Đối với các Bộ, Ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 108)

3.3. Kiến nghị

3.3.3. Đối với các Bộ, Ngành

a) Đối với Bộ GTVT

- Nghiên cứu để đảm bảo rằng tinh thần của Luật PPP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và sắp tới là Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35 được thông suốt, đặc biệt đối với các bộ phận, cán bộ chuyên trách về thực hiện PPP trong đầu tư.

- Xây dựng chính sách tuyên truyền, phổ biến cho người tham gia giao thông về sự cần thiết phải đầu tư dự án theo hình thức BOT với hình thức tiếp cận là phải đảm bảo hài hịa lợi ích giữa Nhà nước - Nhà đầu tư - Người tham gia giao thơng, do đầu tư theo hình thức này là giải pháp quan trọng trong điều kiện nguồn lực từ ngân sách nhà nước còn hạn chế;

- Nghiên cứu và đưa ra cơ chế kiểm soát lưu lượng phương tiện thật sự hiệu quả qua trạm, kiểm soát doanh thu thực tế của dự án để đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong thực hiện dự án BOT, đồng thời khẩn trương chỉ đạo các Nhà đầu tư hồn chỉnh hệ thống thu phí khơng dừng;

- Hướng dẫn quy trình và phương pháp điều tra, khảo sát hạ tầng giao thông thực sự hiệu quả và khoa học làm cơ sở tính tốn trong phương án tài chính;

- Xây dựng và ban hành định mức hoặc phương pháp xác định một số chi phí phát sinh trong q trình khai thác cơng trình BOT mà hiện nay còn thiếu hoặc hướng dẫn, quy định khơng cụ thể như: Chi phí bảo trì đường bộ, chi phí trung tu, đại tu cơng trình đường bộ, chu kỳ trung tu, đại tu phù hợp với quy mơ, từng cấp, loại cơng trình đường bộ; chi phí quản lý thu phí phù hợp với quy mơ của dự án, phù hợp với quy mơ, cơng nghệ tổ chức thu phí.

b) Đối với Bộ Tài chính

- Bổ sung quy định cụ thể về xác định lợi nhuận của Nhà đầu tư trong phương án tài chính đối với trường hợp chỉ định nhà đầu tư tại Điều 18 Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016, trong đó quy định khung tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư phù hợp với từng khu vực, đặc điểm dự án.

- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng tỷ lệ chi phí tổ chức thu phí cho từng loại hình cơng trình phù hợp, lưu ý cân nhắc các yếu tố về quy mô, đặc điểm, biện pháp quản lý, mức tăng trưởng các vùng, miền trong cả nước theo tình thần Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia thực hiện.

- Nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn mức thu phí đối với người dân địa phương nơi đặt trạm thu phí và mức thu phí theo số km đi trên dự án.

- Ban hành định mức về chi phí quản lý, giám sát của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng giai đoạn của thực hiện Dự án;

- Rà sốt, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn quản lý về giá phí sử dụng KCHTGT đầu tư theo hình thức PPP khi Luật Giá có hiệu lực; hướng dẫn và quyết toán các hợp đồng BOT, quản lý doanh thu bảo đảm chặt chẽ, tránh thất thu thuế; hướng dẫn việc giải ngân phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án tham gia đầu tư vào dự án, bảo đảm quản lý chặt cho việc góp vốn theo đúng quy định của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

c) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng kết đánh giá Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 làm cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức BOT theo hướng chỉ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi CQNNCTQ phê duyệt dự án đầu tư; giá trúng thầu của nhà đầu tư khi tổ chức đấu thầu rộng rãi là giá trị cuối cùng được CQNNCTQ chứng thực thanh quyết tốn.

- Sớm ban hành Thơng tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 35/2021/NĐ- CP ngày 29/03/2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

- Nghiên cứu mẫu hợp đồng về các hình thức đầu theo hình thức đối tác cơng tư (theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và sắp tới là Thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 35) trên căn cứ thực hiện thí điểm thực tế; trong đó đặc biệt quan tâm đến sự phân chia rủi ro trong quá trình thực hiện dự án giữa Nhà đầu tư tư nhân và Doanh nghiệp dự án;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 108)