Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 87 - 91)

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNGCÔNG

2.4.1. Những mặt đạt được

Một là: Quận Long Biên đã đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển

khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường trên địa bàn. Quận ủy, HĐND, UBND quận Long Biên đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường trên địa bàn và

đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực thi chính sách. Kể từ khi chính sách được ban hành, quận Long Biên đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kịp thời tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quận và mọi người dân; có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực thi chính sách. Trong q trình tổ chức thực thi chính sách nếu gặp khó khăn đã chủ động đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế, bất cập của chính sách. Đồng thời, đã chú ý đến công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực thi chính sách. Do việc tổ chức thực hiện tốt nên chính sách bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn đã kịp thời đi vào cuộc sống, phát huy được vai trị quan trọng của chính sách đối với sự phát triển nguồn nhân lực cấp cơ sở của địa phương.

Hai là: cách bồi dưỡng của quận Long Biên cũng được ghi nhận và đánh

giá cao, đó là bồi dưỡng tại chỗ, cấp trên bồi dưỡng trực tiếp cấp dưới; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo chức danh, theo nhu cầu công việc chứ không bồi dưỡng đại trà.

Ba là: Việc phân cơng phối hợp thực thi chính sách đã được các cấp, các

ngành chú trọng triển khai thực hiện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Quận Long Biên để huy động tối đa sự tham gia của các cơ quan tổ chức. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố và UBND Thành phố về thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và cơng chức phường nói riêng, phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Thành ủy và Trường Cán bộ Lê Hồng Phong, Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận, do đó, việc tổ chức, triển khai được kịp thời, hiệu quả, gắn với công tác quản lý, quy hoạch cán bộ. Việc tham mưu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức hàng năm được thực hiện theo đúng hướng dẫn của các cấp, các ngành

đảm bảo thiết thực. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực thi chính sách ĐTBD ở các địa phương đã chủ động, tích cực trong việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thông qua các cuộc vận động cụ thể cũng giúp chính sách được thực thi đồng bộ và hiệu quả.

Bốn là: Huy động mọi nguồn lực cho việc thực thi chính sách bồi dưỡng

công chức phường; tranh thủ nguồn đầu tư của trung ương; bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh; tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngồi địa phương; nguồn lực trong nhân dân. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cho thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường. Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính trong cơng tác bồi dưỡng công chức phường theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Năm là: Tăng cường phân cấp quản lý giữa Thành phố, quận và phường,

đi đôi với nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu; các cấp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường của cấp mình; tỉnh, huyện huy động, bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ; hướng dẫn và giám sát thực hiện. Nêu cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Sáu là: Cơng chức phường ln có tinh thần, thái độ nghiêm túc trong học

tập. Tích cực vừa làm vừa học, phát huy tinh thần tự giác trong học tập, nghiên cứu. Do đó, bản thân cơng chức phường khi học xong các chương trình bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết so với công việc, trở về cơ sở công tác cơ bản đã phát huy có hiệu quả kiến thức đã học vào thực hiện công việc, tham mưu cho

cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, được lãnh đạo các đơn vị sử dụng đánh giá cao.

Bảy là: Cơng tác kiểm tra, giám sát q trình tổ chức thực thi chính sách

đã được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh xuống xã tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát q trình thực hiện. Qua cơng tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các địa phương đã kịp thời phát hiện những bất cập của chính sách cũng như những biểu hiện sai phạm trong quá trình thực hiện để kịp thời kiến nghị với cơ quan nhà nước cấp trên điều chỉnh hoặc xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền. Việc thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường của Quận đạt được những kết quả to lớn.

Tám là: Q trình tổ chức triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng

chức phường đã đạt được những kết quả nhất định. Nhờ thực thi chính sách này đã góp phần tạo nguồn, bổ sung và góp phần chuyển biến đáng kể về trình độ, chất lượng đội ngũ công chức cơ sở, nhất là đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tự giác, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của đội ngũ có chuyển biến tốt hơn, kỹ năng hành chính và hiệu quả công tác ngày một cao hơn. Việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường có hiệu quả nên quận Long Biên được đánh giá dẫn đầu về thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra, cụ thể: 100% cơng chức phường có trình độ chun mơn đại học; 100% công chức phường thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm (vượt 20%) [39]. Như vậy, việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường ở quận Long Biên đã được mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra: 96% cán bộ, công chức phường vùng đô thị, đồng bằng và 88% cán bộ cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; gần 72% cán bộ, công chức phường thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)