Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 101 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Bộ Tài chính

3.3.1.1. Một số kiến nghị chung

Khắc phục những quy định thiếu đồng bộ, không phù hợp trong quản lý chi NSNN. Cụ thể:

- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm đưa ra những định hướng chính, những kết quả, kỳ vọng chủ yếu cần đạt được từ những hoạt động của Chính phủ trong một khoảng thời gian dài. Đây được xem là khuôn khổ chung cho việc thực hiện các chính sách của Nhà nước tại các cơ quan, đơn vị. Chiến lược phải đảm bảo tính ổn định tương đối và có thể áp dụng cho trung và dài hạn.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. NSNN cần phải được công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết tốn. Cơng khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NSNN. Bộ Tài chính đã có hướng dẫn quản lý các khoản khoán chi NSNN, xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm (quy định các khoản chi chuyển sang năm sau), tuy nhiên còn chung chung chưa cụ thể. Vì vậy, Bộ Tài chính cần có quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng về nội dung chi, quản lý các khoản khoán chi, các khoản chi được chuyển năm sau tránh gây lúng túng trong quản lý và chi NSNN.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản cơ chế khoán biên chế và khoán chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cũng như ban hành các văn bản quy định các tiêu chí đánh giá các kết quả, lượng hóa mức độ hồn thành các nhiệm vụ của các đơn vị nhận khoán. Đây là căn cứ để các đơn vị xây dựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN theo hướng tự chủ.

- Cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế và hiệu quả quản lý. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN theo hướng cụ thể, chi tiết,

phù hợp hơn với tính chất đa dạng, phức tạp và rộng khắp của các khoản chi thường xuyên, với yêu cầu áp dụng cơ chế quản lý NSNN theo đầu ra.

- Định mức phân bổ dự tốn phải được tính tốn trên cơ sở dự toán đầy đủ các nguồn tài chính sẵn có trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phù hợp với các đối tượng sử dụng ngân sách. Định mức chi tiêu cần được xác định dựa vào các định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, theo từng vùng và mang tính hướng dẫn để các ĐVSDNS dự tốn chi phí cho các hoạt động dựa vào đầu ra.

- Trước mắt, Bộ Tài chính cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong những lĩnh vực cụ thể. Về lâu dài, để đối phó với tình trạng các nội dung, định mức chi NSNN luôn bị lạc hậu và thấp hơn nhu cầu chi thực tế của nền kinh tế (như chi hội nghị, công tác phí, th phịng nghỉ,...), cần nghiên cứu định mức chi theo tỷ lệ % so với mức lương cơ bản. Đối với những khoản chi chưa ban hành được tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, áp dụng phương pháp quản lý theo đầu ra của công việc.

- Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát chi NSNN; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí, xử lý kịp thời hồ sơ góp phần thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị liên quan.

3.3.1.2. Kiến nghị cụ thể

- Đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung kinh phí năm 2020 cho Tổng cục Hải quan.

- Tháo gỡ vướng mắc trong q trình thực hiện Thơng tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan đã có báo cáo tại cơng văn số 2529/TCHQ-TVQT ngày 10/5/2018).

- Điều chỉnh trình tự, thủ tục phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật vi phạm bị tịch thu quy định tại Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính hướng.

- Bổ sung phân cấp thẩm quyền xử lý đối với tang vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018.

- Rà soát, hướng dẫn quy định xử lý số lợi bất hợp pháp trong trường hợp sung vào Ngân sách nhà nước tại Điều 8 Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước theo 28/TCHQ-TVQT ngày 22/01/2020 của Tổng cục Hải quan.

- Đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt riêng tiêu chuẩn xe ô tô chuyên dùng của từng hệ thống.

- Đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt định mức, tiêu chuẩn, chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo đề xuất của Tổng cục Hải quan tại công văn số 11649/TCHQ-TVQT ngày 12/12/2016. - Hướng dẫn mức giá mua tối đa máy vi tính văn phịng phổ biến theo kiến nghị tại công văn 430/TCHQ-TVQT ngày 17/01/2020 của Tổng cục Hải quan.

- Hướng dẫn xử lý vướng mắc trong thanh lý tài sản trang thiết bị CNTT theo kiến nghị tại công văn 4658/TCHQ-TVQT ngày 18/7/2019 của Tổng cục Hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 101 - 103)