Hoạt động thanh tra,kiểm tra, giám sátcủa cơ quan quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 78)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nướcđối với đầu tưphát triển hạtầng

2.2.4. Hoạt động thanh tra,kiểm tra, giám sátcủa cơ quan quản lý nhà

PPP tại Tỉnh Quảng Ninh

Do hợp đồng PPP trong đầu tư hạ tầng giao thơng đường bộ có liên quan mật thiết đến lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và của người dân nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải làm tốt vai trị kiểm tra, giám sát của mình.

- Thanh tra xây dựng, vì dự án đầu tư PPP xây dựng cơng trình GTĐB là một nội dung dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Nó mang những đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng cơng trình và những đặc điểm riêng của ngành giao thơng. Hình thức đầu tư PPP xây dựng cơng trình GTĐB đều phải tn thủ các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình và vì vậy cơng tác thanh tra chun ngành xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng cơng trình GTĐB như nhau.

- Thanh tra Sở Tài chính Tỉnh Quảng Ninh, vì dự án đầu tư PPP xây dựng cơng trình GTĐB có nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ trực tiếp xây dựng cơng trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tài định cư, góp vốn để hỗ trợ xây dựng cơng trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí người sử dụng, những khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận, thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hình thức hợp đồng BTL, BLT. Thanh tra Sở Tài Tỉnh Quảng Ninh chính chịu trách nhiệm thanh tra việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thực hiện dự án PPP.

- Thanh tra Sở Giao thông vận tải Tỉnh Quảng Ninh chủ trì chủ trì triển khai cơng tác thanh tra đối với các dự án PPP theo kế hoạch, kịp thời phát hiện các tồn tại để xử lý, khắc phục. Bên cạnh việc nhận định hình thức BOT, BT là rất tốt thì cần phải nhìn thẳng vào các bức xúc của xã hội, trong thời gian vừa qua, dư luận có một số ý kiến về giá thành, hiệu quả của dự án, vị trí trạm thu phí, chất lượng một số cơng trình. Đó là vấn đề khơng thể bỏ qua được, chi phí vận tải đang là một trong những vấn đề gay gắt nhất hiện nay của các doanh nghiệp và người dân. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-BGTVT ngày 31/7/2015 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT lĩnh vực đường bộ: Các đơn vị đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ban Quản lý dự án), chịu trách nhiệm rà soát thủ tục pháp lý, dự toán đảm bảo tăng cường vai trò QLNN

theo quy định phát luật, đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng, tiến độ, giá thành; Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo dõi, kiểm tra doanh thu thu phí của các dự án; Cục Quản lý xây dựng và chất lượng cơng trình giao thơng, chủ trì chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các dự án đảm bảo tăng cường vai trị cơng tác quản lý nhà nước về chất lượng, tiến độ, giá thành trong quá trình thực hiện đầu tư; kịp thời phát hiện và tham mưu xử lý những vấn đề có thể dẫn đến thất thốt, lãng phí hoặc vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Vụ Hạ tầng giao thơng đường bộ, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra giám sát quá trình bảo trì, khai thác của các cơng trình dự án; Vụ Tài chính theo dõi, kiểm tra việc góp, giải ngân vốn chủ sở hữu của nhà đâu tư, phối hợp họp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo dõi, kiểm tra doanh thu của các dự án;

- Theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, các cơng trình đầu tư theo hình thức PPP khi hồn thành đều phải được kiểm toán độc lập và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kiểm tốn Nhà nước đảm bảo trách nhiệm giải trình của các chủ thể thực hiện dự án BOT, đó là đảm bảo cơng khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời và đúng thẩm quyền, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, nhà đầu tư và cá nhân có liên quan.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn đã phát hiện nhiều cơng trình, dự án có sai phạm trong khâu lập thủ tục đầu tư, thiết kế, đấu thầu, sử dụng vốn đầu tư sai mục đích, nghiệm thu, thanh quyết khống, quyết tốn sai so với khối lượng thực tế đã thi công, đơn giá, định mức... gây thất thốt, lãng phí đáng kể. Hàng loạt sai sót được chỉ ra đối với các dự án BOT đường bộ thời gian qua, là nguyên nhân làm đội giá thành dự án và là nguyên nhân khiến phí sử dụng đường bộ cao, thời gian thu phí kéo dài gây bức xúc dư luận.

