Đối với các nhà đầu tư, tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 116)

3.3. Kiến nghị

3.3.4. Đối với các nhà đầu tư, tư nhân

Nghiên cứu để hiểu rõ về những ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư (Điều 30, 31 và Điều 32 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP) việc đầu tư phát triển HTGTĐB nhằm thụ hưởng những ưu đãi của NN đã được trình bày cụ thể trong Điều 30, 31 và Điều 32 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP.

Hiện nay, nguồn lực tài chính của nước ta cịn rất hạn chế, trong khi chúng ta mong muốn đầu tư phát triển cơ sở hạn tầng làm điều kiện cho mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia hiện đại. Nhà nước cần xem việc sử dụng nguồn vốn quốc gia như là ‘đòn bẩy”, “vốn mồi”. Nhà nước với chức năng, quyền hạn của mình, xây dựng cơ chế thơng thống, chính sách khuyến khích hấp dẫn các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia bỏ vốn ra đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, kết hợp trình độ quản lý và công nghệ hiện đại của học, tham gia sâu rộng vào PPP.

Thứ nhất, chính sách tài chính: Hồn thiện chính sách hỗ trợ tài chính, cơ

sở vật chất, chính sách thuế, bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ cơng.

Thứ hai, chính sách tín dụng: Nhà nước cần xây dựng những chính sách

tiếp cận các thị trường vốn nhằm cung cấp tài chính cho các hoạt động quan trọng mà khu vực tư nhân tham gia. Những hạn chế đối với việc tiếp cận thị trường địa phương và những trở ngại đối với sự di chuyển vốn quốc tế phải được loại bỏ.

Thứ ba, chính sách chia sẻ rủi ro: Khi ký hợp đồng PPP cần có “điều khoản

kh khăn”, đây là một điều khoản đã được quốc tế từ khá lâu. Theo đó, khi xảy ra tình huống khách quan, hai bên có quyền ngồi lại để thương lượng thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng. Điều này phải được đưa vào luật PPP. Nghiên cứu, đổi mới chính sách giá, phí phù hợp với cơ chế thị trường, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư. Ban hành chính sách bảo lãnh

doanh thu cho các dự án BOT, PPP, BTO trong đầu tư KCHTGT phù hợp điều kiện đặc thù thời gian hoàn vốn dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro (dự báo lưu lượng xe, lãi suất vay…).

Thứ tư, cơ chế hỗ trợ với các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư xây dựng

KCHTGT như vay vốn ngân hàng lãi suất thấp đối với những dự án đặc biệt quan trọng, các dự án ở những vùng đặc thù, đảm bảo quốc phòng an ninh; Ưu tiên cho khai thác các dịch vụ liên quan dọc tuyến đường bộ (trạm xăng dầu, trạm dừng nghỉ, trạm cân xe, quảng cáo, các cơng trình khác,…), miễn giảm thuế, thưởng tiến độ các dự án, hưởng chênh lợi nhuận nếu nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng…

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã làm rõ những quan điểm, định hướng đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực HTGTĐB ở Việt Nam đồng thời chỉ ra nhu cầu phát triển giao thơng đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Qua đó, đề xuất một số giải pháp chung như tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển kinh tế tư nhân nói chung để làm cơ sở cho huy động nguồn lực kinh tế tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ; hịan thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển HTGTĐB; đổi mới vai trò quản lý nhà nước trong phát triển hạ tầng giao thông. Những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ đã được đề xuất trong chương này như: hồn thiện chính sách, quy định theo Luật PPP đối với đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng HTGTĐB; xây dựng và hoàn thiện cơ chế tài chính hấp dẫn thu hút khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển hạ tầng giao thông; giải pháp nâng cao năng lực khu vực tư nhân, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người sử dụng dịch vụ đường bộ và các bên liên quan khác trong phát triển HTGTĐB theo hình thức PPP; giải pháp về tuyên truyền và công khai thơng tin dự án theo hình thức đối tác cơng tư.

KẾT LUẬN

Qua tổng quan nghiên cứu về sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển HTGTĐB cho thấy chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề này, đặc biệt trên phương diện về điều hịa lợi ích giữa các bên tham gia từ khi có chủ trương xã hội hóa đầu tư HTGT ở Việt Nam. Thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:

Về lý luận: Luận văn đã làm rõ được bản chất của HTGTĐB, nội dung của phát triển HTGTĐB. Từ việc phân tích đặc điểm HTGTĐB là hàng hóa cơng cộng khơng thuần túy đã luận giải được cơ sở của việc tư nhân có thể tham gia cung ứng hạ tầng đường bộ là lĩnh vực mà theo truyền thống chỉ có Nhà nước cung ứng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại rất cần thu hút khu vực tư nhân tham gia phát triển HTGTĐB. Nội dung và phương thức chủ yếu tư nhân tham gia phát triển HTGTĐB là đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư. Những nội dung cơ bản về đầu tư và đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng đường bộ như: khái niệm, các hình thức hợp đồng (BOT, BTO, BT…), các chủ thể tham gia PPP được làm rõ trong chương 1. Qua đó, luận án đưa ra cơ chế phối hợp lợi ích đối với hình thức đầu tư PPP.

