Bài học tham khảo cho quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 55)

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trên, có thể rút ra một số bài học cho Quận Long Biên như sau trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường:

Thứ nhất: Phát huy trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa

phương sự chủ động trong tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện của Sở Nội vụ, các phòng Nội vụ.

Thứ hai: Chủ động xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch bồi

dưỡng công chức phường trên địa bàn, bảo đảm thống nhất với các quy định, chính sách của trung ương nhưng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Thứ ba: Coi trọng quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức

phường, coi đây là mục tiêu lớn nhất trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Thứ tư: Tăng cường nguồn lực, tạo sự đồng thuận trong thực thi chính

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận văn đã tập trung xây dựng cơ sở khoa học về bồi dưỡng công chức phường. Những khái niệm cơ bản đã được đưa ra như chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường. Đồng thời, chương này cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, phân tích rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc thực thi chính sách. Điều này sẽ có tác động rất lớn trong việc phân tích và tìm ra các giải pháp phù hợp để khuyến khích những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của các yếu tố này tới thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận Long Biên ở các chương sau.

Nội dung chính của chương 1 tập trung vào việc đưa ra và phân tích quy trình và tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường. Đây là cơ sở để chương 2 tập trung phân tích nhằm làm rõ thực trạng thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận Long Biên giai đoạn 2016-2021, cũng như tìm ra những giải pháp tăng cường hoạt động này trong chương 3.

Đồng thời, qua kinh nghiệm thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại một số địa phương, đã rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho quận Long Biên.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN LONG BIÊN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số

Long Biên là một quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sơng Hồng, ở phía đơng bắc thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý: Phía đơng và phía nam giáp huyện Gia Lâm với ranh giới là sơng Đuống và quốc lộ 1A mới; Phía tây giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Hồn Kiếm và quận Hai Bà Trưng với ranh giới tự nhiên là sơng Hồng; Phía tây nam giáp quận Hồng Mai với ranh giới là sơng Hồng; Phía bắc giáp huyện Đơng Anh với ranh giới là sơng Đuống. Quận Long Biên có diện tích 60,38 km² là quận có diện tích lớn nhất của thủ đơ Hà Nội [51].

Ngày 06/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội. Hiện nay, Quận Long Biên có 14 phường trực thuộc, bao gồm các phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng [51].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Chỉ sau 17 năm thành lập, đến nay, quận Long Biên đã có bước phát triển mạnh, là một cực tăng trưởng, có số thu ngân sách lớn của thành phố, do đó cần phát triển là quận kiểu mẫu và phát triển bền vững.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Long Biên đã quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển ở mức cao. Đến nay, quận đã hoàn thành 13/14 chỉ tiêu thành phố giao và 15/16 chỉ tiêu HĐND quận giao. Trong

đó, có 8 chỉ tiêu đã được hồn thành vượt mức kế hoạch; bao gồm một số chỉ tiêu đạt cao như: Thu ngân sách đạt 162,8% kế hoạch; số hộ dân thoát nghèo đạt 151 hộ, tương đương 604% kế hoạch thành phố giao (5 phường Giang Biên, Việt Hưng, Phúc Lợi, Gia Thụy, Bồ Đề khơng cịn hộ nghèo); cấp được 416 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần đầu), đạt 208% kế hoạch. Chỉ có 1 chỉ tiêu khó hồn thành do bối cảnh khó khăn chung của thành phố và cả nước là chỉ tiêu chi ngân sách, dự tính cả năm chỉ đạt 91,2% kế hoạch [51].

Năm 2020, quận Long Biên đã hoàn thành toàn diện 16/16 chỉ tiêu Thành phố giao, trong đó 09 chỉ tiêu hồn thành vượt mức. Một số chỉ tiêu đạt cao như: Chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (329%), chỉ tiêu giảm hộ nghèo (195%), thu ngân sách (107%).

Trong năm qua, quận đã khởi công 60/62 dự án với tổng mức đầu tư 3.110 tỷ đồng; hoàn thành 38/46 dự án; phê duyệt chủ trương đầu tư 41 dự án, với tổng mức đầu tư 3.375 tỷ đồng. Thu ngân sách 11.072 tỷ đồng đạt 107% dự toán Thành phố giao. Tổng chi ngân sách trên địa bàn ước 2.589,4/2.760 tỷ đồng.

