Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 83 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị,

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

* Nhóm ngun nhân về chế độ, chính sách quản lý

- Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý, kiểm sốt chi NSNN cịn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ.

Hệ thống các văn bản hướng dẫn về cấp phát, thanh toán và quy trình kiểm sốt chi NSNN theo Luật NSNN chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm sốt chi cịn chồng chéo, chung chung và được hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến khâu tổ chức thực hiện thiếu thống nhất. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm. Các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư hướng dẫn, cơng văn cịn chậm ban hành. Số ít các quy định còn chưa sát với thực tế. Trong một số văn bản hướng dẫn, nội dung kiểm soát trong từng trường hợp chưa cụ thể, chưa phản ánh rõ phạm vi cơng việc. Quy trình chưa cụ thể, một số trường hợp đặc thù mà chỉ quy định ở các loại công văn nhỏ lẻ, các hướng dẫn riêng. Điều này đã gây khơng ít khó khăn có cơng chức trong q trình tác nghiệp.

Ngồi ra, việc thực hiện một số cơ chế, chế độ kiểm soát chi thường xuyên cũng cịn nhiều bất cập, ví dụ như:

+ Cơ chế cấp tạm ứng NSNN còn khá phổ biến, Nhà nước phải ứng trước tiền cho nhà cung cấp trong khi thực tế chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ; việc thu hồi hoặc thanh tốn tạm ứng, cịn hạn chế, bản chất là thực hiện chi khi chưa có nguồn đảm bảo gây rủi ro cho quá trình điều hành NSNN; số dư tạm ứng, NSNN còn lớn.

+ Đối với các khoản chi xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn TSCĐ: Trên thực tế, chưa có văn bản quy định thế nào là xây dựng nhỏ, thế nào là sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên,... khiến cán bộ quản lý chi có sự nhầm lẫn; Từ đó yêu cầu hồ sơ thủ tục đối với mỗi loại cũng khác nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất.

+ Đối với các khoản chi tiền ăn hội nghị: Theo quy định, chỉ chi cho đối tượng không hưởng lương từ NSNN nhưng thực tế, KBNN không thể kiểm tra được thành phần tham dự hội nghị là ai, có bao nhiêu người.

+ Đối với chi phí tiếp khách: khơng quy định số lượng khách được tiếp và Cục Tài vụ - Quản trị cũng không phải cung cấp danh sách khách mời nên KBNN khơng có cơ sở để áp dụng định mức chi ban hành trong kiểm soát chi.

- Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Những năm qua hệ thống này mặc dù đã được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn thiếu tính thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động dẫn đến Hệ thống tiêu chuẩn, định mức vừa thiếu, vừa lạc

hậu khiến Cục Tài vụ - Quản trị thiếu căn cứ để tính tốn, phân bổ, lập dự tốn nên chất lượng dự tốn cịn thấp. Trong một số khoản chi như chế độ cơng tác phí, chế độ hội nghị, tiếp khách, chế độ mua sắm tài sản cơng,…thì Cục Tài vụ - Quản trị tìm cách hợp lý hố chứng từ. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên còn khe hở để các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng. KBNN thì thiếu căn cứ để kiểm soát chi làm cho công tác KSC rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra điều này cịn gây khó khăn cho cơ quan thanh tra, kiểm toán trong việc xác định tính đúng đắn của các khoản chi. Một số định mức chưa hợp lý làm ảnh hưởng lớn đến công tác lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của Cục Tài vụ - Quản trị. Quy chế chi tiêu nội bộ sơ sài hoặc không đúng với tiêu chuẩn quy định nên chưa thực sự là căn cứ đáng tin cậy để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

- Chưa có chế tài xử lý đối với một số vi phạm, do đó chưa hạn chế tối đa vi phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách được giao. Khi có sai sót trong lập dự tốn, thực hiện dự toán, báo cáo quyết tốn hoặc KBNN trong q trình kiểm sốt, thanh toán các khoản chi thường xuyên, kiểm tra và phát hiện các đơn vị chi chưa đúng định mức thì chỉ được quyền ra thông báo bổ sung, điều chỉnh hoặc từ chối thanh tốn mà chưa có chế tài xử phạt, chưa tạo áp lực buộc thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm đối với cơng việc, hạn chế tối đa các vi phạm trong quản lý và xử dụng ngân sách được giao.

- Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-TVQT ngày 03 tháng 01 năm 2017 về việc ban hành Quy chế chi tiêu và định mức chi nội bộ của Cục Tài vụ - Quản trị giai đoạn 2017 – 2020 còn nhiều điểm bất cập và chưa bám sát vào các nội dung thay đổi theo các văn bản pháp luật hiện hành được cập nhật cũng những thay đổi về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Tài vụ - Quản trị. Chính vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh, cập nhật và bổ sung hoàn thiện quy chế mới thay thế quy định hiện hành.

- Quy chế phối hợp giữa Cục Tài vụ - Quản trị và Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan và một số đơn vị khác thuộc Tổng cục Hải quan chưa được ban hành và có cơ chế phối hợp thống nhất dẫn tới hiệu quả trong việc thực hiện các

nhiệm vụ thường xuyên chưa đạt hiệu quả cao trong đó có liên quan đến các nội dung chi thường xuyên tại đơn vị. Các văn bản này cần sớm được ban hành để thực hiện trong thời gian tới.

* Nhóm nguyên nhân về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý

- Tổ chức bộ máy chưa thật sự gọn nhẹ, mối liên hệ chưa thật sự linh hoạt. Bên cạnh đó, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với việc thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên nên chưa tạo áp lực để nâng cao hiệu quả của nguồn kinh phí thường xun NSNN.

- Phịng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ của Cục Tài vụ - Quản trị hiện có nhân 13 cán bộ rất có năng lực công việc hiện tại vẫn tương đối lớn so với số nhân lực hiện có khi vừa đảm bảo cơng tác văn phịng vừa đảm bảo cơng tác liên quan đến dự tốn, thực hiện các văn bản hồ sơ liên quan đến tài chính của Cục Tài vụ - Quản trị và một số lĩnh vực tồn ngành Hải quan. Phịng có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong công tác kế hoạch ngân sách của Ngành, công tác kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị dự tốn trong tồn ngành, cơng tác tài vụ kế tốn cấp 3 và cơng tác hành chính - tổng hợp của Cục. Với số lượng rất lớn công việc như trên, trong hoạt động nhiều lúc công việc quá tải dẫn tới những sai sót và kế hoạch bị chậm.

- Giống nhiều đơn vị khác, Cục Tài vụ - Quản trị, với việc đảm nhận nhiều nhiệm vụ thường xuyên, nhiều cấp bậc quản lý khác nhau trong quản lý chi thường xuyên nên chịu sự tuân thủ của nhiều quy định chồng chéo, chịu sự kiểm tra giám sát của nhiều đơn vị. Nên bộ máy chuyên trách tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu cao của công việc khi vừa thực hiện kinh phí chi thường xuyên vừa đảm bảo hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị, báo cáo quyết toán vừa được duyệt quyết toán của đơn vị cấp trên, vừa được kiểm toán nhà nước theo định kỳ (thường 2 năm 1 lần) vừa được thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, thanh tra tài chính của Bộ Tài chính.

- Thủ tục hành chính đã được cải cách nhiều trong thời gian qua nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết bởi đây là vấn đề phức tạp. Sự yếu kém do nền hành chính nhà nước ảnh hưởng đến tác phong, lề lối làm việc của nhiều cán bộ, công chức tạo sức ỳ kém hiệu quả trong công việc.

- Cơ chế phối hợp trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN giữa KBNN và các cơ quan hữu quan chưa chặt chẽ. Sự phối hợp giữa phòng Tổng hợp và Kiểm tra nội bộ, Cục Tài vụ - Quản trị với KBNN và các cơ quan liên quan chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý chi NSNN tại đơn vị. Hiện nay, việc lập, giao dự tốn vì nhiều lý do khác nhau mà dự toán được nhập vào chương trình cịn chậm và sai sót so với quyết định giao dự tốn của cấp có thẩm quyền.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CỤC TÀI VỤ - QUẢN TRỊ, TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.1. Mục tiêu và phương hướng hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 83 - 88)