Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 94)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nướcđối với đầu tưphát triến

3.2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý

hướng thành lập cơ quan đầu mối trung ương

Tổ chức bộ máy là một cơ cấu hoàn chỉnh của hệ thống, trong đó được phân thành các bộ phận có nhiệm vụ khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phối hợp hoạt động, hợp tác và tạo thành một tổng lực hướng theo mục tiêu chung. Trên góc độ khoa học hành chính, các ngun tắc chung trong xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý là:

(i) Có sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý với tính phức tạp của chức năng, nhiệm vụ quản lý, tính đa dạng của mục tiêu quản lý, quy mô và độ phức tạp của đối tượng quản lý với các điều kiện quản lý;

(ii) Phạm vi quản lý hiệu quả, khả năng quản lý được; (iii) Sự tương xứng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm;

(iv) Sự linh hoạt và thích nghi, đáp ứng yêu cầu quản lý sự thay đổi. Cùng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết các nước được đánh giá áp dụng thành công đối tác công tư đều thành lập cơ quan hoặc đơn vị chuyên trách về đối tác cơng tư, vì bộ máy quản lý nhà nước là một trong những yếu tố thể hiện sự cam kết của nhà nước trong việc thúc đẩy ứng dụng hình thức PPP. Tác giả kiến nghị giải pháp về việc thành lập một cơ quan phụ trách mối quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân được thành lập như một điều phối, kiểm soát chất lượng, chịu trách nhiệm giải trình và các thơng tin liên quan đến các mối quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân trong một lĩnh vực hoặc trong nhiều lĩnh vực.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng trong việc áp dụng hình thức đối tác cơng tư. Việc thành lập một cơ quan quản lý PPP cấp Trung ương, được trao đủ thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ hợp lý và phân định rõ ràng vai trò của các phịng chun mơn, là minh chứng cụ thể cho cam kết chính trị đối với các chương trình PPP. Sự hiện diện của một cơ quan đầu mối, có thể giúp tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của chính phủ và cơng chúng.

- Việc thành lập cơ quan quản lý PPP cấp Trung ương sẽ giúp phát triển một nguồn chuyên môn PPP tập trung và thiết lập năng lực thể chế và sự thống nhất về mặt quy trình lên kế hoạch tổng thể cho hoạt động đầu tư này, giúp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn và mang tầm vĩ mô, liên kết các dự án ở các ngành khác nhau, tạo sự liên kết phát triển đồng bộ hạ tầng.

- Đối với khu vực tư nhân tham gia, cơ quan này đem lại sự minh bạch và nhất quán. Đối với các bên liên quan và công chúng, cơ quan này có thể cung cấp thơng tin và sự quản lý cho một quy trình.

- Một dự án đối tác công tư bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực khác nhau do cơ quan nhà nước quản lý (đất đai, đầu tư, xây dựng...), hợp tác công tư vốn là một cơ chế phức hợp cả về chính sách, pháp luật, tài chính

và quản trị do vậy nhà đầu tư tư nhân không thể giải quyết được hết những thủ tục pháp lý, xung đột, vướng mắc với cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện dự án. Vì thế Văn phịng đối tác cơng tư với vai trò như một đơn vị đầu mối quản lý từ phía nhà nước giải quyết những bất cập trong quá trình ứng dụng hình thức PPP giúp đẩy nhanh tiến trình thực hiện dự án.

- Một cơ quan phụ trách mối quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân được thành lập như một điều phối, kiểm sốt chất lượng, chịu trách nhiệm giải trình và các thơng tin liên quan đến các mối quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân trong một lĩnh vực hoặc trong nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 94)