Tiếp tục phát huy các kết quả trong cải cách hành chính, năm 2020, quận Long Biên được Thành phố xếp thứ 2/30. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt 100%. Tồn quận có 65/79 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 82,3%. Quận cũng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đến nay, trên địa bàn đã khơng cịn hộ nghèo.

Kinh tế trên địa bàn tiếp tục duy trì ổn định. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, tổng mức bán lẻ đạt khoảng 23.086 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 7.980 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 36.837 tỷ đồng, tương đương 107% kế hoạch. Toàn quận thành lập mới được 1.540 doanh nghiệp. Về sản xuất nông nghiệp, quận đã chuyển đổi cây trồng được 7,2 ha; duy trì quản lý 115 ha rau, quả theo

quy trình Vietgap, 30 ha rau an tồn. Giá trị sản xuất bình qn/ha canh tác trên địa bàn đạt gần 300 triệu đồng [51].

Là quận đi đầu về phát triển hạ tầng, Long Biên tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn. Long Biên cịn là quận nổi bật về tốc độ đơ thị hóa mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đơ thị như khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thuỵ (Khai Sơn Hill), khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn... cùng với một số khu đô thị sinh thái như Vinhomes Riverside, Beriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng, Vinhomes The Harmony, Hà Nội Garden City...

Song song với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, Long Biên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu lĩnh vực khác, bảo đảm sự phát triển hài hịa, tồn diện. Về giáo dục, quận đã hồn thành 13/13 chỉ tiêu cơng tác thi đua năm học 2018 - 2019, trong đó 12 chỉ tiêu được đánh giá xuất sắc; được Chủ tịch UBND thành phố tặng cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,26% (vượt 4,06% so với kế hoạch giao). Quận cũng đã hồn thành các chỉ tiêu về phịng chống suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi (6,0%). 14/14 phường tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Trong năm qua, quận đã tập trung thực hiện tốt chủ đề “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” của thành phố và chủ đề “Hành động vì một Long Biên xanh - sạch - đẹp - văn minh” mà quận đã đề ra. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn ở cấp quận đạt 99,92%; ở cấp phường đạt 99,94%. Quận đã phê duyệt 28 tổng mặt bằng quy hoạch 1/500; hoàn thiện đồ án quy chế quản lý kiến trúc trình UBND thành phố... Năm 2019, trên địa bàn có tổng số 3.174 cơng trình xây dựng phát sinh, trong đó có 3.168 cơng trình xây dựng có phép, đạt tỷ lệ 99,77% [51]. Đặc biệt, quận đã tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ và

nhân dân về văn minh đô thị. Những bất cập về quản lý đô thị từng bước được giải quyết, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường được cải thiện; môi trường sống của các cộng đồng dân cư trên địa bàn ngày càng được bảo đảm.

Trên địa bàn quận, an ninh chính trị được giữ vững ổn định, bảo đảm tuyệt đối an tồn các sự kiện chính trị, văn hóa xã hội; phạm pháp hình sự được kiềm chế, kéo giảm.

2.1.3. Ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội đến thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại Quận Long Biên sách bồi dưỡng công chức phường tại Quận Long Biên

Quận Long Biên là quận nội thành của Thủ đơ Hà Nội- trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta. Quận có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, có nhiều ưu thế để tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung, thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường nói riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt như vậy của Quận, Trình độ phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, mức sống... ngày càng cao của một quận nội thành Thủ đô đặt ra yêu cầu về trình độ chun mơn, tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, linh hoạt của đội ngũ công chức phường trên địa bàn là rất cao và có xu hướng ngày càng tăng lên. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quận cũng ngày càng tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp, đa dạng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng, giáo dục y tế, tài ngun mơi trường… Yêu cầu về chất lượng dịch vụ hành chính cơng, mức độ hài lịng của người dân đối với chính quyền phường cũng ngày càng cao địi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn của lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo Quận Long Biên trong việc thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức phường. Đồng thời cũng đặt ra động cơ, nhu cầu học tập tăng lên của chính đội ngũ cơng chức phường trên địa bàn.

