảm bảo cơng tác đối chiếu, thẩm định, tổng hợp quyết toán hiệu quả, đúng quy định. Cần quy định trách nhiệm của cán bộ quản lý khi xảy ra sai sót tại đơn vị được giao phụ trách, cán bộ kiểm tra phải chịu trách nhiệm về số liệu kiểm tra, phê duyệt quyết tốn của mình, hạn chế tối đa những sai sót cho đơn vị khi kiểm tốn nhà nước, thanh tra tài chính hay thanh tra thuế.

Thứ hai, quyết toán chi thường xuyên NSNN phải thực sự quan tâm đến phân tích số liệu, phải có thuyết minh chi tiết giải thích nguyên nhân tăng (giảm) các khoản chi so với dự toán đầu năm, làm cơ sở cho việc dự toán cho năm kế tiếp, tăng hiệu quả quá trình quản lý và điều hành chi NSNN.

Thứ ba, có chế tài xử lý vi phạm cụ thể tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng, kế toán trưởng của các đơn vị bên cạnh việc khen thưởng trong việc đổi mới, tiết kiệm trong chi thường xuyên NSNN. Kiên quyết xuất toán và thu hồi giảm chi đối với các nội dung chi sai.

Thứ tư, ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Báo cáo quyết toán của các đơn vị phải đúng, đủ theo mẫu biểu quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Cục Tài vụ - Quản trị. Công tác quyết tốn phải chính xác, trung thực, đúng thời gian quy định. Kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng NSNN và KBNN nơi giao dịch, thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ với NSNN.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 91 - 94)