Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNGCÔNG

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất: Công tác quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của

Đảng và nhà nước về chính sách bồi dưỡng cơng chức ở một số địa phương chưa sâu sắc và triệt để; chưa làm cho cán bộ, công chức và nhân dân hiểu một cách

đầy đủ, toàn diện dẫn đến một số cơng chức lợi dụng chủ trương chuẩn hố trình độ để phổ cập bằng cấp, mà không quan tâm nhiều đến năng lực làm việc.

Thứ hai: Chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của người đứng đầu trong tổ chức

thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường. Một số chức danh lãnh đạo chủ chốt ở phường thường xuyên thay đổi (do yêu cầu của công tác cán bộ) nên việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường ở địa phương cịn hạn chế, có những xáo trộn;

Thứ ba: Hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về bồi dưỡng công chức

phường chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về bồi dưỡng cơng chức phường và chưa có quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, ngành nghề đào tạo phù hợp với từng chức danh công chức phường. Nội dung bồi dưỡng chậm được đổi mới, nặng về lý thuyết.

Thứ tư: Nguồn kinh phí ngân sách địa phương và nguồn ngân sách từ

chương trình mục tiêu cấp cho bồi dưỡng công chức phường chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức phường trong thời kỳ mới…

Thứ năm: Về công chức phường. Công chức tham gia các lớp học là những

người vừa tham gia học tập, bồi dưỡng vừa phải hồn thành cơng việc chun mơn tại cơ sở, do đó sự chun tâm dành cho học tập, nghiên cứu chưa cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm của quận Long Biên và số lượng chất lượng đội ngũ công chức phường trên địa bàn, Luận văn đã phân tích những đặc thù ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại quận Long Biên. Nội dung chính mà Chương 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là phân tích thực trạng thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại quận Long Biên theo các bước của thực thi chính sách này.

Nhìn chung, hoạt động này trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các nội dung. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại quận Long Biên được triển khai nhanh chóng, đúng quy định. Cơng tác tuyên truyền được chú trọng bước đầu đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Sự tích cực, chủ động, linh hoạt của UBND Quận, của Phòng Nội vụ cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan đơn vị trên cơ sở chỉ đạo của Thành phố là một điểm mạnh đáng ghi nhận của Long Biên trong thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường. Kết quả của thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại quận Long Biên cũng đã cho thấy số lượng và chất lượng các khóa bồi dưỡng đã được đảm bảo với nội dung bồi dưỡng phong phú, thiết thực. Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những hạn chế không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan như những việc hoàn thiện trong hệ thống pháp luật, chính sách, tinh thần, thái độ, nhận thức của một bộ phận đội ngũ công chức phườngcòn hạn chế, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy mạnh mẽ, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế,...

Điều này đặt ra những yêu cầu hoàn thiện trên nhiều mặt cho hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại quận Long Biên thành phố Hà Nội nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN LONG BIÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC PHƯỜNG Ở QUẬN LONG BIÊN GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)