Khái niệm, công cụ và phương pháp quản lý chi thường xuyên ngân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 27 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.2.1. Khái niệm, công cụ và phương pháp quản lý chi thường xuyên ngân

1.2.1. Khái niệm, công cụ và phương pháp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước sách nhà nước

1.2.1.1. Khái niệm quản lý chi NSNN

Quản lý chi NSNN được hiểu là quá trình nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống các nhóm cơng cụ và phương pháp tác động đến hoạt động chi NSNN nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể trong Bộ máy Nhà nước từng thời kỳ nhất định, từng cấp nhất định.

Quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ phận trong công tác quản lý NSNN và cũng là một bộ phận trong cơng tác quản lý nói chung. Xét theo nghĩa rộng, quản lý chi NSNN là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua các chức năng vốn có; theo nghĩa hẹp, quản lý chi NSNN là dùng các biện pháp, các công cụ, chính sách của pháp luật để điều tiết quá trình phân phối các khoản thu theo mục đích của nhà nước. Quản lý chi NSNN giữ một vị trí đặc biệt

quan trọng bởi NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Quản lý chi NSNN góp phần quan trong để NSNN phát huy được vai trò chủ đạo đó và NSNN thực sự trở thành cơng cụ hữu hiệu hướng tới mục tiêu đã định.. Vị trí quan trọng của cơng tác quản lý chi NSNN được thể hiện rõ nét thông qua q trình định hướng, hoạch định chính sách, ban hành cơ chế, tiêu chuẩn, định mức để thực hiện chức năng vốn có của ngân sách. Vấn đề quan trọng trong quản lý chi Ngân sách nhà nước là việc tổ chức quản lý, giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao.

Đặc điểm của quản lý chi NSNN

Chi NSNN được kiểm soát theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật và theo dự tốn được cấp cóthẩm quyền giao

Việc chi NSNN phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định. Hệ thống văn bản pháp luật làm căn cứ cho việc thực hiện chi NSNN bao gồm Luật và các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, Quyết định, văn bản hướng dẫn.

Mặt khác, chi NSNN phải theo dự toán được duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Dự toán thường được giao vào đầu năm ngân sách và có thể được bổ sung trong năm ngân sách. Dự toán cuối năm không chi hết sẽ được chuyển nguồn sang năm sau hoặc bị hủy bỏ tùy theo tính chất nguồn kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước

Hệ thống NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Mỗi một cấp ngân sách được phân cấp quản lý những khoản chi khác nhau. Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nướcphù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Theo đó, NSTW thực hiện các khoản chi: Chi đầu tư phát triển đối với các dự án thuộc trung ương quản lý, chi thường xuyên đảm bảo duy trì hoạt động bộ

máy của các cơ quan, tổ chức nhà nước của TW, chi hỗ trợ ngân sách cấp dưới, chi dự trữ quốc gia…

NSĐP thực hiện các khoản chi: Chi đầu tư phát triển đối với các dự án thuộc địa phương quản lý, chi thường xuyên đảm bảo duy trì hoạt động bộ máy của các cơ quan, tổ chức nhà nước của địa phương, chi hỗ trợ ngân sách cấp dưới…

1.2.1.2. Công cụ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quản lý chi thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chi thường xuyên NSNN, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Công cụ quản lý chi thường xuyên NSNN gồm các chế độ chính sách, định mức do cơ quan nhà nước ban hành tác động lên đối tượng sử dụng ngân sách và chủ thể quản lý để đạt được mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN. Một số công cụ:

- Công cụ pháp luật: Đó là hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NSNN, là các quy tắc mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành, được sử dụng nhằm quản lý và điều hành các hoạt động quản lý NSNN. Công cụ pháp luật được xem như một công cụ quản lý đặc biệt quan trọng, được sử dụng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính, kế tốn, các định mức,...

Công cụ pháp luật tạo lập tiền đề pháp lý vững chắc điều chỉnh hành vi cho mọi tổ chức, cá nhân, điều chỉnh kịp thời và hợp lý các quan hệ kinh tế, là thước đo mức độ chấp hành pháp luật của tất cả các chủ thể từ đó thể hiện sự bình đẳng, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh tế.

Thực hiện luật NSNN, mục lục NSNN được sử dụng gồm bảng phân loại thu, chi NSNN theo những tiêu thức khoa học thống nhất giúp cho q trình hạch tốn và thốn kê NSNN nhanh, chính xác. Từ các chỉ tiêu số liệu đã thống kê theo mục lục NSNN có thể thấy:

+ Thông qua mã số “chương” của mục lục NSNN thể hiện trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức liên quan đến thu, chi NSNN. Từ đó, Nhà nước có thể sử dụng địn bẩy NSNN để khuyến khích hay bắt buộc tổ chức thực hiện chức năng của mình.

+ Thơng qua các chỉ tiêu “loại, khoản” của mục lục NSNN xác định được thứ tự ưu tiên phân bổ ngân sách gắn với các ngành kinh tế diễn ra như thế nào từ đó đối chiếu với Nghị quyết về cơ cấu phát triển kinh tế xã hội, đánh giá kết quả hoạt động của ngành, lĩnh vực trên mức ưu tiên kinh phí của NSNN.

