Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nướcđối với đầu tưphát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

1.2. Quản lý Nhà nướcđối với đầu tưphát triển hạtầng giao thông

1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nướcđối với đầu tưphát

triển giao thơng đường bộ theo hình thức PPP

a) Tính hiệu lực

Hiệu lực QLNN đối với DAĐT theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB thể hiện ở khả năng tác động của nhà nước đến dự án PPP đường bộ và sự chấp hành của dự án PPP với tư cách là đối tượng của quản lý. Theo nghĩa rộng, hiệu lực QLNN đối với dự án PPP ngành đường bộ thể hiện ở việc nhà nước xác định đúng mục đích, mục tiêu QLNN đối với dự án PPP và thực hiện được các mục đích, mục tiêu đó; dự án PPP thực hiện đúng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nước. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực QLNN thể hiện ở mối quan hệ giữa kết quả QLNN đối với dự

án PPP ngành đường bộ đã đạt được với mục tiêu của QLNN. Các tiêu chí hiệu lực bao gồm:

HL1: Mức độ gia tăng vốn đầu tư của khu vực tư nhân cho xây dựng hạ tầng GTĐB

HL2: Mức gia tăng số lượng dự án PPP đường bộ

HL3: Mức độ thực hiện đúng định hướng, chính sách của dự án PPP đường bộ

HL4: Mức độ đạt mục tiêu của dự án PPP đường bộ

b) Tính hiệu quả

Hiệu quả QLNN đối với các dự án PPP ngành đường bộ được thể hiện qua kết quả đạt được của QLNN đối với dự án so với chi phí nhà nước bỏ ra để có được các kết quả đó. Hiệu quả này là cao khi đạt được các mục tiêu QLNN đề ra với chi phí thấp nhất, hoặc đạt được kết quả cao nhất với nguồn lực đầu vào nhất định. Tuy nhiên khó có thể đo lường một cách trực tiếp hiệu quả QLNN đối với DAĐT mà có thể đánh giá gián tiếp thơng qua hiệu quả dự án, thể hiện cụ thể qua các tiêu chí sau:

HQ1: Dự án PPP đường bộ đem lại lợi ích/ giá trị kinh tế cao hơn so vớiDAĐT hoàn toàn từ ngân sách nhà nước

HQ2: Mức độ đóng góp của dự án PPP đường bộ vào phát triển kinh tế xã hội địa phương

HQ3: Mức độ lãng phí sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP đường bộ

c) Tính phù hợp

Tính phù hợp của QLNN đối với DAĐT theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng GTĐB thể hiện ở sự phù hợp trong định hướng, chính sách, luật pháp, cơ cấu bộ máy, hệ thống giám sát và đánh giá đối với dự án PPP đường bộ. Theo những yếu tố đó, để đánh giá tính phù hợp của QLNN đối với dự án PPP trong xây dựng hạ tầng đường bộ, cần đánh giá định hướng phát triển dự

án PPP đường bộ có nhất quán với định hướng phát triển chung của ngành GTĐB / GTVT khơng, chính sách, quy định của nhà nước đối với dự án PPP đường bộ có phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược không; Cơ cấu bộ máy có hợp lý xét theo các thuộc tính của cơ cấu bộ máy nhà nước khơng. Các tiêu chí phù hợp cụ thể là:

PH1: Tính nhất quán của định hướng phát triển dự án PPP đường bộ với định hướng phát triển chung của ngành giao thông vận tải, GTĐB

PH2: Mức độ phù hợp của chính sách, quy định của nhà nước đối với dự án PPP đường bộ

PH3: Mức độ phù hợp của bộ máy QLNN đối với dự án PPP đường bộ PH4: Mức độ phù hợp của giám sát và đánh giá đối với dự án PPP đường bộ

d) Tính bền vững

Tính bền vững trong QLNN đối với dự án PPP thể hiện ở tác động tích cực ổn định, lâu dài của QLNN đối với dự án và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể (cơng bằng trong đối xử với các nhà đầu tư tư nhân; cân bằng lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng dịch và các bên khác có liên quan). Các tiêu chí bền vững cụ thể là:

BV1: Mức độ cân bằng trong phân bổ lợi ích, rủi ro giữa các bên liên quan dự án PPP đường bộ

BV2: Mức độ ổn định của chính sách, quy định đối với dự án PPP đường bộ BV3: Năng lực của các bên tham gia dự án PPP đường bộ được nâng cao BV4: Dự án PPP góp phần ngày càng tăng trong phát triển GTĐB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)