Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 38 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

nước

1.3.1. Các nhân tố khách quan

- Trình độ phát triển kinh tế, xã hội và sự ổn định chính trị của đất nước

Trình độ phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Qui mô nguồn thu sẽ quyết định đến nguồn để chi NSNN. Mà có nguồn chi thì sẽ tính tới cơng tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Chúng ta đều biết rằng nguồn thu chủ yếu của NSNN hiện nay là từ thuế và khai thác nguồn tài nguyên quốc gia, đó là từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ...trình độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì các nguồn thu cho NSNN càng lớn, đồng thời cũng khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai thuận lợi cho việc khai thác nguồn thu. Mặt khác, khi cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đồng bộ và tốt hơn nên sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách. Vì thế, tùy vào từng đặc điểm cụ thể về trình độ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định để có cơ sở từng bước hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN.

- Sự ổn định chính trị của đất nước

Chúng ta biết, yếu tố quan trọng và cơ bản cho sự phát triển của đất nước là phải có sự ổn định về chính trị, an ninh quốc gia. Có ổn định về chính trị thì kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới đạt được và các nhà đầu tư từ mọi nơi trong và ngoài nước đưa vốn và kỹ thuật, công nghệ vào nước ta để kinh doanh và làm ăn lâu dài. Như thế chúng ta mới phát triển được kinh tế, từ đó mới có nguồn thu cho NSNN yếu tố quyết định đến chi thường xuyên NSNN.

- Hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Khi Luật ngân sách nhà nước được ban hành, thì cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN mới được hình thành và đi vào cuộc sống. Sau khi Luật Ngân sách nhà nước ra đời thì một loạt chế độ chính sách về quản lý chi thường xuyên NSNN được ban hành, đó là Nghị định của Chính phủ, các thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành chức năng, các văn bản của KBNN. Đây là hệ thống chế độ, chính sách làm cơ sở cho KBNN thực hiện cơ chế Kiểm soát chi thường xuyên NSNN. KBNN không thể thực hiện cơ chế Kiểm soát chi thường xuyên NSNN được nếu như khơng có hệ thống hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về chi thường xuyên NSNN.

Hiện nay, hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách chi theo cơ chế Kiểm soát chi cho các đơn vị sự nghiệp công lập của chúng ta hiện nay ban hành đã khá đầy đủ, đồng bộ và tương đối sát với thực tiễn cuộc sống. Nhưng do chi thường xuyên NSNN đa dạng, phức tạp và rộng khắp, đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, nên nhiều khi ban hành còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện, có tình trạng chưa đồng bộ.

Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ, tính tốn, xây dựng, phân bổ dự toán để Kiểm soát chi. Nếu hệ thống định mức chi tiêu NSNN xa rời thực tế, thì việc tính tốn, phân bổ dự tốn chi khơng khoa học và chính xác dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ để Kiểm soát chi. Bên cạnh đó, đơn vị sử dụng NSNN thường phải tìm mọi cách để hợp lý hóa các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính. Định mức chi tiêu càng cụ thể, càng chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và hiệu quả cơng tác Kiểm sốt chi KBNN nói riêng.

Tuy nhiên do tính chất đa dạng của đơn vị sử dụng NSNN, do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng nên việc ban hành đồng bộ và ổn định hệ thống định mức là hết sức khó khăn và phức tạp.

- Quyết tâm của Chính phủ, nhận thức của các cấp, các Bộ, ngành và của cán bộ viên chức công chức nhà nước về kiểm soát chi NSNN.

