Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 33 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.2.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

* Mục tiêu của việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được hiểu là q trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Mục tiêu của việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước nhằm dự trù được tổng nguồn kinh phí cần thiết cho các hoạt động chi thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà nước. Dự trù được nhu cầu tài chính cho các hoạt động này cũng như căn cứ vào đó để xác định được khả năng đáp ứng của các nguồn tài chính.

Việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN giúp cho Nhà nước xây dựng được định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho từng hoạt động, dịch vụ công nhằm tối đa hóa mục tiêu cũng như chống lãng phí, thất thốt tiền của Nhà nước. Đặc biệt, việc lập dự toán chi thường xun NSNN cịn có mục tiêu quan trọng đó là thước đo, là căn cứ để Nhà nước quản lý quá trình thực thi hoạt động chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị quản lý của Nhà nước. Từ đó có biện pháp xử lý những đơn vị, tổ chức sai phạm nhằm đảm bảo nguồn NSNN.

* Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Khi lập dự toán chi thường xuyên NSNN phải dựa trên các căn cứ sau:

- Chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, an ninh quốc phòng và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.

- Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội liên quan đến chi thường xuyên; Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và

văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Căn cứ vào cơ cấu thu ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm kế hoạch; tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm trước; số kiểm tra về dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền thơng báo, tình hình thực hiện dự tốn năm báo cáo và các năm liền kề.

* Trình tự lập dự tốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Lập dự toán NSNN tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ được tiến hành theo trình tự sau:

- Các đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyền cho thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thì phải lập riêng phần kinh phí này cho việc thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm cụ thể. Việc lập dự toán cho từng nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm phải căn cứ yêu cầu về kết quả, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm, định mức kỹ thuật kinh tế, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương cùng loại.

- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp khơng phải là đơn vị dự tốn cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.

- Các tổ chức được ngân sách hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

- Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

Dự toán thu, chi ngân sách được lập phải đáp ứng đúng yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước.

1.2.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế, tài chính nhằm biến các chỉ tiêu thường xuyên đã được ghi trong kế hoạch (dự toán ngân sách nhà nước) trở thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể nói chấp hành NSNN là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến một chu trình quản lý NSNN.

* Mục tiêu của quản lý chấp hành dự tốn chi thường xun NSNN

Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí được phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần chú trọng:

- Phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định, đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc, tuân thủ đúng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính các cấp, cơng tác kiểm sốt chi của Kho bạc nhà nước và hơn hết là nâng cao ý thức chấp hành dự tốn, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí được cấp của các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, hạch toán đầy đủ rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi NSNN hiện hành.

* Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN phải dựa vào các căn cứ sẵn có như dự tốn chi thường xuyên NSNN đã được phê duyệt, dựa vào khả năng đáp ứng của nguồn NSNN, định mức, chế độ chi tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành,...

- Căn cứ vào dự toán đã được phê duyệt, đây là căn cứ có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các khoản kinh phí bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hóa mức chi tổng hợp đã được cơ quan quyền lực Nhà nước phê duyệt.

- Căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí NSNN có thể đáp ứng chi. Trong quản lý và điều hành NSNN phải quán triệt quan điểm “lường thu mà chi”. Mức chi trong dự toán là con số chi dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch để chuyển hóa chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực.

- Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành. Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát và sử dụng kinh phí NSNN, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi.

1.2.2.3. Kiểm soát và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

* Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện thường xuyên theo một hệ thống nhằm đảm bảo công tác chi thường xuyên NSNN của các cơ quan, tổ chức được thực hiện đúng, đủ.

- Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước trong q trình thanh tốn, sử dụng kinh phí. Nội dung kiểm sốt chi thường xuyên NSNN gồm:

+ Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN;

+ Kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi;

+ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN;

+ Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước để đảm bảo chi đúng, chi đủ cho các đơn vị.

- Kiểm soát, quản lý sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách: + Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và địa phương hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện ngân sách

thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực thuộc; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách và các báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; định kỳ báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách được giao cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

+ Thủ trưởng đơn vị và người phụ trách cơng tác tài chính, kế tốn tại đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính – ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luât.

* Quyết toán chi thường xuyên NSNN

Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN. Quyết toán chi thường xuyên được lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách. Qua cơng tác quyết tốn chi thường xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nước đã quy định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau. Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định quyết toán NSNN của các đơn vị dự toán ngân sách:

- Đơn vị sử dụng ngân sách lập báo cáo quyết toán ngân sách theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp;

- Đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp xem xét duyệt quyết toán ngân sách của đơn vị trực thuộc và thông báo kết quả xét duyệt gửi đơn vị được xét duyệt; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi được giao quản lý, gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp;

- Đơn vị dự toán cấp I xét duyệt quyết toán ngân sách của đơn vị trực thuộc và thông báo kết quả xét duyệt gửi đơn vị được xét duyệt; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi được giao quản lý, gửi cơ quan tài chính cùng cấp;

- Cơ quan tài chính thẩm định quyết tốn ngân sách của các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp mình, thơng báo thẩm định quyết tốn ngân sách gửi đơn vị được thẩm định. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính xét duyệt quyết tốn và thơng báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị được xét duyệt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)