2.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh triển giao thơng đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh

a) Tính hiệu lực

- Thực tiễn khi các văn bản quy định pháp luật được ban hành, các cơ quan chuyên môn trực thuộc đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh để cập nhật, đàm phán với Nhà đầu tưđể điều chỉnh, lập thành các Phụ lục Hợp đồng dự án để phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. Đây cũng là một vấn đề rất khó vì có những quy định mới ban hành làm ảnh hướng đến quyền nhà đầu tư như việc thay thế Thông tư số 166/2011/TT-BTC bằng Thơng tư số 55/2016/TT-BTC trong đó với lãi vay trong thời gian xây dựng thay đổi cách xác định dẫn đến làm giảm chi phí lãi vay của Nhà đầu tư, tuy nhiên đối với các dự án của tỉnh Quảng Ninh đã đưa nội dung khi có sự thay thế này sẽ thống nhất theo quy định mới nên đã đàm phán để các Nhà đầu tư thống nhất thực hiện theo Thông tư số 55/2016/TT-BTC.

- Cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý đối với Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án triển khai không đảm bảo chất lượng, tiến độ và các quy định của Pháp luật

b) Tính hiệu quả

Với việc triển khai đầu tư các dự án giao thơng trọng điểm theo hình thức BOT nêu trên và các dự án sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới thì khi các Dự án hồn thành, Quảng Ninh sẽ cơ bản đồng bộ về hạ tầng trong đó có tuyến đường cao tốc, Cảng hàng không, quốc lộ 18... giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế xã tỉnh Quảng Ninh. Việc đầu tư hoàn thành các dự án giao thơng trọng điểm sẽ góp phần tạo ra nhiều phương thức giao thông trên địa bàn, giảm thời gian di chuyển để phát huy các thể mạnh tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh như:

+ Phát huy thế mạnh về du lịch với Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là kỳ quan thiên nhiên thời giới, du lịch tâm linh Yên Tư, Cái Bầu, Cửa Ông...

+ Phát huy thế mạnh về kinh tế cửa khẩu thông qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Hồnh Mơ, Động Trung là cửa gõ giao thương giữa ASIAN với Trung Quốc; + Thu hút đầu tư và phát huy thể mạnh của các Khu kinh tế trọng điểm trên địa bàn như: Khu kinh tế Vân Đồn (Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn trong thời gian tới); Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; Khu kinh tế Đầm Nhà Mạc, Quảng Yên...

+ Phát huy thế mạnh về Cảng biển thông quan kết hợp giữa các phương thức vận tải giao thông đường biển - đường bộ - đường hàng không - đường sắt;

+ Phát triển kinh tế xã hội các khu vực mà cơng trình giao thơng đi qua như Quảng n, Hồnh Bồ, Cẩm Phả, Vân Đồn và trong thời gian tới là khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời tạo ra và phát triển giá các quỹ đất hai bên các cơng trình giao thơng.

+ Thu hút được nhiều Nhà đầu tư, Khách du lịch đến đầu tư, làm việc, sinh hoạt và du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.