Theo Luật Ngân sách nhà nước hiện nay, Quốc hội quyết nghị dự toán ngân sách trung ương và trợ cấp cho ngân sách địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết nghị dự toán ngân sách cấp mình và trợ cấp cho ngân sách cấp dưới. Tương tự như vậy đối với ngân sách Quận, Huyện, thị xã ...Bộ Tài chính căn cứ vào quyết nghị của Quốc hội ra quyết định giao dự toán chi NSNN cho các Bộ, ban, ngành ở trung ương và trợ cấp ngân sách cho các địa phương. Tại tỉnh, thành phố, UBND tỉnh, thành phố căn cứ vào quyết nghị chủ HĐND tỉnh ra quyết định giao dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các sở, ban, ngành và trợ cấp cho ngân sách Quận, huyện, thành phố, tương tự như vậy với ngân sách Quận, huyện, thành phố...Nhận được quyết định giao dự toán các đơn vị dự toán cấp I phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN. Như vậy các đơn vị sử dụng NSNN có quyết định giao dự toán của cơ quan chủ quản thì mới đến KBNN làm thủ tục kiểm soát chi và rút kinh phí. Do đó, năng lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền và các cấp quản lý NSNN sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN nói chung và cơ chế quản lýchi đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc các cơ quan đề ra cơ chế, chính sách quản lý và phát triển kinh tế xã hội: chính sách chế độ tiền lương của cán bộ cơng chức, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ...

Về ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp, làm cho họ thấy rõ việc kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành Tài chính, KBNN. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trị của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát thanh tốn kinh phí, kế tốn và quyết tốn các khoản chi NSNN.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

- Nhân tố về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý: Nhân tố về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN. Tổ chức bộ máy phải khoa học, phân cấp, phân quyền. Trong khi đó, năng

lực của cán bộ quản lý sẽ quyết định hiệu quả của việc quản lý chi thường xuyên NSNN ở từng tổ chức.

+ Tổ chức bộ máy và con người ở mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách khác nhau và tùy thuộc và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó. Hiệu quả hoạt động và năng lực của cán bộ thực hiện có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN. Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN.

+ Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách; việc quy định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cán bộ quản lý thu, chi, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong q trình phân cơng, phân cấp quản lý tránh xảy ra tình trạng bng lỏng quản lý hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm dụng quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách.

- Chức năng, nhiệm vụ của KBNN: Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN địi hỏi KBNN phải có một vị thế, vai trị nhất định để đảm trách nhiệm vụ này. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN tại một văn bản pháp lý cao như Pháp lệnh hay Luật của Quốc hội sẽ khẳng định vị trí, vai trị của KBNN; cùng với đó, nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

- Trình độ và năng lực cán bộ của hệ thống KBNN: Xuất phát từ vị trí của con người - con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của mọi tổ chức, chất lượng và trình độ của con người là yếu tố then chốt quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức.

Vì vậy, chất lượng cơng tác kiểm sốt chi phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Địi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chun sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chun ngành mình quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt…u cầu trên khơng chỉ đối với cán bộ làm cơng tác kiểm sốt chi ở các cơ quan Tài chính, KBNN mà cịn bao gồm cả cán bộ quản lý tài chính - kế tốn ở các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Bên cạnh đó, bộ máy kiểm soát chi ngân sách phải được tổ chức khoa học, thống nhất, đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước, phân bổ dự toán, cơ quan kiểm soát chi tiêu cho đến đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách. Nếu việc tổ chức bộ máy kiểm soát chi không thống nhất, chồng chéo hoặc phân tán ra nhiều đầu mối thì sẽ dẫn đến tình trạng cắt khúc trong quản lý, làm hạn chế hiệu quả kiểm soát chi .

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm sốt chi:

Hiện đại hóa cơng nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động KBNN sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đến tồn bộ hoạt động quản lý quỹ NSNN. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng chi thường xuyên NSNN ngày càng lớn và nhiều, thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác và an tồn.

Hạ tầng công nghệ lớn mạnh, hiện đại và an toàn là cơ sở cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa KBNN, cơ quan tài chính và đơn vị sử dụng ngân sách, giúp cho giao dịch ngày càng thuận tiện, tăng tính minh bạch đối với cơng tác kiểm sốt chi nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CỤC TÀI VỤ - QUẢN TRỊ, TỔNG CỤC HẢI QUAN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 38 - 43)