Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡngcơng chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37)

1.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNGCÔNG CHỨC PHƯỜNG

1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡngcơng chức phường

1.2.1.1. Khái niệm thực thi chính sách cơng

Thực thi chính sách cùng với hoạch định chính sách, phân tích đánh giá chính sách, là các bước trong chu trình chính sách cơng (Policy Process). Trong chu trình chính sách cơng, thực thi chính sách có vai trị thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, và góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo.

(Nguồn: Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa, đồng chủ biên), 2014, Đại cương về Chính sách cơng, NXB Chính trị Quốc gia, Sự thật Hà Nội

Hình 1.1. Chu trình chính sách cơng

Trong quy trình hồn thiện chính sách thực thi chính sách là một khâu quan trọng quyết định sự thành bại của một chính sách cơng.

Thực thi chính sách cơng là việc đưa ý chỉ của chủ thể chính sách vào thực thi trong hiện thực. Việc tổ chức thực thi chính sách là q trình biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Việc thực thi chính sách góp phần khẳng định tính đúng đắn của chính sách, vai trị của chủ thể trong việc thực thi chính sách, góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.

Một chính sách có hiệu quả hay khơng sẽ được chứng minh trong thực tiễn, thực tiễn là chân lý, là thước đó, là cơ sở đánh giá khách quan chất lượng va hiệu quả của chính sách. Thơng qua việc thực hiện chính sách, cơ quan chức năng mới biết được chính sách đó có được xã hội chấp nhận hay khơng.

Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh hoặc chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Q trình thực thi chính sách với những hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ

sống. Đồng thời việc thực thi chính sách là một q trình biến động địi phải có kinh nghiệm để để ra giải pháp phù hợp trong thực hiện chính sách.

Như vậy: Thực thi chính sách cơng có thể được hiểu là tồn bộ q trình

đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề chính sách đang diễn ra đối với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.

1.2.1.2. Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Với cách tiếp cận như trên, có thể thấy rằng: Thực thi chính sách bồi dưỡng

cơng chức phường là tồn bộ q trình đưa chính sách bồi dưỡng cơng chức phường vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề bồi dưỡng đang diễn ra đối với công chức phường trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.

Đây là q trình biến mục tiêu của chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội có liên quan, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến bồi dưỡng công chức phường mà chính sách đề ra. Q trình này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành cơng hay thất bại của một chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định 101/2017/NĐ-CP cũng đã khẳng định mục tiêu của bồi dưỡng là “trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước” [12].

Chủ thể tham gia thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường bao gồm:

Chủ thể trực tiếp thực thi chính sách: (1) Các cơ quan, đơn vị và tổ chức có trách nhiệm thực hiện nội dung chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, ví

dụ phịng Nội vụ, UBND quận, UBND các phường…; (2) Đội ngũ công chức phường là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Chủ thể gián tiếp thực thi chính sách: Các cơ quan, đơn vị và tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong cơng tác tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, ví dụ: phịng Tài chính- Kế hoạch,…

Trong q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, các chủ thể này có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để cùng đưa nội dung chính sách vào thực tiễn.

1.2.2. Vai trị của thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Chính sách bồi dưỡng công chức phường là những quy định về ứng xử của Nhà nước với hoạt động bồi dưỡng công chức phường, được thể hiện dưới những hình thức khác nhau một cách ổn định nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cơng chức phường.

Việc tổ chức thực thi chính sách là q trình biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện t. Vì vậy, thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức có một số vai trị sau đây:

Một là: Thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là tồn bộ q

trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực. Là một bước trong chu trình chính sách, thực thi chính sách bồi dưỡng đưa mục tiêu chính sách bồi dưỡng cơng chức phường thành hiện thực, biến ý chí và thái độ của Nhà nước, của địa phương về bồi dưỡng công chức phường thành những hoạt động trên thực tiễn. Do đó, việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu chính sách này.

Hai là: Tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là giai

sát, kiểm tra việc thực hiện. Qua thực thi mới biết được tính đúng đắn, phù hợp của chính sách bồi dưỡng cơng chức phường có với thực tiễn. Q trình thực thi với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chính sách bồi dưỡng cơng chức phường cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Ba là: Thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường giúp cho chính

sách cơng ngày càng hồn thiện hơn. Chính sách bồi dưỡng cơng chức phường được ban hành cần được cụ thể hoá cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể trong quá trình thực thi của các cơ quan nhà nước các cấp. Căn cứ vào mục tiêu và giải pháp chính sách bồi dưỡng công chức phường ban đầu, tùy theo thẩm quyền các cơ quan nhà nước các cấp thiết kế, ban hành các quy định, thủ tục hoặc chương trình, dự án để cụ thể hoá các mục tiêu và giải pháp cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường cụ thể trên từng địa bàn. Đồng thời, thông qua thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, những người thực thi đưa ra những đề xuất điều chỉnh chính sách đó cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và rút ra những bài học kinh nghiệm.

1.2.3. Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

1.2.3.1. Xây dựng văn bản, lập kế hoạch thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Để đảm bảo cho chính sách bồi dưỡng cơng chức phường nhanh chóng và dễ dàng đi vào đời sống xã hội, chúng cần phải được cụ thể hóa bằng những Kế hoạch hành động cụ thể để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động và có kết quả, hiệu quả. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường bao gồm những nội dung cơ bản như; kế hoạch về tổ chức, điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; kế hoạch thời gian

triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành...