+ Nguồn ngân sách Nhà nước cũng không phải thực hiện cơng tác duy tu, bảo dưỡng cho các cơng trình trong suốt thời gian thực khai thác của Dự án theo Hợp đồng: với 03 dự án đang triển khai thì tổng số tiền duy tu, bảo dưỡng trong quá trình khai thác khoảng 12.000 tỷ đồng. Nếu thực hiện đầu tư 03 dự án nêu trên với tổng mức đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phải mất khoảng 10 -15 năm cân đối (trung bình khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng/năm cho đầu tư hạ tầng giao thơng). Vì vậy, việc đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án giao thơng đã thúc đẩy q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

+ Đối với các dự án hạ tầng giao thơng có tổng mức đầu tư lớn, cùng với việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động góp một phần vốn từ ngân sách địa phương cùng với nhà đầu tư để thực hiện dự án,

nâng cao hiệu quả hơn trong công tác đầu tư, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng, sớm hồn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

c) Tính phù hợp

- Phương thức đầu tưphát triển giao thơng đường bộ theo hình thức PPP là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của nước ta, đóng vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng, là giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Sau hơn 5 năm triển khai, đầu tư dự án BOT giao thông đã bước đầu thu được những kết quả khả quan, đáp ứng quy hoạch giao thông đường bộ đến 2020 và định hướng đến 2030, cầu đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn. Tại các địa phương có dự án đi qua, hạ tầng cơ sở dọc 2 bên tuyến cũng được nâng cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền.

- Đạt được hiệu quả của từng Dự án theo báo cáo chi tiết của từng dự án nêu trên;

- Từng bước hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch theo chủ trương của Đảng, chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương;

- Giảm áp lực về nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cho Ngân sách nhà nước do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa của Nhân dân và Doanh nghiệp; Vì vậy, việc đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án giao thơng đã thúc đẩy q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

d) Tính bền vững * Đối với nhà đầu tư:

- Dự án sau khi hoàn thành, các nhà đầu tư được kinh doanh, khai thác cơng trình để thu hồi vốn và lợi nhuận trong một khoảng thời gian xác định

theo quy định của Hợp đồng, pháp luật trước khi chuyển giao cho Nhà nước. Phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.

- Tạo được việc làm cho cán bộ nhân viên của Nhà đầu tư;

- Phát huy được tối đa hiệu quả quản trị doanh nghiệp để tăng lợi nhuận trong q trình đầu tư, khai thác cơng trình;

- An tâm trong việc đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh khi được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ một phần kinh phí cho đầu tư xây dựng dự án, thực hiện công tác GPMB.

* Đối với xã hội và người dân:

- Được sử dụng các cơng trình giao thơng có chất lượng tốt, làm tích kiệm thời gian đi lại, đảm bảo an tồn giao thơng;

- Đối với Dự án cầu Bạch Đằng: Sau khi khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ Hạ Long đến Hà Nội cịn 1h45’ với chiều dài khoảng 110km thay vì đi theo tuyến hiện tại qua đường 18 - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 5 sẽ mất thời gian khoảng 3h45’, chiều dài di chuyển khoảng 160 km; tính về chi phí thời gian và xăng dầu thì đi qua tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng sẽ hiểu quả hơn rất nhiều cho người dân và xã hội. Người dân vẫn được lựa chọn phương án đi theo tuyến đường cũ.

- Đối với Cảng hàng không Quảng Ninh: Người dân vẫn chỉ phải trả mức phí theo các mức phí chung cho các CHK trên tồn quốc là có thêm một phương thức vận chuyển giảm thời gian di chuyển đến CHK Nội Bài, Cát Bi như trước đây.

- Đầu tư các dự án BOT được thực hiện đã tạo thêm việc làm cho người lao động, tạo thu nhập cho người dân ổn định đời sống, ổn định xã̃ hội.

- Đối với các dự án BOT giao thơng sau khi hồn thành sẽ tạo điều kiện để phát triển du lịch, giao lưu, giao thương hàng hóa phát triển sản xuất, cải thiện đời sống dân sinh.

- Các dự án BOT giao thơng góp phần đắc lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương, thu hút đầu tư và cải thiện đời sống của người dân.

Những lợi ích dự án BOT giao thông mang lại là minh chứng cho sự đúng đắn của chủ trương xã̃ hội hóa nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)