2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nướcđối với pháttriển hạtầng
2.3.1. Những kết quả đạt được
Xuất phát từ thực tế nguồn lực quốc gia hạn hẹp, vốn ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông luôn thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015 nền kinh tế nước ta thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ, để có thể xây dựng hạ tầng đường bộ
đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội là vơ cùng khó khăn. Nhiều tuyến quốc lộ đã xuống cấp nghiêm trọng, những tuyến quốc lộ quan trọng, huyết mạch, tình trạng mặt đường xuống cấp ngày càng trầm trọng, tai nạn, quá tải, ùn tắc giao thông diễn ra thường xun. Trong tình hình đó, Bộ GTVT đã triển khai các dự án đầu tư nâng cấp mặt đường; cải tạo mở rộng một đoạn quốc lộ hiện hữu theo NĐ 108/2009/NĐ-CP. Việc cho phép thực hiện các dự án BOT trên các tuyến quốc lộ quan trọng, huyết mạch trong tình trạng mặt đường đã bị xuống cấp trầm trọng, tai nạn, quá tải đã thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư. Nguồn vốn tư nhân chảy vào các dự án BOT nhiều hơn từ năm 2011 trở về đây, các tuyến đường BOT đã được vận hành, khai thác phát huy nhiều tác dụng tích cực đối với phát triển kinh tế- xã hội.
* Kết quả đạt được của các dự án BOT xét theo góc độ lợi ích kinh tế- xã hội
Xét về tổng thể kết quả của đầu tư phát triển hệ thống HTGTĐB vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kích cầu đối với sản xuất trong nước, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm mơi trường, tạo điều kiện để nhân dân có sức khỏe tốt hơn, làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đối với từng dự án BOT, việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội được xem xét cụ thể đối với từng dự án ngay từ bước lập dự án đầu tư.
Nhìn chung, phần lớn những dự án BOT đường bộ mang lại lợi ích to lớn cho nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của đất nước. Sự đóng góp vốn của khu vực tư nhân vào các dự án BOT đã giúp Chính phủ giảm chi tiêu công, sử dụng được thế mạnh của khu vực này để mang lại dịch vụ tốt hơn cho xã hội. Hình thức đầu tư này cho phép nhiều bên cùng tham gia kiểm sốt chi phí và chất lượng hàng hóa cơng; bao gồm Nhà nước, nhà đầu tư, các tổ chức cung cấp tín dụng và người sử dụng dịch vụ. Đồng thời, với sự tham gia của tư nhân, một phần rủi ro sẽ được chuyển từ khu vực Nhà nước sang nhà đầu tư tư nhân.
Việc xã hội hóa trong lĩnh vực hạ tầng đường bộ được thực hiện tốt hơn nhiều so với các lĩnh vực hạ tầng khác trong ngành giao thông, đặc biệt là giai đoạn từ 2011 đến 2015. Đây cũng là lĩnh vực mà tác động của nó có sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội. Theo kết quả tính tốn của các tư vấn, lợi ích kinh tế - xã hội do các dự án BOT mang lại là rất lớn, cho phép tiết kiệm chi phí vận hành khai thác do giảm được chi phí tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện, tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, thời gian đi lại của hành khách. Lợi ích mang lại cho người sử dụng lớn hơn so với mức phí người sử dụng phải đóng.
* Kết quả đạt được của các dự án BOT xét theo góc độ lợi ích kinh tế tài chính.
Khu vực tư nhân tham gia đầu tư các dự án BOT đường bộ thời gian qua đã thu được lợi ích nhất định về kinh tế. Mức lợi nhuận được xác định cụ thể trong phương án tài chính trên nguyên tắc đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả của dự án và kết quả đàm phán giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư. Mức lợi nhuận đối với các dự án BOT triển khai trong thời gian vừa qua dao động khoảng 11,5% đối với phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đã huy động để thực hiện dự án và không được hưởng trong thời gian xây dựng. Ở đây, nguồn vốn vay không được hưởng lợi nhuận. Hầu hết các dự án BOT nâng cấp mở rộng, cải tạo dựa trên những con đường có sẵn đều mang lại lợi nhuận rất tốt cho nhà đầu tư. Có những trường hợp phần tiền chênh lệch nhà đầu tư thu được rất lớn do kê khai không đúng lưu lượng xe lưu thông trên đường.
Trường hợp như trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, khi TCĐBVN vào cuộc để đếm lưu lượng xe thì phát hiện nhà đầu tư đã khai thấp lưu lượng xe qua dự án và thu chênh lệch về cho doanh nghiệp gần cả tỷ đồng mỗi ngày.
Bên cạnh phần nhiều dự án BOT thu được tỷ suất lợi nhuận, vẫn cịn có những dự án BOT đang lỗ so với phương án tài chính do lưu lượng xe qua thấp
so với dự báo như đường cao tốc Hà Nội - Hải phịng. Nhìn chung thì mức lợi nhuận 11,5% cho đa số các dự án BOT là mức lợi nhuận kỳ vọng trong mặt bằng lợi nhuận chung của các doanh nghiệp của nước ta. Ngồi ra, nhà đầu tư cịn được hưởng các khoản lợi như: các nhà thầu phụ vào dự án phải bỏ vốn để thực hiện các gói thầu chứ khơng phải chủ đầu tư huy động toàn bộ vốn cho dự án; tất cả các chi phí dự án bao gồm lãi vay đều được tính vào tổng quyết tốn vốn đầu tư để tính ra thời gian thu phí, hồn vốn.