Đối với Quốc hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 104)

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Quốc hội

Đôn đốc, thúc đẩy và giám sát Bộ Kế hoạch & Đầu tư sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Việc áp dụng mơ hình hợp tác cơng tư vào cải cách khu vực công ở Việt Nam để nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của khu vực này đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển và thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư trong cung cấp cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay còn tương đối mới, nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian hợp đồng kéo dài, rủi ro khơng nhỏ. Để khuyến khích, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân, xây dựng thể chế quản lý nhà nước đối với đầu tư theo hình thức PPP cần quan tâm những yêu cầu cơ bản:

Thứ nhất, xây dựng môi trường pháp lý, quy định và chính sách thuận lợi,

đủ tin cậy là yếu tố quan trọng cho một mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân bền vững. Với một hệ thống thể chế chính sách tốt, khả thi, hồn thiện, quy trình QLNN đối với hình thức PPP nói chung, hình thức PPP trong đầu tư phát triển HTGTĐB nói riêng có động lực để thực hiện tốt, có cơ sở minh bạch, rõ ràng về trách nhiệm của các bên tham gia đầu tư, giúp ích cho q trình thanh tra, kiểm tra. Nhà nước chuyển từ vai trò là người trực tiếp cung cấp dịch vụ cơng sang vai trị người đưa ra luật và giám sát việc thực hiện, do đó khn khổ điều tiết hay pháp luật liên quan đến PPP đòi hỏi phải tương đối ổn định, rõ ràng và có năng lực thực thi.

Thứ hai, thể chế quản lý nhà nước cần phải được nghiên cứu, ban hành

theo hướng tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch từ hình thức cung cấp dịch vụ cơng từ chính phủ cung cấp sang hình thức cung cấp dịch vụ cơng do tư nhân cung cấp, PPP khơng phải là tư nhân hóa, nhà nước không rũ bỏ trách nhiệm mà vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về cung cấp hạ tầng cơ sở và dịch vụ công. Ở mức độ ban đầu, cần phải có một mơi trường pháp lý có thể hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực dịch vụ công quan trọng, đặcbiệt đối với đầu tư phát triển HTGTĐB, lĩnh vực đầu tư đòi hỏi nguồn vốn lớn, rất cần sự hỗ trợ tích cực của đối tác Nhà nước.

Thứ ba, đầu tư theo hình thức PPP thu hút sự quan tâm của các nhà đầu

tư tư nhân vì mặc dù đầu tư vào các dự án PPP thường lâu thu hồi vốn và lợi nhuận có thể thấp hơn so với đầu tư ở nhiều hình thức khác nhưng mức độ rủi ro lại thấp hơn khi có mơt khung pháp lý ổn định vì đây là những hoạt động cung cấp dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội và có sự tham gia của nhà nước. Khu vực tư nhân cần được bảo đảm về nguồn đầu tư, có khả năng thu lợi nhuận và đóng góp cơng sức vào sự phát triển chung. Trong bối cảnh đó, vai trò của nhà nước là xây dựng một khung pháp lý minh

bạch, rõ ràng và công bằng, bên cạnh đó việc đảm bảo một tiến trình phù hợp thể hiện cam kết lâu dài đối với hợp tác PPP cũng làm tăng thêm tính hấp dẫn đối với khu vực tư nhân.

3.3.1.2. Rà soát hệ thống thể chế quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng

Về thể chế chính sách, đây được xem là chìa khóa để đẩy mạnh và thực hiện thành công việc huy động vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Sau khi ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, đối với các bên tham gia PPP một thời gian nhất định cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các Điều cho phù hợp với thực tiễn để đẩy nhanh tiến độ đưa Luật PPP vào hoạt động đầu tư phát triển HTGTĐB. Những vấn đề nếu không phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế cần sửa đối nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách tạo động lực hấp dẫn các bên tham gia thực hiện các dự án phát triển HTGTĐB theo hình thức PPP, (đặc biệt là khu vực tư). Thực hiện triển khai các dự án thí điểm PPP theo Luật PPP mới được ban hành sau đó cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hoàn thiện (nếu cần thiết thì bổ sung và sửa đổi, trên căn cứ thực tiễn thực hiện thí điểm Luật). Các điều khoản hợp đồng hết sức cụ thể, trong đó thiết lập các nghĩa vụ, mục tiêu hoạt động, cơ cấu biểu phí dịch vụ và mức phí dịch vụ, quy tắc thay đổi biểu phí, thủ tục giải quyết tranh chấp, sẽ giúp khu vực tư nhân dự đốn chính xác hơn mức lợi nhuận khi đầu tư và quyết định xem hợp đồng đó có giá trị hay khơng. Nguyên tắc cơ bản là mức độ nhu cầu đối với dịch vụ và các chi phí cho những Do các dự án hạ tầng chịu nhiều tác động của chính sách cũng như hồn cảnh xã hội nên các điều khoản trong hợp đồng cần linh hoạt, có biên độ điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như chính quyền. Hợp đồng hiệu quả sẽ dẫn đến tăng giá trị vốn đầu tư và điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mơ hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn.