1.2.3.2. Tun truyền, phổ biến chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Cần tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách, nội dung văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách. Tập huấn văn bản, bồi dưỡng những kiến thức và k năng cần thiết để triển khai chính sách, văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sáchĐể phổ biến và mở rộng chính sách đến các đối tượng chính sách và các chủ thể có liên quan trên địa bàn, cần có sự tuyên truyền để họ nắm được nội dung chính sách cùng những chế độ ưu đãi mà họ được hưởng trong chính sách bồi dưỡng công chức phường.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng công chức phường, tới tồn xã hội qua các phương tiện thơng tin đại chúng.

1.2.3.3. Phân công và phối hợp tổ chức thực thi chính sách

Chính sách bồi dưỡng cơng chức phường khi được tổ chức thực hiện cần có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường có hiệu quả cần phải tiến hành phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách. Trong thực tế thường hay phân cơng cơ quan chủ trì và các cơ chế phối hợp thực hiện một cách cụ thể. Hoạt động phân cơng, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực thi chính sách một cách chủ động, sáng tạo để ln duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách bồi dưỡng công chức phường.

1.2.3.4. Giám sát, kiểm tra, đơn đốc và chỉ đạo thực thi chính sách

Cần chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện chương trình, dự án thực thi chính sách Thực thi chính sách diễn ra trên

địa bàn rộng lớn và do nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường ở mỗi vùng địa phương không giống nhau, cũng như trình độ năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước không đồng đều, năng lực của các đối tượng thụ hưởng chính sách cũng có thể thiếu đồng nhất.

Do vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra đơn đốc các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, cơng chức triển khai chính sách, mỗi đối tượng thực thi chính sách này là cơng chức phường tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ chức cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đơn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đơn đốc thường xuyên sẽ giúp cho chính quyền nắm bắt được tình hình thực thi chính sách, từ đó đánh giá được một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của cơng tác tổ chức thực thi chính sách; giúp phát hiện những thiếu sót trong cơng tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cơ quan, đối tượng thực thi chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách bồi dưỡng cơng chức phường trên từng địa bàn cũng như trên cả nước.

1.2.3.5. Sơ kết, tổng kết và đánh giá thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo – điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách này.

Bên cạnh việc tổng kết đánh giá kết quả chỉ đạo – điều hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chúng ta cịn xem xét đánh giá việc thực thi chính sách của các đối tham gia thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, là đội ngũ cơng chức phường và các chủ thể khác có liên quan.

Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức phường được tiến hành theo trình tự từ dưới lên trên, tức là từ cấp cơ sở. Trước hết, các cơ quan, tổ chức được giao thi hành văn bản thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó, và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện các chương trình, dự án nào thì tiến hành đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc chương trình, dự án đó và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Trong báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo cáo đánh giá kết thúc cần thể hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân, và đề xuất những kiến nghị đối với cấp trên để xử lý những vướng mắc trong tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Đánh giá q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường để xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của chính sách để so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đã đạt được của q trình thực thi chính sách. Khi đánh giá q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường cần tập trung vào những nội dung như: tính kịp thời, đầy đủ và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thực tiễn của kế hoạch tổ chức triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường; kết quả và hiệu quả của việc phổ biến tuyên truyền về chính sách bồi dưỡng cơng chức phường cho các đối tượng chính sách, giúp họ nhận thức sâu sắc về chính sách và tích cực, chủ động tham gia vào q trình chính sách

hay khơng? Công tác phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp trong q trình tổ chức thực hiện có phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia, có tạo ra cơ chế phù hợp cho các cơ quan nhà nước khi tham gia vào q trình thực thi chính sách này chưa? Các nguồn lực có được huy động và cung cấp đầy đủ cho q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường hay không? Các hoạt động kiểm tra, đánh giá có được thực hiện thường xuyên và phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện, kết quả và hiệu quả mà chính sách tạo ra cho xã hội hay không?

Để việc đánh giá q trình thực thi chính sách được khách quan, trung thực phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh thực tế, hoạt động này cần phải được tiến hành dựa trên các nhóm tiêu chí cơ bản sau:

Về số lượng bồi dưỡng

Tiêu chí này đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua số lượng công chức phường được bồi dưỡng lý luận chính trị hàng năm; số lượng cơng chức phường được bồi dưỡng quản lý nhà nước hàng năm; số lượng công chức phường được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm; số lượng công chức phường được bồi dưỡng bồi dưỡng ngoại ngữ hàng năm; số lượng công chức phường được bồi dưỡng bồi dưỡng tin học hàng năm...

Về chất lượng bồi dưỡng

Tiêu chí này đánh giá chất lượng bồi dưỡng, về mức độ đáp ứng của các chương trình bồi dưỡng đến nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ của công chức phường là học viên tham gia các lớp bồi dưỡng đó. Là những lợi ích mà chính sách bồi dưỡng cơng chức phường mang lại cho xã hội, đặc biệt là các đối tượng của chính sách là cơng chức phường. Tiêu chí này có thể bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)