Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách bồi dưỡngcơng chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

1.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNGCÔNG CHỨC PHƯỜNG

1.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách bồi dưỡngcơng chức phường

Đây là tiêu chí đánh giá về việc thực hiện chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp, tạo động lực và điều kiện để công chức phường nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ thơng qua các lớp bồi dưỡng. Đánh giá về việc chi trả đúng, đủ, phù hợp các chế độ, chính sách cho người học.

1.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường phường

1.2.5.1. Yếu tố pháp lý

Yếu tố pháp lý bao gồm hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật, là toàn bộ các quy định pháp luật bao gồm Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật, tạo thành khuôn khổ pháp lý để bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. Chính vì thế, hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường được thực hiện trong hành lang pháp lý mà hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này tạo ra, chịu tác động mạnh mẽ từ hệ thống thể chế, pháp luật đó.

Sự tác động của thể chế, chính sách, pháp luật đến hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, việc có đạt được mục tiêu trong thực thi chính sách đề ra phụ thuộc lớn vào chất lượng của hệ thống thể chế, pháp luật, chính sách. Hệ thống chính sách, pháp luật có chặt chẽ, chính xác, ổn định, thống nhất thì sẽ hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện trong q trình thực thi chính sách sn sẻ, dễ dàng. Nếu hệ thống chính sách, pháp luật mà khơng đồng nhất, thường xuyên thay đổi, bổ sung thì quá trình thực hiện theo đó cũng phải thay đổi theo, gây gián đoạn, mất thời gian trong quá trình thực hiện, tạo tâm lý hoang mang, lo lắng

cho các chủ thể liên quan, cho đối tượng chính sách. Các quy định của pháp luật, chính sách về hình thức, đối tượng bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, các chế độ cho công chức phường tham gia bồi dưỡng,... do đó cần được xây dựng phù hợp để cơng tác thực thi chính sách được tiến hành thuận lợi, qua đó tác động tích cực vào thực tiễn.

1.2.5.2. Yếu tố mơi trường thực thi chính sách

Mơi trường thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức có ảnh hưởng lớn đến thực thi chính sách này. Mơi trường thích hợp sẽ có lợi cho việc thực thi chính sách. Mơi trường khơng thích hợp sẽ cản trở việc thực thi chính sách. Cụ thể, nếu trình độ kinh tế phát triển, nhất là kinh tế thị trường phát triển thì cơ quan thực thi chính sách càng có điều kiện để thu hút nguồn lực cho thực thi chính sách; trình độ văn hóa và sự hiểu biết của người dân sẽ tạo thuận lợi cho việc thực thi chính sách và ngược lại; dự luận xã hội, tính tự chủ và sự phát triển của các tổ chức xã hội cũng ảnh hưởng đến thực thi chính sách…

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội của mỗi địa phương, vùng miền cũng tác động đến thực thi chính sách này. Những địa phương, vùng miền có vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đối tượng chính sách và nhìn chung người dân có hiểu biết và nhận thức về chính sách bồi dưỡng cơng chức phường thì việc thực thi chính sách gặp nhiều thuận lợi; ngược lại nơi nào có vị trí địa lý xa xơi, điều kiện tự nhiên khó khăn, phong tục tập quá lạc hậu, người dân ít hiểu biết về chính sách bồi dưỡng cơng chức phường thì việc thực thi chính sách nhà gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, những địa phương có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao thì việc thực thi chính sách cũng có nhiều thuận lợi và ngược lại.

1.2.5.3. Yếu tố nguồn lực

Nguồn lực cho thực thi chính sách có đầy đủ hay khơng cũng là một yếu

ban hành rất rõ ràng, cụ thể, nhưng nếu cơ quan thực thi chính sách thiếu nguồn lực cần thiết, thì kết quả của việc thực thi chính sách đó cũng khơng thể đạt được mục tiêu chính sách như mong muốn. Vì thế, bảo đảm nguồn lực cho thực thi chính sách là yếu tố khơng thể thiếu để thực thi chính sách có hiệu quả. Nguồn lực cho thực thi chính sách bao gồm: nguồn lực kinh phí, nguồn lực con người (nguồn nhân lực), nguồn lực thơng tin, nguồn lực thiết bị... Theo đó, cần phân bổ kinh phí đủ mức cho thực thi chính sách; đảm bảo nhân lực thực thi chính sách cả về số lượng và chất lượng, nhất là đảm bảo kỹ năng quản lý và kỹ năng hành chính cho đội ngũ nhân viên thực thi chính sách. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn thơng tin đầy đủ để cơ quan thực thi chính sách xây dựng được kế hoạch hoạt động khả thi, phù hợp với thực tế cũng như kiểm tra, giám sát quá trình thực thi. Ngồi ra cịn đảm bảo nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thực thi chính sách và nguồn lực quyền lực cho thực thi chính sách. Điều kiện cơ sở vật chất của từng cơ quan, đơn vị, địa phương có tác động khơng nhỏ đến thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường. Đó là việc bố trí phịng học, các thiết bị dạy học, bố trí chỗ ăn ngủ cho giảng viên, học viên tham gia các khóa bồi dưỡng. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất nếu khơng đủ sẽ gây khó khăn cho việc mở các lớp bồi dưỡng, cho việc chi trả chế độ cho công chức đi học vốn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, làm giảm hiệu quả triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