Trong NĐ số 35/2021/NĐ-CP nên có áp dụng thí điểm thực hiện điều khoản chia sẻ rủi ro, các điều khoản về gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và can thiệp của chính phủ. Mặc dù theo Luật PPP Chính phủ đã được quyền được gia hạn, can thiệp hay chấm dứt hợp đồng trong những điều kiện nhất định. Tuy nhiên nếu lĩnh vực tư bị tổn thất vì sự can thiệp hay chấm dứt hợp đồng này thì họ phải được bồi thường thỏa đáng. Một khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp, khung quy định về các khu vực rõ ràng là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của dự án PPP. Cần đảm bảo yêu cầu về giá trị đồng tiền, minh bạch, công bằng, bền vững của dự án. Những điều khoản hạn chế sự tham gia của tư nhân ngoài ý muốn cần phải loại bỏ.

Xây dựng một bộ quy tắc triển khai đầu tư theo hình thức PPP chung, trong đó phân khúc các loại dự án khơng có sự tham gia vốn của nhà nước và loại dự án có sự tham gia vốn của nhà nước. Nếu không thống nhất thành một bộ cơ chế PPP chung, dù có xây dựng một bộ cơ chế PPP hồn hảo vẫn khơng thể chuyển hướng đầu tư theo cách BOT, BOT, BT truyền thống sang hình thức PPP.

Có sự hỗ trợ, đảm bảo rằng chính phủ thực hiện cáccam kết của mình đối với các bên tham gia hình thức PPP (đặc biệt khu vực tư nhân) yên tâm bỏ vốn. Hợp đồng ký kết giữa chính quyền và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch và tuân thủ theo quy định đã được thống nhất. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tưvà là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân, góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ sở hạ tầng của tồn xã hội.

3.3.1.3. Thể chế quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác cơng tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng

Hồn thiện thể chế để nâng cao hiệu quả của các chính sách, đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế những rào cản đối với việc hợp tác

đầu tư công khu vực công. Một trong những yêu cầu cơ bản quyết định thành công của các dự án hợp tác cơng tư là có được một mơi trường pháp lý phù hợp. Tuy nhiên vướng mắc chính hiện nay là chưa có những quy định cụ thể và thống nhất về hình thức hợp tác này khiến cho nhiều nhà đầu tư còn nhầm lẫn và e ngại khi muốn đầu tư. Một khi đối tác tư nhân khơng có được sự chắc chắn rằng họ có thể được bảo vệ quyền lợi khi có xung đột, sẽ khơng có một PPP nào được triển khai. Mơi trường thể chế rõ ràng cũng sẽ tạo ra những thủ tục phù hợp để bảo đảm tính minh bạch trong q trình hợp tác, từ đó giúp kiểm sốt và quy định trách nhiệm, hiệu quả đối với cả hai khu vực công và tư nhân. Hơn nữa, những thế mạnh của khu vực tư nhân cũng sẽ được phát huy tối đa vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nếu được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh và tháo gỡ các rào cản không cần thiết.

Trong thời gian sớm tới đây, cần phải ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định... Lâu dài, cần tổng kết kinh nghiệm triển khai thực tiễn kết hợp kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và ban hành Luật về đầu tư theo hình thức PPP. Cho đến nay, văn bản pháp lý cao nhất của hình thức đầu tư này mới dừng ở mức Nghị định, trong khi đó có những vấn đề chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật mà thực tế khi thực hiện khi triển khai (như quản lý phần vốn ngân sách góp trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP...).

Đề chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, nếu đủ điều kiện xây dựng và ban hành Luật về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư để tạo hành lang pháp lý cao trong triển khai thực hiện loại hình đầu tư cơng - tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 104)