Bồi dưỡngcông chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28)

1.1. CÔNG CHỨC PHƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNGCÔNG CHỨC

1.1.2. Bồi dưỡngcông chức phường

1.1.2.1. Khái niệm bồi dưỡng công chức phường

Tại Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng cơng chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2010) quy định: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.

Bồi dưỡng là quá trình liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực nói chung trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó. Nó là hoạt động làm tăng thêm những kiến thức mới đòi hỏi những người đang giữ chức vụ, thực thi công vụ của một ngạch nhất định hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao

Ở cách tiếp cận chung nhất, bồi dưỡng được xem là “q trình tác động

năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định”[7;tr.157]. Bồi

dưỡng được xác định là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.

Bồi dưỡng được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi con người một cách có hệ thống thơng qua việc học tập. Việc học tập này có được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển, và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch. Bồi dưỡng là cầu nối để thực hiện quá trình truyền thụ kiến thức, kĩ năng một cách có kế hoạch từ các cơ quan, tổ chức tới đội ngũ cơng chức. Do đó, hoạt động bồi dưỡng xuất phát từ cả yêu cầu của người học (đội ngũ công chức) lẫn yêu cầu của cơ quan, tổ chức của đội ngũ cơng chức đó.

Bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất là con người, là cán bộ, công chức làm việc trong tổ chức. Bồi dưỡng cán bộ, công chức tạo nền tảng để họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ.

Có thể thấy rằng: Bồi dưỡng cơng chức phường là q trình trang bị, cập

nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người công chức phường, giúp họ củng cố và mở rộng một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó để hồn thành cơng việc một cách có hiệu quả hơn nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn.

Việc bồi dưỡng đối với cơng chức phường chính là việc trang bị, bổ sung những kiến thức cần thiết dựa trên các tiêu chuẩn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơng chức, trong đó tập trung vào việc vận dụng những

kiến thức lý luận vào thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề quản lý cụ thể. Với quan niệm như vậy, bồi dưỡng công chức phường hướng tới các mục đích:

- Phát triển năng lực làm việc cơng chức phường và nâng cao khả năng thực hiện công việc thực tế của họ.

- Giúp công chức phường luôn phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong tương lai.

- Giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của công chức phường do thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy đủ khả năng làm việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

Hiện nay, theo khoản 3 điều 2 Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định rõ mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, có bản lĩnh chính trị, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [8]. Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/7/2021 về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý…” [9]. Để làm được điều đó, hoạt động bồi dưỡng được coi là định hướng, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực nói chung và cơng chức phường nói riêng.

1.1.2.2. Vai trị của bồi dưỡng cơng chức phường

Sự thành công hay thất bại của bất cứ tổ chức nào đều do con người quyết định bởi trình độ, kĩ năng và thái độ của họ trong công việc. Đảng và Nhà nước ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đội ngũ cơng chức hành chính hoạt động trong những cơ quan hành chính nhà nước,

thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực phức tạp, đa dạng của đời sống xã hội. Do đó, bồi dưỡng giúp nâng cao năng lực đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Xuất phát từ vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của đội ngũ công chức phường trong quản lý nhà nước trên địa bàn, hoạt động bồi dưỡng công chức phường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhằm nâng cao chất lượng cơng chức phường, góp phần nâng cao hiệu quả của chính quyền cơ sở.

Bồi dưỡng cơng chức phường có những vai trị cơ bản như sau:

Một là: Bồi dưỡng công chức phường trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng

cho công chức phường, đáp ứng yêu cầu công việc. Công chức bước vào hệ thống công vụ khi đã được đào tạo ở một hoặc một số chuyên ngành nhất định. Tuy nhiên, khi được bổ nhiệm vào ngạch cơng chức và được bố trí cơng việc cụ thể trong một cơ quan cụ thể thì cần được bổ sung thêm những kiến thức, kĩ năng mới cho phù hợp với vị trí việc làm, chun mơn cơng việc hiện tại. Bởi vậy, bồi dưỡng công chức là hoạt động không thể thiếu, nhất là đối với công chức trẻ vừa gia nhập hệ thống công vụ.

Hai là: Bồi dưỡng công chức phường giúp cập nhật kiến thức, thơng tin,

giúp cơng chức thích ứng trước u cầu mới. Trong q trình thực thi cơng vụ, u cầu cơng việc ngày càng có những địi hỏi cao hơn về kĩ năng, nghiệp vụ, thực tiễn quy định chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi địi hỏi đội ngũ cơng chức phải thích ứng được với tình hình mới. Do đó, bồi dưỡng cơng chức phải là hoạt động thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị cũng như của mỗi cơng chức để có thể đáp ứng được u cầu cơng việc. Bồi dưỡng cơng chức, vì thế, gắn bó với từng giai đoạn trong con đường chức nghiệp của công chức, gắn với từng vị trí mà cơng chức đảm nhiệm.

Ba là: Bồi dưỡng công chức phường giúp cơng chức nâng cao trình độ,

phát từ thực tế hiện nay, chất lượng cơng chức cịn nhiều hạn chế địi hịi phải tiếp tục được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, năng lực của một bộ phận không nhỏ công chức trên cả 3 phương diện cấu thành là kiến thức, kĩ năng và thái độ cịn yếu, chưa được chuẩn hóa dẫn tới chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Bởi vậy, với những thiếu hụt đó, bồi dưỡng cơng chức là giải pháp cấp thiết và hữu hiệu.