1.2.5.4. Yếu tố con người

Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường. Đây là yếu tố có vai trị quyết định đến kết

quả tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Bất cứ chính sách nào cũng cần dựa vào chủ thể thực thi chính sách để thực hiện. Việc người thực thi chính sách am hiểu, nắm vững chính sách, đầu tư cho việc thực thi chính sách, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm với

cơng việc và có trình độ quản lý tương đối cao là điều kiện quan trọng để thực thi chính sách có hiệu quả. Trong thực tế, ở mức độ nhất định, việc thực thi chính sách khơng đạt mục tiêu như mong muốn là do phẩm chất và năng lực của người thực thi chính sách. Việc người thực thi chính sách thiếu tri thức và năng lực cần thiết, khơng nắm vững chính sách, khơng nắm được yêu cầu cơ bản của chính sách sẽ dẫn đến sự sai sót, thậm chí là sai lầm trong tun truyền và thực thi chính sách. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức cơng vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực thi chính sách... Các cán bộ, cơng chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc chuyển tải ý đồ chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát với thực tế, dẫn đến lãng phí nguồn lực được huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí cịn làm biến dạng chính sách trong q trình tổ chức thực hiện. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, cơng chức cịn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo và số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Đối tượng chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực thi chính sách. Chính sách có đạt được mục đích đề ra hay khơng, khơng chỉ phụ thuộc vào chất lượng chính sách và năng lực của chủ thể thực thi chính sách, mà cịn phụ thuộc vào thái độ của đối tượng chính sách. Theo đó, nếu đối tượng chính sách tiếp nhận và ủng hộ chính sách thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi. Cịn nếu đối tượng chính sách khơng tiếp nhận chính sách, khơng ủng hộ chính sách thì việc thực thi sẽ khó khăn, từ đó làm cho chi phí thực thi chính sách tăng lên. Việc chỉ có một bộ phận đối tượng chính sách tiếp nhận chính sách cũng làm cho q trình thực thi chính sách trở nên khó khăn hơn. Do đó, sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách cơng. Mục tiêu chính sách thường đa dạng, nhưng thường được thể hiện là sự phân phối và điều chỉnh đối với lợi ích của một bộ phận người cũng như tiến hành kiểm soát hay làm thay đổi hành vi đối với một bộ phận người. Mức độ hưởng ứng và tiếp nhận chính sách của đối tượng chính sách vừa liên quan đến sự tính tốn về mặt chi phí – lợi ích của đối tượng chính sách, vừa liên quan đến mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hành vi của đối tượng chính sách. Một chính sách được ban hành, nếu mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng chính sách hoặc mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hành vi của đối tượng chính sách khơng lớn thì thường dễ được đối tượng chính sách tiếp nhận, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Trái lại, nếu đối tượng chính sách cho rằng, chính sách đó khơng mang lại lợi ích cho họ, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của họ, hoặc mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hành vi của đối tượng chính sách là lớn thì đối tượng chính sách thường ít tiếp nhận chính sách, thậm chí là cản trở thực thi chính sách. Vì vậy, để tăng cường sự tiếp nhận của đối tượng chính sách, việc hoạch định chính sách cần phù hợp với quy luật phát triển của xã hội,

thể hiện được lợi ích cơ bản của người dân hoặc xác định mức độ phù hợp trong điều chỉnh hành vi đối với đối tượng chính sách.

Đối tượng thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là đội ngũ công chức phường. Những đặc thù của đối tượng này cũng ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Đối tượng cơng chức phường khá đa dạng về độ tuổi, nguồn cơng chức, cịn có nhiều chênh lệch về trình độ đào tạo,… do vậy có tác động rất lớn trong việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường, bởi họ là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách, là người thực hiện, triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức phường. Họ có nhu cầu bồi dưỡng rất cao, trên nhiều mảng nội dung bồi dưỡng do có tới 7 chức danh cơng chức phường, bên cạnh bồi dưỡng những nội dung chung cịn có bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, do đặc thù cơng việc ở chính quyền cơ sở có khối lượng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, lại thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người dân trong khi số lượng biên chế lại hạn chế. Chính điều này dẫn đến ít nhiều khó khăn trong việc cơng chức phường muốn nâng cao trình độ để đáp ứng u cầu cơng việc thơng qua bồi dưỡng nhưng khó trong sắp xếp thời gian, cơng việc để theo học các lớp bồi dưỡng, nhất là những khóa bồi dưỡng dài ngày, tập trung tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng.

1.3. KINH NGHIỆM THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG Ở MỘT SỐ TỈNH VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO QUẬN LONG BIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)