6. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chung về quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị,
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị giai đoạn 2017 – 2019 cho thấy quản lý chi thường xuyên tại đơn vị rất được chú trọng. Từ 2017, quản lý chi thường xuyên theo hướng thực hiện nhiệm vụ theo chức năng có những bước tiến mới, tăng tính hiệu quả và minh bạch. Cụ thể:
- Việc lập dự toán chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị đã đảm bảo tính kịp thời, đúng trình tự theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Cụ thể: Các đơn vị đề xuất các nhiệm vụ thường xuyên bám sát theo chức năng và yêu cầu thực tế, nộp thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên và dự toán chi đúng thời hạn quy định; xây dựng dự tốn theo thơng tư hướng dẫn hàng năm
của Bộ Tài chính, đúng định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi hiện hành, đảm bảo phần kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
- Việc chấp hành dự toán: Dự toán nhiệm vụ thường xuyên hàng năm được phê duyệt từ cuối năm trước, kinh phí cấp phát cho các đơn vị kịp thời và đúng tiến độ (được chia làm 2 đợt trong năm). Kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và ngày càng được minh bạch, công khai, đảm bảo thực hành tiết kiệm. Thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN được thực hiện nghiêm túc, đúng định mức chi nội bộ, đúng chế độ.
- Việc kiểm soát và quyết tốn: Q trình lập dự toán và chấp hành dự toán được thực hiện nghiêm túc, kiểm soát chi chặt chẽ đã góp phần giảm gánh nặng trong công tác quyết toán. Kết quả các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của đơn vị được nghiệm thu và báo cáo đúng tiến độ. Bên cạnh đó việc lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, phản ánh tình hình sử dụng ngân sách và hoạt động của đơn vị.