1.3.1.1. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh
chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào hạ tầng giao thơng theo hình thức PPP, đến thập niên 80 áp dụng rộng rãi hình thứ này. Năm 1992, chương trình Sáng kiến Tài trợ tư nhân (PFI) được chính phủ cơng bố nhằm có được sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ công. Kết quả trong 9 năm (từ 1992- 2010), Anh đã thực hiện được 913 dự án theo hình thức PPP, với tổng số vốn khoảng 200 tỷ USD bao gồm nhiều lĩnh vực cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội. PPP chiếm 11% trong tổng đầu tư công ở Anh, trong đó lĩnh vực mơi trường và giao thơng vận tải được áp dụng nhiều nhất. Mơ hình DOBFO (Thiết kế- Xây dựng- Cấp kinh phí- Khai thác) được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực hạ tầng đường bộ. Mục tiêu của mơ hình này khơng chỉ dừng lại ở thu hút tài chính tư nhân, mà cịn: (1) nhằm đảm bảo đường được thiết kế, bảo trì và vận hành an toàn và đáp ứng yêu cầu giảm thiểu tác động xấu của mơi trường, tối ưu hóa lợi ích cho người sử dụng; (2) Chuyển giao ở mức độ phù hợp các rủi ro cho khu vực tư nhân, thúc đẩy sáng kiến về cả mặt kỹ thuật, vận hành và khai thác, thu xếp tài tài chính. Nhà nước phối hợp về cơ chế tài chính đối với dự án đường cao tốc như sau: Cục Đường cao tốc và Công ty đầu tư DBFO được phát hành trái phiếu trên cơ sở các khoản thu lộ phí trong tương lai làm cam kết, khoản nợ tài chính này được Chính phủ hồn trảdưới hình thức phí sử dụng, lượng tiền thu được phụ thuộc vào lưu lượng xe tham gia giao thông trên đường cao tốc quyết định. Cách thức này khác so với các con đường thu phí thơng thường kiểu BOT, vì thế người sử dụng khơng phải chịu gánh nặng trực tiếp về phí. Thị trường trái phiếu ở Anh rất phát triển, điều này tạo điều kiện huy động vốn đầu tư rất hiệu quả. Để thu hút nhiều ngân hàng tham gia các dự án thời gian dài, Anh đã thiết lập liên minh các ngân hàng nhằm tài trợ dự án. Bởi thơng thường các ngân hàng khơng có nhiều ưu đãi cho các dự án có thời gian triển khai trên 5 năm, các dự án PPP đường bộ thời gian triển khai dài hầu như từ trên 15 năm gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhận được tài trợ vốn.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Đầu những năm 1990, Hàn Quốc ban hành Luật Đầu tư tư nhân nhằm thu hút đầu tư từ khu vực này vào hạ tầng, trong đó có hạ tầng đường bộ. Đạo luật PPI (Private Participation in Infrastructure) được ban hành vào năm 1994, sửa đổi vào các năm 1998, năm 2005 và năm 2009. Chương trình PPP được giới thiệu rộng rãi cùng với Luật tham gia của tư nhân vào cơ sở hạ tầng từ năm 1998. Chương trình này nhằm thúc đẩy vốn tư nhân, xây dựng một chính sách chính phủ nhất quán trong các khu vực khác nhau, dù là khu vực nhà nước hay khu vực tư nhân. Theo đó có các điều khoản bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp thỏa thuận nhượng quyền bị chấm dứt, bảo lãnh thu nhập tối thiểu, chấp nhận nhiều loại hợp đồng nhượng quyền. Các thỏa thuận nhượng quyền nêu rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị dự án, xây dựng, vận hành đồng thời nêu rõ cơ chế thu phí. Ở đây, nguyên tắc người thụ hưởng trả cho hạ tầng là điểm xuất phát để thu phí. Nhưng mức phí không cao, nhà nước sử dụng ngân sách để bù vào doanh thu từ thu phí để thanh tốn cho nhà đầu tư tư nhân. Luật cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài như miễn 10% thuế giá trị