1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bồi dưỡngcông chức các cơ quan chuyên
1.3.2. Bài học tham khảo cho tỉnh Phú Thọ
Được đánh giá là 2 thành phố có chiến lược phát triển công chức đạt hiệu quả cao thông qua việc đề ra các chính sách, đề án về cơng tác cán bộ mang tính đột phá. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng rất quan tâm đến đào tạo nguồn, có chính sách bồi dưỡng cũng như thu hút và giữ chân cơng chức có năng lực, chất lượng cao làm việc cho nền hành chính. Đồng thời cũng quan tâm đến đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp các cơ sở bồi dưỡng để có thể nâng cao chất lượng của hoạt động này.
Từ kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học tham khảo cho tỉnh Phú Thọ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức sau:
Thứ nhất: Cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi
dưỡng công chức một cách rõ ràng, cụ thể như thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành bồi dưỡng theo hướng chiến lược, đón đầu hướng tới mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Cần xác định cụ thể mục đích của việc triển khai thực hiện là gì; từ đó mới xây dựng được nên những kế hoạch phù hợp để phục vụ cho mục tiêu đó. Cũng nên chú ý thêm về thực hiện đào tạo cán bộ nữ, cán bộ trẻ tuổi, cán bộ là người dân tộc thiểu số… để đưa ra các phương án thực hiện cho phù hợp
Thứ hai: Cần phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng
Đà Nẵng về việc cho Công chức, đặc biệt là Công chức các cơ quan chuyên môn nhận thức được về trách nhiệm học tập, học tập suốt đời, nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức.
Thứ ba: Cần học tập thành phố Hồ Chí Minh về sự phân cơng, phối hợp
nhịp nhàng trong thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức. Cần chỉ ra rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các bên liên quan trong quá trình thực hiện bồi dưỡng công chức để tránh chồng chéo. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo nên chú trọng đến phương pháp và hình thức bồi dưỡng cơng chức; áp dụng phương pháp dạy và học tích cực, bám sát với yêu cầu thực tế cho học viên để sau khóa bồi dưỡng cơng chức có thể vận dụng được ngay vào cơng việc.
Thứ tư: Cần quan tâm đến việc đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách
bồi dưỡng cơng chức. Cần học tập thành phố Đà Nẵng cụ thể hóa những quy định về nội quy trong q trình thực hiện chính sách; tổ chức cơng tác đánh giá, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi được bồi dưỡng cơng chức với các hình thức và phương pháp khác nhau để có thể đánh giá một cách hiệu quả tác động của hoạt động bồi dưỡng đến năng lực của công chức.
Dựa trên những thành công về công tác bồi dưỡng công chức tại một số địa phương trong nước, UBND tỉnh Phú Thọ có thể linh hoạt lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cho công tác bồi dưỡng công chức nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tiếu kết chương 1
Qua chương 1, học viên đã nêu ra được những khái niệm cơ bản của đề tài như cơng chức, bồi dưỡng, chính sách bồi dưỡng… Ngồi ra, học viên cũng có đề cập tới một số lý luận về chính sách bồi dưỡng cơng chức nói chung; quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về bồi dưỡng công chức; ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách; chủ thể tham gia thực hiện chính sách; nội dung các bước thực hiện chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách… Học viên cũng tham khảo kinh nghiệm về chính sách bồi dưỡng cơng chức tại một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho địa phương mà mình nghiên cứu.
Đồng thời, thơng qua việc hệ thống hóa lại những vấn đề nêu trên, làm tiền đề quan trọng để học viên có thể đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