Về thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB từ năm 2015-2020 về cơ chế chính sách cũng như về kết quả của đầu tư theo hình thức PPP ở Việt Nam. Những kết quả tích cực mà các dự án BOT mang lại đã làm thay đổi diện mạo trong giao thông, tuy nhiên khoảng hai năm gần đây, một số dự án BOT xảy ra xung đột lớn về lợi ích giữa người sử dụng với nhà đầu tư. Thực tế này gây ảnh hưởng không nhỏ đến ý muốn đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực phát triển HTGTĐB. Trên cơ sở phân tích khách quan, luận văn đánh giá những thành công, hạn chế, tồn tại

và nguyên nhân của những hạn chế đối với hình thức hợp đồng BOT, BT trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích, luận văn đã đưa ra những quan điểm, định hướng đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực HTGTĐB ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Qua các căn cứ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát triển HTGTĐB nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ. Các kiến nghị mang tính tổng thể như tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế; hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển HTGTĐB; đổi mới vai trò quản lý nhà nước trongphát triển hạ tầng giao thông. Những giải pháp cụ thể như cơ chế điều hịa lợi ích đối với hình thức đầu tư BOT, hồn thiện khung pháp lý đối với đầu tư theo hình thức PPP, xây dựng và hồn thiện cơ chế tài chính hấp dẫn, nâng cao vai trị của người sử dụng dịch vụ đường bộ, cơ chế điều hịa lợi ích giữa các bên liên quan đế dự án, giải pháp về tuyên truyền và công khai thông tin dự án PPP, giải pháp thu nhằm tăng cường sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân nước ngồi. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nhữ Trọng Bách (2014), Hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế tốn số 03 (128).

2. Bộ GTVT (2013), Báo cáo Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

3. Bộ GTVT (2013), Quyết định 4403/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt đề án huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, Hà Nội.

4. Bộ GTVT (2015), Kèm theo Quyết định số 2657/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015, Nội dung giới thiệu với nhà đầu tư nước ngồi về Đề án chương trình và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành GTVT đến năm 2020.

5. Bộ GTVT (2016), Báo cáo đánh giá cơng tác đầu tư HTGT theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011- 2015 do Bộ GTVT quản lý, Hà Nội, tháng 6 năm 2016.

6. Bộ GTVT (2017), Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các cơng trình giao thơng theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao (BOT) do Bộ GTVT quản lý, Hà Nội, tháng ... năm 2017.

7. Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp cùng Nhóm Ngân hàng thế giới (2016), Việt Nam 2035 Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo Công bằng và Dân chủ, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

8. Nguyễn Trọng Cơ, Lê Xuân Trường (18/12/2016), Hợp tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ - lý luận và thực tiễn, Tapchitaichinh.vn

9. Chính phủ (2021), Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

10. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư.

11. Chính phủ nước CHXHCNVN (2012), Nghị quyết số 13- NQ/TW Hội nghị Trung ương IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về hạ tầng, Hà Nội.

12. Chính phủ (2013), Quyết định số 356/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

13. Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

14. Chính phủ (2016), Quyết định số 326/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

15. Chính phủ (2018), Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 04/05/2018.

16. Dương Văn Chung (2015), Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực đột phá phát triển hạ tầng giao thông, Viện Chiến lược và Phát triểnGTVT.

17. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Tung ương Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

18. Phạm Hoài Chung (2016), Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học GTVT, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI; VII; Nxb Sự Thật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII; IX; X; XI; XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Lê Hồng Điệp, Cơng tác bảo trì đường bộ tại Việt Nam, Hội nghị lần thứ hai về Dự án tăng cường năng lực bảo trì đường bộ tại Việt Nam giai đoạn II; Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện; Hà nội, ngày 29/11/2017.

22. Đường bộ Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên năm 2016.

23. Nguyễn Văn Giàu (2014), Phương thức đối tác công tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, ISBN: 978-604-908- 852-0, NXB Tri thức, Hà Nội.

24. Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

25. Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2015), Lợi ích hóm và nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Quốc Hội, Luật 64/2020/QH14 ngày 18/06/2020 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

27. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Hành chính cơng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình Lý luận Hành chính Nhà nước, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

29. Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Giáo trình Quản lý công, Nxb. Bách khoa, Hà Nội.

30. Học viện Hành chính, Khoa Văn bản và Cơng nghệ hành chính (2012), “Tập bài giảng “Văn hố hành chính”, Lưu hành nội bộ.

31. Học viện Cảnh sát nhân dân (2014), Giáo trình Quản lý TTATGT của lực lượng CSGT, Nxb. CAND, Hà Nội.

32. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính, Viện nghiên cứu khoa học hành chính (2010), Thuật ngữ hành chính, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

33. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Khoa học quản lý (Hệ cao cấp lý luận), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Tiếng Anh

27. Agyemang.P.F.K (2011), Effectiveness of public private partnerships in infrastructure projects, Thesis of Master of Science in civil engineering in the University of Texas at Arlington, US.

28. Osei- Kyei R. và Chan A. P.C (2015a), Review of studies on the critical Success factors for public-private partnership (PPP) projects from 1990 to 2013, International journal of Project Management. 33(6).

29. Osei- Kyei R. và Chan A. P.C (2015b), Developing transport intrastructure in SubSaharan Africa through public-private partnerships: Policy practice and implications, Transport Reviews. 36(2)

30. Tuan L.A. (2016), Pricipal factors for private Private Public Partnership (PPP) implementation in Viet Nam: a mixed methods study, Published PhD thesis, University of Technology Sydne

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 116)