gia tăng; tăng bảo lãnh của Chính phủ cho doanh thu hoạt động; thưởng cho những dự án hoàn thành sớm; cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận vượt mức khi họ tiết kiệm được chi phí xây dựng; bù đắp các khoản lỗ do những thay đổi về tỷ giá. Cùng với việc xây dựng và ban hành đạo luật PPP, Hàn Quốc thành lập Trung tâm PPP. Trung tâm quản lý đầu tư hạ tầng nhà nước và tư nhân, thực hiện các dự án PPP, đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các chức năng chính mà Trung tâm này thực hiện là hỗ trợ phối hợp kế hoạch tổng thể cho PPP, đánh giá đấu thầu, xây dựng hợp đồng, xúc tiến đầu tư tư nhân nước ngồi, thực hiện các chương trình đào tạo PPP. Với khung pháp lý, cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân như vậy, tốc độ các dự án PPP tăng lên nhanh chóng.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có sự nổi trội về đầu tư phát triển HTGTĐB. Nền kinh tế Trung Quốc có sự tăng trưởng cao nhất thế giới trong mấy chục năm qua và đi đơi với nó là sự gia tăng nhu cầu về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thơng trong đó có hạ tầng đường bộ. Chính phủ khơng có đủ ngân sách cho việc đầu tư hình vào hạ tầng giao thơng, vì thế để đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn, trên quy mô lớn, quốc gia này phải sử dụng một số cơ chế về huy động nguồn tài trợ ngồi ngân sách, trong dó có việc cho phép tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ hạ tầng giao thơng. Các hình thức huy động vốn của khu vực tư nhân chủ yếu là: (i) Nhà nước đầu tư một số cơng trình và nhượng quyền khai thác cho tư nhân; (ii) Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân theo hình thức PPP, trong đó có ba bên tham gia các dự án là các nhà đầu tư tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền. Hai bên doanh nghiệp góp vốn, nhà nước cung cấp đất đai; (iii) Phát triển các dự án BOT, hình thức này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực đường bộ. Ngày càng nhiều dự án giao thông đường bộ tại đây được thực hiện theo hình thức này. Kể từ năm 1984 kể từ khi bắt đầu xây dựng tuyến cao tốc đầu tiên đến 2009, Trung Quốc đã xây dựng được 41.700 km đường cao tốc, hiện đứng thứ hai sau Mỹ về tổng chiều dài đường cao tốc. Qua việc thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, Trung Quốc đã rút ra tổng kết về đường thu phí: “đường thu phí chính là chìa khóa để phát triển hạ tầng đường bộ của Trung Quốc”.
Huy động nguồn vốn từ các nguồn: ngân sách nhà nước, vốn vay của các nhà tài trợ nước ngoài, huy động từ khu vực tư nhân, lệ phí xăng dầu và sử dụng phí cầu đường. Đối với huy động nguồn lực tài chính trong nước, Trung Quốc đã sử dụng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ đầu tư xây dựng các cơng trình lớn về giao thơng đường bộ, ví dụ như đường cao tốc Chu Hải. Đơn vị phát hành trái phiếu là công ty Chu Hải và sau này cũng là công ty được quản
lý, khai thác, vận hành đường cao tốc và được phép thu phí. Hình thức phát hành trái phiếu địa phương để huy động vốn phát triển hạ tầng đường bộ cũng là một cách để huy động nguồn lực tài chính trong nền kinh tế Đối với huy động vốn cho giao thông đường bộ đô thị ở các thành phố lớn trước đây thường phát hành trái phiếu trong nước, vay vốn nước ngồi, gần đây đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP. PPP đang dần phát huy hiệu quả và trở thành phương thức phổ biến trong các dự án hạ tầng giao thông đường bộ.