- Cơng cụ kế hoạch hóa: Kế hoạch được hiểu là q trình xây dựng, chấp hành, giám sát và kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai. Kế hoạch là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, cách thức và phạm vi sử dụng công cụ kế hoạch thay đổi qua các thời kỳ khác nhau. Sử dụng công cụ kế hoạch hiệu quả trong quản lý chi NSNN thể hiện cụ thể: Căn cứ vào chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để đánh giá mức độ phù hợp của chỉ tiêu thu, chi trong dự tốn NSNN. Trong q trình chấp hành NSNN, phải đối chiếu so sánh giữa mức độ chấp hành thu, chi NSNN với mức độ thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Q trình quyết tốn NSNN gắn liền với rà soát lại các kết quả về phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra. Những thành tựu hay yếu kém trong quản lý NSNN được bộc lộ rõ nét không chỉ thơng qua số liệu quyết tốn NSNN mà cịn thể hiện ở kết quả thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

- Cơng cụ chính sách: Hệ thống chính sách là tồn bộ các chính sách mà Nhà nước sử dụng trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của xã hội. Mỗi chính sách cụ thể gồm các mục tiêu cần đạt được và các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu cụ thể trong quá trình đạt tới mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống các công cụ quản lý NSNN, cơng cụ chính sách có độ nhạy cảm cao trước những biến động của đời sống kinh tế - xã hội nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội đặt ra.

Công cụ chính sách sử dụng trong quản lý NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng được thể hiện thơng qua các chính sách cụ thể về kinh tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình, lao động, việc làm, giáo dục,... Công cụ chính sách được lựa chọn và áp dụng thích hợp sẽ tác động tích cực đến sử dụng NSNN hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu chung của phát triển nền kinh tế quốc dân.

- Công cụ Định mức chi ngân sách: Định mức chi ngân sách là một chuẩn mực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng nội dung chi NSNN. Định mức chi ngân sách là cơ sở để tính tốn khi lập dự toán và cũng là căn cứ để KBNN đối chiếu với từng khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình kiểm sốt chi NSNN. Mức chi thực tế của từng nội dung chi không được vượt quá định mức chi đối với nội dung đó. Định mức chi có định mức tuyệt đối và định mức tương đối. Định mức tuyệt đối là mức chi cho từng nội dung cụ thể. Định mức tương đối là tỷ lệ giữa các nội dung chi khác nhau.

- Công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công: Hợp đồng mua sắm tài sản công là cơ sở để KBNN kiểm soát các khoản chi về mua sắm tài sản, xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản cố định. Giá trị hợp đồng, thời hiệu hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng,... là căn cứ để KBNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Những hợp đồng có giá trị lớn phải thơng qua các hình thức đấu thầu theo quy định. Chẳng hạn, mua sắm tài sản thuộc dự tốn mua sắm thường xun có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải tổ chức đầu thầu rộng rãi.

- Công cụ tin học: Đây là công cụ hỗ trợ cho công tác KSC. Về mặt kỹ thuật, cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học, một số khâu của công tác KSC được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều so với thực hiện theo phương pháp thủ cơng. Ví dụ: Kiểm sốt mức tồn quỹ ngân sách, mức tồn dự toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm sốt mục lục ngân sách. Cơng cụ tin học cịn có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác kế tốn và cơng tác thanh tốn các khoản chi NSNN qua kho bạc nhà nước.

1.2.1.3. Phương phápquản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Trong quản lý chi ngân sách nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý, đó là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên nền kinh tế và các bộ phận hợp thành của nó nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân. Có thể kể đến một số phương pháp sau:

- Phương pháp hành chính: Được hiểu là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý thơng qua các quyết định có tính bắt buộc lên đối tượng quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô trong các tình huống nhất định. Phương pháp hành chính sử dụng trong quản lý kinh tế nhằm xác lập trật tự, quy định kỷ cương làm việc trong hệ thống, kết nối các phương pháp khác lại thành một hệ thống để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng. Đặc điểm của phương pháp này là tính bắt buộc là tính quyền lực, thể hiện ở việc các đối tượng quản lý bắt buộc phải chấp hành các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt và tính quyền lực của các cơ quan nhà nước trong phạm vi tác động hành chính thuộc thẩm quyền của mình.

Đặc trưng của phương pháp hành chính là cưỡng chế đơn phương của chủ thể quản lý thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, các mệnh lệnh quản lý bắt buộc để tác động về mặt tổ chức và điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý. Như vậy, đối tượng quản lý phải tuân thủ một cách vô điều kiện với các yêu cầu của chủ thể quản lý.

- Phương pháp kinh tế: Là các tác động gián tiếp của Nhà nước dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý nhằm hướng quan tâm của họ tới hiệu quả cuối cùng của sự hoạt động, từ đó tự giác, chủ động hồn thành kế hoạch mà không cần sự tác động bằng phương pháp hành chính. Phương pháp kinh tế được sử dụng thơng qua các địn bẩy kinh tế để kích thích tính tích cực của đối tượng quản lý. Cụ thể, đối tượng quản lý chịu tác động về mặt lợi ích thơng qua mục tiêu nhiệm vụ đặt ra trước kèm theo những điều kiện khuyến khích về kinh tế và phương tiện vật chất có thể sử dụng. Xuất phát từ đó mà họ lựa chọn phương án hoạt động vừa đảm bảo lợi ích riêng, vừa đảm bảo mục đích chung.

- Phương pháp giáo dục: Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức, tư tưởng của đối tượng quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc chấp hành pháp luật, các quyết định quản lý của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ được giao. Được biểu hiện dưới hình thức tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, khuyến khích động viên,... Phương pháp giáo dục

được sử dụng thông qua giáo dục đường lối, chủ trưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để mọi người hiểu, ủng hộ và quyết tâm xây dựng đất nước. Giáo dục góp phần nâng cao ý thức, lao động sáng tạo, năng suất có hiệu quả, xây dựng tác phong làm việc khoa học, kỷ luật, có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)