Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 81 - 83)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị,

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

* Về cơng tác lập dự tốn

- Năm 2017 là năm thứ hai ngành Hải quan thực hiện cơ chế quản lý tài chính giai đoạn 2016-2020; năm đầu tiên triển khai Luật NSNN năm 2015 với nhiều sự thay đổi lớn. Đồng thời Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc triển khai nhiệm vụ chi NSNN như: Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán NSNN năm 2017; Chỉ thị số 14/CT-TTg về tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 trong đó yêu cầu điều hành quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Chính vì vậy, các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ rang, các đơn vị còn lúng túng trong việc thực hiện nên dự tốn của các đơn vị được hồn thiện trong giai đoạn 2017 – 2019 rất muộn. Dự

toán chi thường xuyên đã được xây dựng theo từng nhiệm vụ, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở dự toán theo từng năm, chưa thực hiện được việc xây dựng dự tốn theo khn khổ chỉ tiêu trung hạn nên khơng có sự gắn kết giữa nguồn lực và kế hoạch trong trung hạn và dài hạn. Quá trình thẩm tra, phê duyệt nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị cịn mang tính hình thức, nhiệm vụ thường xun của các đơn vị khơng được Bộ Tài chính phê duyệt trước khi lập dự tốn.

- Khoản chi phí chung, các đơn vị không thể tách bạch giữa các hoạt động: Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ có một số mục chi trong dự tốn mang tính ước lượng, khơng có căn cứ cụ thể.

- Tiêu chuẩn chỉ tiêu chưa thật sự phù hợp và thiếu đồng bộ, cùng một nội dung chi của đơn vị nhưng có nhiều mức chi khác nhau, được quy định tại nhiều văn bản pháp lý. Điển hình là chế độ chi tổ chức hội nghị, chế độ cơng tác phí tại đơn vị vừa được áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 (nay là Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017) nhưng cũng đồng thời áp dụng theo Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 và Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015.

* Đối với cơng tác chấp hành dự tốn

- Thực hiện chi thường xuyên NSNN theo Thông tư 121/2014/TTLT-BTC- BKHCN, các đơn vị còn lúng túng trong việc thực hiện, đặc biệt là hệ thống và cụ thể hóa các nhiệm vụ thường xun. Vì vậy, lập dự tốn cịn nhiều hạn chế, gây nên bị động trong việc chấp hành dự tốn và khơng chủ động trong nguồn kinh phí bổ sung thực hiện nhiệm vụ theo chức năng.

- Trong quá trình chấp hành dự tốn chi thường xuyên, các đơn vị thường cân đối giữa nguồn NSNN cấp và nguồn bổ sung từ năm trước để chi hết phần ngân sách rồi mới chi đến phần bổ sung nên dẫn tới chi sai nội dung hoặc không đúng với ban đầu.

- Thực hiện dự toán của các đơn vị gặp nhiều khó khăn do điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp thiếu linh hoạt.

* Đối với cơng tác kiểm sốt và quyết toán chi thường xuyên

- Từ 2015, thực hiện chi thường xuyên đã tuân thủ Luật NSNN và các quy định hiện hành. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hạn chế là KBNN vẫn chưa cập nhật và chưa kiểm soát chi theo dự toán nhiệm vụ, nên cịn những khoản chi khơng theo dự tốn. Mặt khác, mặc dù thủ tục hành chính của KBNN đã được cải cách nhiều, nhưng vẫn cịn chậm gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình thanh tốn qua KBNN.

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị áp dụng theo chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp, báo cáo gồm nhiều nguồn kinh phí nên chưa đảm bảo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm,…)

- Chất lượng công tác nghiệm thu kết quả nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cịn mang nặng tính hình thức, khơng đánh giá chính xác được hiệu quả hoạt động của đơn vị. Chưa có hệ thống chỉ số đánh giá nên việc đo lường công việc thực hiện, đánh giá hiệu quả của các nhiệm vụ chưa sát sao, việc kiểm tra định kỳ cịn mang tính hình thức.

- Phịng Quản lý tài chính tiến hành thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị theo đúng quy định. Tuy nhiên, kết quả chưa cao, thường chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, xác định số liệu chi trong năm của đơn vị, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định. Số liệu quyết toán chưa được phân tích, đánh giá để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác xây dựng dự toán, chấp hành dự toán, xây dựng định mức phân bổ ngân sách, từ đó nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị.

- Cơng tác thẩm tra, xét duyệt quyết tốn vẫn cịn những hạn chế: xử lý nguồn trong quyết toán chưa thống nhất giữa các đơn vị, chưa đôn đốc kịp thời việc thực hiện các kiến nghị của các năm trước. Việc thơng báo xét duyệt quyết tốn NSNN các năm cho một số đơn vị dự tốn cịn sai sót phải điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ Quản trị, Tổng Cục Hải quan (Trang 81 - 83)