Bốn là: Bồi dưỡng cơng chức phường góp phần xây dựng đội ngũ cơng

chức chuyên nghiệp có đủ năng lực để xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. Trong nền hành chính cơng vụ, cơng chức phường là cơng cụ để thực hiện các mục tiêu hành chính; do vậy năng lực, chất lượng của đội ngũ công chức là một trong những điều kiện quan trọng, cần thiết để xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả; thúc đẩy q trình cải cách hành chính nhà nước và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

1.1.3. Chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

1.1.3.1. Khái niệm chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận về khái niệm chính sách cơng. Cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau như vậy, nhưng tất cả các định nghĩa đều thống nhất ở hai điểm cơ bản, đó là chính sách cơng bắt nguồn từ các quyết định do nhà nước ban hành và các quyết định của nhà nước khơng làm gì và nhiều chính sách là những quyết định làm gì.

Thuật ngữ chính sách cơng được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tất cả các định nghĩa trên đều cung cấp một nhận thức chung về chính sách cơng. Nhìn chung, có thể đi đến định nghĩa về chính sách cơng như sau:

Chính sách cơng là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định liên quan với nhau, bao hàm trong đó định

hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội [18,

tr.51].

Như vậy, chính sách cơng là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhiều chủ thể quản lý nhà nước ban hành liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và đưa ra các cách thức đạt các mục tiêu đó để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc quan tâm trong đời sống xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng nhất định.

- Khái niệm chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Theo cách tiếp cận trên, khái niệm chính sách bồi dưỡng cơng chức phường có thể được hiểu là:

“Chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là một tập hợp các quyết định của Nhà nước, bao gồm mục tiêu và các giải pháp về bồi dưỡng công chức phường nhằm xây dựng đội ngũ cơng chức phường có kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.

1.1.3.2. Nội dung chính sách bồi dưỡng cơng chức phường Mục tiêu chính sách

Mục tiêu của chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức phường có trình độ chun nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, có đủ năng lực thực thi công vụ, đáp ứng thực tiễn quản lý tại địa bàn cơ sở, tại địa phương, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

Các chính sách cụ thể

Chính sách bồi dưỡng cơng chức phường được thể hiện ở một số chính sách cụ thể sau:

- Chính sách về quản lý bồi dưỡng công chức phường, gồm chính sách

phân cấp tổ chức thực hiện bồi dưỡng, chính sách đối với các tổ chức, đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ quản lý công tác bồi dưỡng cơng chức phường;

chính sách với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trực tiếp triển khai các nội dung cụ thể trong cơng tác. Đó là Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi năm 2019), Nghị định 101/2017/NĐ-CP, Thông tư 01/2018/TT-BNV về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công viên chức theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP, quyết định của Ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức,…

- Chính sách về đối tượng, phạm vi bồi dưỡng công chức phường.

Đối tượng của chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là công chức tại UBND các phường. Cơng chức phường phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ: Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có trình độ văn hóa và trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp u cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác về công chức xã, phường, thị trấn... và các tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Thông tư số: 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Tuy quy định trong văn bản hiện hành là công chức phường (cơng chức cấp xã) về trình độ chun mơn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm. Tuy nhiên, trên mặt bằng chung, các địa phương đều quy định cơng chức phường phải có trình độ đại học đúng chun ngành với chức danh cơng chức mà mình đảm nhiệm. Đây cũng là động lực cho công chức đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng u cầu vị trí cơng việc.

- Chính sách về nội dung, chương trình, phương thức bồi dưỡng cơng chức phường.

Thứ nhất, bồi dưỡng về lý luận chính trị.

Bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ cán hộ, cơng chức Nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt. Đội ngũ công chức phường là những người tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nên cần có một trình độ lý luận chính trị nhất định. Mỗi người cơng chức phường phải thấm nhuần tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước để thi hành nhiệm vụ hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ cơng chức có trình độ lý luận chính trị tốt, thể hiện được ý thức tuân thủ kỷ luật Đảng, đi đầu trong chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, sai trái trong q trình cơng tác và đời sống xã hội.

Thứ hai, đào tạo bồi dưỡng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Bồi dưỡng về kiến thức các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển. Trình độ chun mơn nghiệp vụ thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một hoặc một số chuyên môn, nghề nghiệp gắn với các nhiệm vụ được giao. Công chức cấp xã gồm: - Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phịng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đơ thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường (đối với xã); Tài chính – kế tốn; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội. Do đó, mỗi chức danh cơng chức đều gắn với các chun mơn, nghiệp vụ nhất định, do đó, cần tiến hành bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức cho công chức phường như: bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực quản lý, kỹ năng thực thi công vụ, đạo đức công vụ, đào tạo ngoại ngữ, tin học,... giúp họ có đủ kiến thức chun mơn để thực thi nhiệm vụ.

Thứ ba, bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước.

Bồi dưỡng về kiến quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển; Mục đích của hoạt động bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là nhằm giúp đội ngũ công chức phường cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, cải cách hành chính và kỹ năng thực thi cơng việc. Thơng qua đó, giúp họ nâng cao năng lực công tác trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, đồng thời, hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng vị trí chức danh..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)