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cơng chức phường là khá cao, ngày càng được cải thiện. Là một quận nội thành nên chất lượng đầu vào cơng chức nói chung và cơng chức phường nói riêng khá cao, ln trên mức tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Từ những yếu tố đó, q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường có nhiều thuận lợi nhờ nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo Quận cũng như sự hưởng ứng từ chính đối tượng chính sách là cơng chức tại các phường. Chất lượng của thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường của Quận Long Biên, vì thế cũng có nhiều thuận lợi từ chính nguồn nhân lực phường trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội cũng gây khơng ít khó khăn đến việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường của Quận. Là một quận trung tâm, có mức độ phát triển cao về kinh tế xã hội, Quận Long Biên chịu những áp lực lớn về dân số, môi trường, an ninh trật tự, an sinh xã hội,... Đặc biệt trên địa bàn có số lượng người dân ngoại tỉnh, người nước ngồi đến sinh sống và làm việc ngày càng tăng. Bên cạnh đó, trình độ dân trí, mức độ chuyên nghiệp, hiện đại trong hoạt động của doanh nghiệp của quận nội đô rất cao nên yêu cầu về chất lượng dịch vụ từ chính quyền có phần khắt khe hơn. Chính vì thế, cơng tác quản lý nhà nước của các phường tại Quận Long Biên có sự đa dạng, phức tạp cả về quy mơ và tính chất, với khối lượng cơng việc rất nhiều, mức độ phức tạp cao, nhiều áp lực trong khi biên chế rất hạn hẹp, lại đang thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ. Điều này dẫn tới việc công chức phường trên địa bàn Quận phải kiêm nhiệm nhiều mảng nhiệm vụ khác nhau, từ công tác chuyên môn đến cơng tác đảng, đồn thể, từ nhiệm vụ thường xuyên đến những nhiệm vụ đột xuất. Do vậy, cơng chức phường của Quận thường xun ở tình trạng quá tải trong giải quyết công việc nên dù rất mong muốn được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ,

nhiều cơng chức khó sắp xếp, bố trí cơng việc để có thể đảm bảo việc học tập theo kế hoạch của Thành phố và của Quận.

Những yếu tố đặc thù này cũng gây khơng ít khó khăn khơng nhỏ cho việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Để có thể thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường trên địa bàn đạt hiệu quả cao, Quận cần nắm rõ các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội, đặc điểm cơng chức phường trên địa bàn để có những giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố này. Qua đó, tăng cường thực thi chính sách, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp cơ sở, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quận trong tình hình mới.

2.2. THỰC TRẠNG CƠNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN LONG BIÊN BIÊN

Số lượng công chức phường khá ổn định trong giai đoạn 2018-2020, năm 2018 là 165 công chức; năm 2019 là 164 công chức. Tổng số công chức phường của quận Long Biên tính đến 31/12/2020 là 166 người [33], [34], [35]. Điều này cũng phù hợp với quy định của thành phố Hà Nội quy định về biên chế công chức phường. UBND thành phố Hà Nội quy định với phường loại 1, bố trí tối đa 23 người, trong đó khơng q 10 cán bộ, không quá 13 công chức. Với phường loại 2, bố trí tối đa 21 người, trong đó cán bộ khơng q 9 người, công chức không quá 12 người. Với phường loại 3, bố trí tối đa 19 người, trong đó cán bộ khơng q 9 người, cơng chức khơng quá 10 người [48].

ĐVT: Người;

Nguồn: Phòng Nội vụ quận Long Biên.

Biểu đồ 2.1. Số lượng công chức phường quận Long Biên theo giới tính.

Theo biểu đồ trên, có thể thấy tỷ lệ cơng chức nam và nữ cũng có sự chênh lệch. Cơng chức nam luôn đông hơn, chiếm khoảng 64%. Nếu tỷ lệ về giới cân bằng hơn sẽ tạo thuận lợi trong thực thi cơng vụ.

ĐVT: người;

Nguồn: Phịng Nội vụ quận Long Biên.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2018 2019 2020 105 99 109 60 65 57 Nam Nữ 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2018 2019 2020 36 38 43 104 105 100 25 21 23

Đây là một cơ cấu tương đối hợp lý. Với cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức phường như hiện nay cho phép phát huy kinh nghiệm của đội ngũ công chức đi trước, vừa đảm bảo sự năng động, sáng tạo của đội ngũ công chức trẻ, vừa đảm nguồn cơng chức kế cận.

Nguồn: Phịng Nội vụ Quận và tác giả tự tổng hợp

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đội ngũ công chức phường quận Long Biên theo trình độ chun mơn, nghiệp vụ

Qua số liệu phân tích ở biểu đồ trên, ta thấy trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ công chức đã đảm bảo u cầu, 34% cơng chức phường đạt trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)